Đau dạ dày uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Đau dạ dày tuy là bệnh lý tiêu hóa phổ biến nhưng không phải ai cũng biết được cách xử trí khi đau. Rất nhiều người băn khoăn đau dạ dày uống thuốc gì cho nhanh khỏi. Vicare sẽ cung cấp thông tin để bạn đọc tham khảo và có cái nhìn rõ ràng hơn về thuốc điều trị đau dạ dày.

Đau dạ dày uống thuốc gì cho nhanh khỏi? Đau dạ dày uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Đau dạ dày tuy là bệnh lý tiêu hóa phổ biến nhưng không phải ai cũng biết được cách xử trí khi đau. Rất nhiều người băn khoăn đau dạ dày uống thuốc gì cho nhanh khỏi. Nhiều người thậm chí tự ý ra ngoài mua thuốc không cần kê đơn, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vicare sẽ cung cấp thông tin để bạn đọc tham khảo và có cái nhìn rõ ràng hơn về thuốc điều trị đau dạ dày.

1. Các loại thuốc điều trị bệnh đau dạ dày

Hiện nay, có nhiều loại thuốc được bào chế và sản xuất cho việc điều trị bệnh đau dạ dày. Vấn đề ở đây là mức độ bệnh đang ở giai đoạn nào, thể trạng và sự đáp ứng với thuốc của cơ thể bạn để có được toa thuốc hợp lý nhất.

phương pháp điều trị chính của đau dạ dày vẫn là sử dụng thuốc Tây để uống nhằm tiêu diệt tác nhân gây bệnh như vi khuẩn HP, cải thiện và ngăn chặn bệnh phát triển nặng hơn. Đồng thời, một số vị thuốc trong Đông y có sẵn trong tự nhiên cũng có vai trò hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày. Với một số người dị ứng thuốc Tây, điều kiện kinh tế không cho phép hoặc muốn nâng cao thể trạng, bồi bổ cơ thể thì Đông y là lựa chọn tốt nhất.

Dưới đây là một số loại thuốc dành cho người bị đau dạ dày, được chia theo 3 dạng: thuốc Tây y, thuốc hỗ trợ điều trị Đông y và bài thuốc dân gian.

Điều trị bằng thuốc Tây

vicare.vn-dau-da-day-uong-thuoc-gi-cho-nhanh-khoi-body-1
Thuốc kháng sinh giúp khắc phục tình trạng viêm, nhiễm trùng, loét dạ dày

Nhóm thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn HP

Như đã nói ở trên, vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) được xem là mầm mống chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày. Kháng sinh sẽ triệt tận gốc “tác nhân” gây bệnh.

Thông thường, thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn HP bao gồm:

● Metronidazole và Tinidazole: thuộc kháng sinh nhóm Nitroimidazole với dạng bào chế theo đường uống. Thuốc được đào thải qua nước tiểu và phân. Một số tác dụng phụ hay gặp khi uống thuốc: vị kim loại ở miệng, buồn nôn, chướng bụng, khó tiêu.

● Amoxicilin: thuộc kháng sinh nhóm beta lactam và aminopenicilin, có tác dụng ngăn ngừa sự sản sinh thêm các vi khuẩn và tình trạng nhiễm khuẩn HP trong dạ dày. Loại thuốc kháng sinh này có nhiều dạng bào chế và cách dùng khác nhau, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống. Thuốc gây tác dụng phụ với người uống như: ngoại ban, sốt, ngứa ran, sưng hạch, nôn ói, tiêu chảy, ...

● Tetracycline: đây là loại thuốc kháng sinh có phổ tác dụng rộng. Thuốc có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp protein của tế bào vi khuẩn, khiến vi khuẩn không thể sinh sôi, phát triển. Thuốc Tetracycline hấp thu qua đường tiêu hóa và uống vào khi bụng đói là tốt nhất, sau đó đào thải qua gan. Thuốc chống chỉ định với người bị lupus ban đỏ, phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 8 tuổi, người già, suy gan, thận cần bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng.

● Clarithromycine: là một kháng sinh thuộc nhóm macrolid. Thuốc có tác dụng ngăn không nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Clarithromycine được bào chế dạng viên nén, thuốc uống và viên nén phóng thích kéo dài. Việc uống thuốc có thể dẫn đến một số triệu chứng: đau đầu, phát ban trên da, ngứa nhiều, sưng hạch, ...

● Nhóm Quinolon: đây là kháng sinh tổng hợp, gây ra ức chế đối với quá trình tổng hợp AND của vi khuẩn. Thuốc dễ hấp thụ và chuyển hóa qua thận.

● Bismuth: thuốc kháng sinh có khả năng diệt trừ vi khuẩn H. pylori với hiệu quả cao. Thuốc Bismuth được uống trước khi ăn để phát huy tác dụng bảo vệ tế bào, bao phủ lên ổ loét dạ dày. Khi uống thuốc, cơ chế hoạt động dược học của Bismuth gây ra tình trạng lưỡi và phân màu đen nên bạn không nên lo lắng.

Nhóm thuốc kháng acid dạ dày

Thuốc có tác dụng trung hòa, cân bằng nồng độ hydrochloric acid trong dạ dày. Chế phẩm thuốc chứa nhôm và magiê là loại được dùng phổ biến nhất. Thuốc kháng acid chia làm 2 loại: kháng acid anionic và kháng acid cationic. Thuốc uống giúp người bị đau dạ dày giảm các cơn đau và sự khó chịu về rối loạn tiêu hóa. Một số loại thuốc kháng acid hay dùng là: magnesium hydroxide, aluminium hyfroxide, sodium carbonate, calcium carbonate.

Nhóm thuốc chống tiết dịch vị dạ dày

Thuốc có tác dụng giảm triệu chứng của bệnh lý dạ dày nhờ sự ức chế bơm proton gây tiết dịch vị. Các loại thuốc thường dùng nhất là Omeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole, ...

Khi đau dạ dày dẫn đến viêm loét, nhóm thuốc tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, che chắn các vết loét sẽ được sử dụng. Thuốc sẽ ngăn cản tác nhân dẫn đến viêm loét và giúp dạ dày phục hồi.

Hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày bằng bài thuốc dân gian

Ngoài ra, một số loại dược liệu có sẵn trong tự nhiên cũng có tác dụng hỗ trợ việc điều trị bệnh đau dạ dày an toàn, ít tác dụng phụ. Đây đều là các loại nguyên vật liệu dễ tìm xung quanh ta.

● Tinh bột nghệ: nghệ có tính kháng khuẩn cao nhờ chứa curcumin, giúp tình trạng viêm loét dạ dày cải thiện đáng kể. Tinh bột nghệ được vo thành từng viên nhỏ vừa uống.

● Mật ong: giống như tinh bột nghệ, mật ong cũng có tính kháng viêm, kháng vi khuẩn nên được sử dụng đối với người đau dạ dày. Có thể pha mật ong nguyên chất cùng nước ấm để uống giảm đau. Ngoài ra, nhiều người còn kết hợp mật ong và tinh bột nghệ như bài thuốc tốt trong chữa bệnh dạ dày.

● Lá tía tô: không chỉ được dùng như gia vị rau thơm trong ẩm thực mà lá tía tô còn được ứng dụng cho bệnh nhân đau dạ dày. Nhờ lành tính, ấm và vị cay, chứa tanin và glucosid nên lá tía tô giúp hạn chế tiết acid và làm liền nhanh các vết loét trong dạ dày. Người bệnh có thể hãm lá tía tô với nước nóng để uống hàng ngày.

● Lá mơ lông: sau khi giã nát lá mơ lông, lọc lấy nước, dùng để uống sẽ giảm đau, giảm sưng, viêm ở niêm mạc dạ dày rất rõ rệt.

Tuy nhiên, cũng tuỳ tình trạng viêm mà người sử dụng cần cân đối về thời gian uống các loại thuốc trên. Nếu uống trong một thời gian mà bệnh không thuyên giảm thì cần đi khám để được uống thuốc.

Chữa đau dạ dày bằng thuốc Đông y

vicare.vn-dau-da-day-uong-thuoc-gi-cho-nhanh-khoi-body-2
Các bài thuốc trong đông y hỗ trợ điều trị đau dạ dày rất hiệu quả
  • Cam thảo: có khả năng ức chế tiết acid dịch vị và histamin, giúp vết loét nhanh hồi phục, tăng cường tiết dịch nhầy và sản sinh thêm các tế bào mới trong niêm mạc dạ dày. Bệnh nhân có thể mua cam thảo dạng bột hoặc cao lỏng và uống mỗi ngày 3 lần trước bữa ăn.
  • Bài thuốc thể tỳ vị hư hàn, thể thương thực, thể can khí phạm vị, ... đều có tác dụng giảm các triệu chứng gây khó chịu của bệnh đau dạ dày.
  • Ngoài ra còn một số thuốc khác như bạch mao căn, nhân trần, kim ngân, cối xay, hoàng bá, chỉ thiên, ... đều có chức năng hạn chế những tổn thương ở dạ dày và ngăn ngừa bệnh tái phát.

3. Cách dùng thuốc như thế nào để đạt hiệu quả và những điều cần lưu ý đối với người bị đau dạ dày

Cách dùng thuốc đạt hiệu quả cao

Muốn thuốc điều trị dạ dày phát huy tác dụng cao nhất, bạn cần dùng thuốc đúng mục đích, đúng liều lượng và tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Không phải loại thuốc nào cũng uống sau khi ăn nên bạn cần ghi nhớ lời dặn của thầy thuốc.

Tránh lạm dụng thuốc dẫn đến kháng thuốc. Việc tự ý thay đổi thuốc, thời gian uống thuốc khiến việc điều trị trở nên khó khăn, tốn kém và kéo dài thời gian hơn.

Một số loại thuốc không nên uống cùng sữa vì sẽ gây ra hiện tượng kết tủa hoàn toàn, làm mất tác dụng của thuốc. Không uống rượu bia, chất kích thích khi uống thuốc kháng sinh vì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng (không bị ẩm mốc và ánh nắng chiếu vào). Không nên để thuốc trong phòng tắm hoặc tủ lạnh. Không dùng thuốc đã hết hạn sử dụng.

Nên bổ sung thêm nước cho cơ thể để quá trình đào thải tốt hơn.

vicare.vn-dau-da-day-uong-thuoc-gi-cho-nhanh-khoi-body-3
Uống thuốc đúng cách cũng là phương pháp cải thiện bệnh đau dạ dày

Những điều nên lưu ý với người đau dạ dày

Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị, người đau dạ dày cũng cần thay đổi chế độ sinh hoạt, làm việc để bệnh nhanh chóng cải thiện hơn. Cần sắp xếp thời gian ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao một cách khoa học và hợp lý.

Chế độ ăn uống đối với người đau dạ dày khá quan trọng. Hãy ăn thức ăn đã được nấu chín, mềm. Ăn chậm, nhai kỹ để dạ dày tiêu hóa kịp. Chia nhỏ bữa ăn sẽ rất tốt cho bệnh nhân đau dạ dày. Không ăn các loại thực phẩm khô và cứng, quá lạnh hoặc quá cay, mặn. Không chạy nhảy vận động ngay sau khi ăn.

Tránh hai thái cực: đói bụng quá mới ăn hoặc ăn no quá đều không tốt cho người đau dạ dày. Đặc biệt không được bỏ bữa.

Xem thêm:

  • Đau dạ dày nên uống gì?
  • Chữa đau dạ dày nhanh gọn với 8 cách đơn giản tại nhà