Đau đầu gối phải ở trẻ nhỏ

Rất nhiều trường hợp trẻ bị đau đầu gối phải hoặc trái nhưng cha mẹ không xác định rõ được nguyên nhân và không biết xử trí như thế nào, bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin liên quan về điều này.

Đau đầu gối phải ở trẻ nhỏ Đau đầu gối phải ở trẻ nhỏ

Các bậc cha mẹ không nên bỏ qua hiện tượng đau đầu gối phải của con mình vì đơn giản nó ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của trẻ, thậm chí có những ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ. Rất nhiều trường hợp trẻ bị đau đầu gối phải hoặc trái nhưng cha mẹ không xác định rõ được nguyên nhân và không biết xử trí như thế nào, bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin liên quan về điều này.

Đau đầu gối phải ảnh hưởng gì đến trẻ nhỏ?

Đau đầu gối là một hiện tượng có thể gặp ở những trẻ có độ tuổi thiếu niên hoặc những trẻ nhỏ hơn từ 2 đến 3 tuổi.

Đa số trong chúng ta đều thuận phía chân phải vì vậy khi bị tổn thương sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là khi bị tổn thương đầu gối phải. Như chúng ta đều biết, vai trò của đầu gối là cho phép uốn cong, mở rộng cũng như xoay nhẹ bên trong và bên ngoài. Khớp gối cũng là khớp lớn nhất cơ thể và là một trong những bộ phận có cấu tạo phức tạp. Khi đau đầu gối phải ở trẻ nhỏ xảy ra sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của trẻ:

  • Hạn chế trong đi lại hàng ngày: tùy vào mức độ tổn thương mà việc hạn chế vận động của trẻ sẽ ít hoặc nhiều, từ việc đi lại được chạm nhẹ chân xuống đất đến nâng chân cao lên, nghiêm trọng hơn là bất động tại giường.
  • Ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều cao của trẻ: khớp gối là một trong những vị trí sản sinh ra sụn xương rất nhanh trong cơ thể, do vậy việc gặp tổn thương tại vị trí này sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển của xương, hạn chế phát triển chiều cao của trẻ.
vicare.vn-dau-dau-goi-phai-o-tre-nho-body-1
Tinh thần trẻ có thể sẽ sa sút khi gặp chứng đau đầu gối phải
  • Ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ: hạn chế vận động nghĩa với việc trẻ cũng hạn chế giao tiếp với mọi người xung quanh. Khi ở một mình trẻ sẽ suy nghĩ nhiều hơn, đặc biệt là những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ. Các bạn nên chú ý đến điều này và quan tâm đến cảm xúc của con mình nhiều hơn.
  • Ảnh hưởng đến các hoạt động trên trường của trẻ: nếu nhẹ trẻ sẽ chỉ gặp hạn chế trong việc tham gia các hoạt động thể chất, hoạt động vui chơi với bạn bè; nếu nặng hơn trẻ phải nằm viện trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập, khả năng tiếp thu bài sau quá trình điều trị.
  • Ảnh hưởng tới tương lai của trẻ: Nếu là biểu hiện của bệnh tật không thể lành lại thì chấn thương đầu gối sẽ có thể ảnh hưởng đến tương lai tươi sáng của trẻ, về mọi mặt của đời sống từ vận động, sinh hoạt đến học tập.

Nguyên nhân của đau đầu gối phải

Các nguyên nhân dẫn đến đau đầu gối phải có thể kể đến như sau:

  • Chấn thương: Trẻ em trong độ tuổi đang phát triển, hệ thống xương khớp cũng dần dần được hoàn thiện, nhiều xương mới được phát triển ra từ sụn nằm ở đầu xương vì thế nó còn yếu và không chắc khỏe. Ngay khi đầu gối bị tổn thương bởi những chấn thương ngoại cảnh, phần xương mới này sẽ phải chịu lực tác động và bị tổn thương, trật khớp, giãn dây chằng, sưng đau đầu gối,...
vicare.vn-dau-dau-goi-phai-o-tre-nho-body-2
Chấn thương là nguyên nhân chủ yếu gây đau đầu gối
  • Hoạt động, chạy nhảy quá sức: Trẻ em thường xuyên chạy nhảy, nghịch ngợm và chơi nhiều môn thể thao phải hoạt động nhiều như bóng đá, bóng rổ,... điều này khiến phần đùi của trẻ liên tục bị co kéo, gây ra áp lực lên phần xương bánh chè. Lâu dần tạo thành tổn thương ở khớp gối và gây ra các cơn đau đớn, nhức mỏi cho trẻ.
vicare.vn-dau-dau-goi-phai-o-tre-nho-body-3
Trẻ chạy nhảy quá sức cũng có thể dẫn tới hiện tượng đau khớp gối phải ở trẻ
  • Sự phát triển cơ bắp và xương khớp không đồng đều: Một thực tế thường xảy ra ở trẻ em đang trong độ tuổi phát triển, phần xương khớp phát triển khá chậm, không nhanh bằng sự phát triển của cơ bắp. Điều này dẫn đến sự phát triển không đồng đều, mất cân bằng và gây ra đau nhức đầu gối ở trẻ.
  • Một số bệnh lý khác: Đau đầu gối cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác trẻ có thể mắc phải như thấp khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn, u khớp,... Những cơn đau này thường âm ỉ, dai dẳng và khiến trẻ thường xuyên mệt mỏi, vì thế các bậc cha mẹ nên chú ý và đưa trẻ đi khám kịp thời.
  • Trong tất cả các nguyên nhân gây ra đau khớp gối trên, đa số các trường hợp là đau khớp gối phải, do đó là chi thuận của đa số trẻ nên sự vận động và va chạm cũng nhiều hơn so với chi trái.

Phương pháp chẩn đoán với đau đầu gối phải

Khi tới gặp bác sĩ với một cái đầu gối đang đau nhức, bác sĩ sẽ kiểm tra thăm khám những dấu hiệu sau chẩn đoán cho trẻ:

  • Kiểm tra đầu gối trẻ có bị sưng, nóng, đỏ, đau, dị dạng hoặc bầm tím hay không.
  • Kiểm tra xem trẻ có thể di chuyển chân dưới của mình theo các hướng khác nhau được đến đâu.
  • Đẩy mạnh hoặc kéo khớp để đánh giá tính toàn vẹn của cấu trúc trong đầu gối của trẻ.
vicare.vn-dau-dau-goi-phai-o-tre-nho-body-4
Bác sĩ sẽ thực hiện những kiểm tra cơ bản ban đầu cho trẻ để xác định nguyên nhân đau đầu gối

Trong một số trường hợp khác, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm cận lâm sàng như sau:

  • Chụp X - quang khớp gối: Chụp X - quang khớp gối có thể giúp phát hiện các vết nứt, gãy xương, loãng xương, thoái hóa khớp, trật xương bánh chè,...
  • Chụp cắt lớp vi tính ( CT scan): Máy quét CT kết hợp tia X lấy từ nhiều góc độ khác nhau, tạo ra các hình ảnh cắt ngang bên trong khớp của bạn. CT scan có thể giúp chẩn đoán các vấn đề về xương và phát hiện các tổn thương cấu trúc phần mềm.
  • Siêu âm xuyên khớp: Sử dụng sóng âm để tạo ra những hình ảnh về cấu trúc mô mềm bên trong và xung quanh đầu gối của bạn cũng như các khớp hoạt động. Khi siêu âm, bác sĩ có thể điều chỉnh đầu gối vào các vị trí khác nhau để kiểm tra các vấn đề một cách rõ ràng hơn.
  • Chụp cộng hưởng từ ( MRI): MRI sử dụng sóng vô tuyến điện và một nam châm mạnh để tạo hình ảnh 3 chiều bên trong đầu gối của trẻ. Thử nghiệm này đặc biệt hữu ích trong việc làm rõ các tổn thương đối với các mô mềm như dây chằng, màng bao hoạt dịch, sụn và cơ.
  • Xét nghiệm máu hoặc chọc dịch khớp: Nếu bác sĩ nghi ngờ nhiễm trùng, trẻ sẽ được xét nghiệm máu.
vicare.vn-dau-dau-goi-phai-o-tre-nho-body-5
Xét nghiệm máu tìm nguyên nhân gây đau đầu gối

Trong nhiều trường hợp trẻ sẽ được bác sĩ cho làm nhiều xét nghiệm kết hợp để xác định rõ nguyên nhân gây đau đầu gối.

Điều trị đau đầu gối cho trẻ như thế nào?

Điều trị bằng thuốc

Tùy theo chẩn đoán mà bác sĩ có thể kê các loại thuốc sau cho trẻ

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm: paracetamol, acetaminophen, ibuprofen... để làm giảm cơn đau của trẻ.
  • Các thuốc để điều trị các bệnh gây đau nhức: viêm khớp, viêm bao hoạt dịch,...
  • Các thuốc bổ sung canxi, vitamin D.
vicare.vn-dau-dau-goi-phai-o-tre-nho-body-6
Các loại thuốc giúp cải thiện cơn đau

Tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng:

Trong nhiều trường hợp trẻ bị chấn thương nặng và phải nằm viện dài ngày thì vật lý trị liệu là một phương pháp không thể nào không áp dụng. Các dụng cụ chỉnh hình như các vòm đỡ tại khớp gối, nẹp cố định, băng thun có thể được sử dụng làm giảm trọng lượng lên đầu gối của trẻ.

Những biện pháp giúp trẻ giảm đau nhanh và phòng chống bệnh tật

  • Cho trẻ nghỉ ngơi, tốt nhất là hạn chế các động tác bất lợi cho đầu gối như quỳ gối, chạy nhảy quá mức,...
  • Nên chườm đá lạnh để giảm đau nhanh chóng cho trẻ.
  • Tập cho trẻ các bài tập xung quanh phần đầu gối, điển hình là tập gấp duỗi cơ đùi.
  • Khi trẻ chơi thể thao thì cần đeo một miếng băng vào đầu gối nhằm bảo vệ đầu gối khỏi những tổn thương.
  • Có thể cho trẻ đeo thêm đai bảo vệ gân xương bánh chè, dụng cụ này có tác dụng giảm sự đè nén và co kéo lên phần gân bám vào xương chày.
vicare.vn-dau-dau-goi-phai-o-tre-nho-body-7
Chườm lạnh đầu gối cho trẻ

Vì sự an toàn cho sức khỏe của trẻ các bạn nên quan tâm đến kiến thức bổ ích này, đây là hiện tượng mà gần như không trẻ nào không trải qua trong quá trình hoàn thiện và phát triển.

Xem thêm:

  • Đau đầu gối nhưng không sưng có phải bị khớp không?
  • Bài thuốc trị bệnh đau đầu gối ở người già
  • 4 cách giảm đau khi bị sưng đầu gối hiệu quả