Đau dây thần kinh tam thoa có nguy hiểm không?
Dây thần kinh tam thoa hay còn gọi là dây thần kinh số V/ dây thần kinh sinh ba có chức năng chi phối cảm giác ở mặt. Đau dây thần kinh tam thoa là một bệnh mạn tính làm người bệnh dễ bị suy nhược do cơ thể phải chịu đựng những cơn đau kéo dài liên tục và dai dẳng. Vậy đau dây thần kinh tam thoa có nguy hiểm không - cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Đau dây thần kinh tam thoa có nguy hiểm không?
Dây thần kinh tam thoa hay còn gọi là dây thần kinh số V/ dây thần kinh sinh ba có chức năng chi phối cảm giác ở mặt. Đau dây thần kinh tam thoa là một bệnh mạn tính làm người bệnh dễ bị suy nhược do cơ thể phải chịu đựng những cơn đau kéo dài liên tục và dai dẳng. Vậy đau dây thần kinh tam thoa có nguy hiểm không - cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Đau dây thần kinh tam thoa là gì?
Dây thần kinh tam thoa hay còn gọi là dây thần kinh số V nằm và chi phối cảm giác ở vùng mặt, gồm 3 nhánh tận: V1, V2, V3. Nhánh V1 (dây mắt) nhận cảm giác nông vùng trán, niêm mạc nhãn cầu ổ mắt. Nhánh V2 (dây hàm trên) nhận cảm giác nông vùng gò má, niêm mạc hốc mũi, niêm mạc xoang hàm trên, cung răng trên, niêm mạc vòng miệng và bề mặt lưỡi ở 2/3 phía trước. Nhánh V3 (dây hàm dưới) nhận cảm giác nông vùng cằm, niêm mạc phía dưới khoang miệng, cung răng dưới.
Đau dây thần kinh tam thoa thường bắt đầu từ nhánh dây hàm trên V2 hoặc dây hàm dưới V3 gây ra các cơn đau bùng phát dữ dội và kết thúc đột ngột ở vùng mặt. Ngay từ đầu bệnh thường được chẩn đoán nhầm là do sâu răng hoặc những bệnh lý có liên quan đến răng miệng.
Bệnh dễ xuất hiện ở lứa tuổi trên 50 và tỷ lệ thường gặp là ở đối tượng nữ giới. Nguyên nhân của bênh thường không rõ. Một số yếu tố sau có thể liên quan tác động đến vùng dây thần kinh này:
- Chấn thương vùng mặt: nhổ răng, trồng răng. Chấn thương dây thần kinh do bị tai nạn, va đập. Trên mặt xuất hiện khối u gây chèn ép dây thần kinh...
- Bị chèn ép rễ dây thần kinh tam thoa bởi một mạch máu (thường là động mạch tiểu não trên).
- Nhiễm virus Herpes, nhiễm trùng do virus tại hạch Gasser hoặc các nhánh dây V ngoại biên.
Đau dây thần kinh tam thoa có nguy hiểm không?
Đau dây thần kinh tam thoa là một bệnh lý mãn tính và nguy hiểm. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình trạng sức khỏe của người bệnh và nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng khôn lường.
- Đau đớn: Triệu chứng phổ biến nhất là xuất hiện các cơn đau dữ dội giống như bị đâm hoặc giật điện ở các bộ phận trên mặt, thường có xu hướng tăng dần làm người bệnh mệt mỏi và khó chịu. Ban đầu chỉ đau một bên mặt, một thời gian sau bắt đầu có xu hướng lan ra nhiều bộ phận ở trên mặt. Nó kéo dài từ vài giây nhưng có lúc kéo dài đến vài tiếng đồng hồ. Các cơn đau có thể xuất hiện mà không báo trước hoặc có thể có thể gây ra do rửa mặt, cạo râu, đánh răng...
- Chất lượng cuộc sống giảm sút: Bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào nên những cơn đau và nỗi lo sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, ăn uống kém, mất ngủ, làm việc kém tập trung.
- Bệnh lý kèm theo: trong một số trường hợp, đau dây thần kinh tam thoa có thể xuất hiện cùng với một số bệnh lý như liệt cơ, giảm thị lực, chấn thương hoặc chèn ép do các khối u, mạch máu là vô cùng nguy hiểm.
Do đó nếu khi xuất hiện đột ngột những cơn đau dữ dội như bị điện giật ở vùng mặt kéo dài, dùng thuốc giảm đau vẫn không đỡ bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán sớm nhất có thể.
Điều trị đau dây thần kinh tam thoa
Mỗi người sẽ có một cơ địa khác nhau do đó sẽ dựa vào từng tình trạng bệnh cụ thể mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Về tây y
Điều trị nội khoa: Hầu hết khoảng 95% trường hợp đều bắt đầu được điều trị bằng 2 loại thuốc chống co giật là Carbamazepine và Phenytoin. Trong đó, thuốc Carbamazepine là thuốc hàng đầu dùng để điều trị kiểm soát đau dây thần kinh V.
Điều trị ngoại khoa: Sau khi điều trị nội khoa không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân chuyển sang điều trị ngoại khoa. Khả năng biến chứng và tỷ lệ tái phát sau khi điều trị bằng phương pháp này là khá thấp. Điều trị ngoại khoa bao gồm 2 phương pháp:
Nhóm phương pháp làm tổn thương dây V:
- Tiêm dọc theo đường đi của dây V.
- Cắt dây thần kinh ngoại biên.
- Cắt dây thần kinh V gần não cầu.
- Sử dụng nhiệt động dây V tại hạch Gasser qua da bằng sóng radio.
Nhóm phương pháp không làm tổn thương dây V hay còn gọi là phương pháp giải áp vi mạch. Là phương pháp được áp dụng phổ biến trên thế giới với hiệu quả cao nhất hiện nay có tỷ lệ tái phát thấp.
Về Y học cổ truyền
Những bài thuốc Đông y và Nam y thường được nhiều người áp dụng. Vì những vị thuốc này có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn lại mang nhiều hiệu quả cho người dùng. Dưới đây là 2 bài thuốc chữa bệnh đau dây thần kinh tam thoa mà chúng ta có thể tham khảo.
- Bài thuốc 1
Nguyên liệu: 50g xuyên khung, 50g tất bát, 50g bạch chỉ, 50g xuyên khung, 10g đởm tinh, 15g sơn chi.Cách dùng: Đem sắc toàn bộ nguyên liệu đã chuẩn bị đến khi cô cạn, mỗi ngày uống một thang. Để mang lại hiệu quả cao thì nên uống kéo dài trong vòng khoảng 10 ngày.
- Bài thuốc 2
Nguyên liệu: 12g lá ngải cứu, 12g tô mộc, 12g lá móng tay, 12g huyết giác, 8g nghệ củ.Cách dùng: đem toàn bộ nguyên liệu đã chuẩn bị đi sắc thuốc cùng với 700ml nước cho đến khi thuốc cô cạn lại chỉ còn 1 chén. Uống duy trì mỗi ngày 1 chén và dùng liên tục trong khoảng thời gian từ 7 đến 10 ngày.
Phòng tránh bệnh
Đây là bệnh lý mạn tính và có tỉ lệ tái phát cao, do đó việc phòng tránh bệnh cũng rất cần thiết.
- Tập thói quen sinh hoạt hợp lý, một lối sống có khoa học: Không nên lao động quá sức, thức quá khuya
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng sức đề kháng cho cơ thể
- Thường xuyên tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai
- Khám sức khỏe định kỳ để giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời
Đau dây thần kinh tam thoa có nguy hiểm không? Câu trả lời sẽ là “có”. Khi bản thân bị bệnh cần nhanh chóng đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán điều trị phù hợp. Việc được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh và từ đó sức khỏe người bệnh sẽ được nhanh chóng hồi phục.
Xem thêm:
- Tìm hiểu từ A đến Z về bệnh đau dây thần kinh tọa
- Viêm dây thần kinh ngoại biên uống thuốc gì?
- Liệt dây thần kinh số VII (liệt mặt) có nguy hiểm không?