Đau dạ dày từ A đến Z: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh và điều trị

Bệnh đau dạ dày hay đau bao tử là bệnh về đường tiêu hóa phổ biến ở nước ta và nhiều quốc gia trên thế giới. Trung bình cứ 100 người thì lại có 10 người mắc bệnh này. Tại Việt Nam có 26% dân số mắc bệnh đau dạ dày. Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng không hiểu rõ nguyên nhân cùng các dấu hiệu nhận biết để thăm khám và điều trị kịp thời.

Đau dạ dày từ A đến Z: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh và điều trị Đau dạ dày từ A đến Z: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh và điều trị

Bệnh đau dạ dày hay đau bao tử là bệnh về đường tiêu hóa phổ biến ở nước ta và nhiều quốc gia trên thế giới. Trung bình cứ 100 người thì lại có 10 người mắc bệnh này. Tại Việt Nam có 26% dân số mắc bệnh đau dạ dày. Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng không hiểu rõ nguyên nhân cùng các dấu hiệu nhận biết để thăm khám và điều trị kịp thời có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn tất cả các thông tin cần thiết về bệnh đau dạ dày, để có phương pháp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe chính bản thân và cả gia đình.

1. Đau dạ dày là bệnh gì?

Đau dạ dày hay viêm dạ dày là tình trạng dạ dày bị sưng viêm hoặc tổn thương gây ra những cơn đau khó chịu kèm nhiều triệu chứng rối loạn về đường tiêu hóa. Bệnh có thể xảy ra bất ngờ (viêm dạ dày cấp tính) hoặc kéo dài (viêm dạ dày mạn tính). Tùy vào vị trí và mức độ tổn thương ở dạ dày sẽ có tên gọi khác nhau như viêm loét dạ dày, viêm loét dạ dày - tá tràng, viêm tá tràng, viêm xung huyết dạ dày...

vicare.vn-dau-da-day-tu-den-z-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-phong-tranh-va-dieu-tri-body-1

2. Nguyên nhân phổ biến gây bệnh đau dạ dày

  • Nhiễm vi khuẩn HP(Helicobacter pylori): được coi là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng hàng đầu. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn này có thể lây nhiễm từ người sang người qua việc dùng chung dụng cụ ăn uống hay sinh hoạt...
  • Stress: căng thẳng, lo âu kéo dài dẫn đến việc sản xuất acid bất thường trong dạ dày gây ra tình trạng viêm loét.
  • Thói quen ăn uống: sử dụng nhiều thức uống có cồn, hút thuốc lá, các gia vị cay nóng chua, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất bảo quản... gây kích thích và bào mòn lớp nhầy bảo vệ dạ dày và gây viêm loét.
  • Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: thường xuyên thức khuya, ăn đêm, ăn quá no hoặc nhịn đói quá lâu...
  • Lạm dụng thuốc tây: thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) gây kích thích lớp lót dạ dày và ruột non, ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin trong cơ thể, làm mất yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Hội chứng Zollinger-Ellison: sự hình thành các khối u gây tăng bài tiết hormone gastrin, dẫn đến việc tiết nhiều axit trong dạ dày và gây viêm loét.

3. Triệu chứng điển hình của bệnh đau dạ dày

  • Đau tức khó chịu vùng thượng vị: là triệu chứng phổ biến của bệnh đau dạ dày, các cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng bụng trên, đôi khi lan ra sau lưng.
  • Đầy bụng, khó tiêu: cảm giác đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu xuất hiện sau khi ăn vài giờ.
  • Ợ chua, nóng rát thượng vị, nôn và buồn nôn: axit trong dạ dày tăng bất thường do thức ăn không được tiêu hóa hết gây ra chứng trào ngược dạ dày.
  • Giảm cân đột ngột: dạ dày bị viêm loét ngăn khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn khiến người bệnh sụt cân.
  • Chán ăn: thường xuyên bị đau sau khi ăn và khó tiêu dẫn đến việc mất cảm giác ngon miệng, chán ăn.
  • Xuất huyết dạ dày, đi ngoài phân đen: thức ăn thô, cứng khi vào dạ dày tiếp xúc với một số vết loét trên bề mặt niêm mạc dạ dày gây chảy máu tại vết loét từ đó bệnh nhân bị ói ra máu hoặc đi ngoài phân lẫn máu.
  • Mất ngủ: do bụng bị đầy hơi, khó tiêu về đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh.
vicare.vn-dau-da-day-tu-den-z-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-phong-tranh-va-dieu-tri-body-2

4. Biến chứng của bệnh đau dạ dày

  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Hẹp môn vị
  • Thủng dạ dày
  • Ung thư dạ dày

5. Các phương pháp chẩn đoán bệnh đau dạ dày

  • Xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn trong dạ dày.
  • Kiểm tra vết loét dạ dày, kiểm tra phân để đánh giá tình trạng viêm loét và phát hiện chảy máu dạ dày trên vết loét (nếu có).
  • Xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân.
  • Nội soi đường tiêu hóa quan sát tình trạng dạ dày và đánh giá tình trạng tổn thương của vết loét.

Trong các phương pháp chẩn đoán bệnh đau dạ dày, nội soi là phương pháp được chỉ định nhiều nhất giúp đánh giá tình hình và các thương tổn ở bệnh nhân. Nội soi cũng giúp phát hiện sớm các biến chứng như polyp dạ dày, ung thư dạ dày...

6. Phương pháp chữa trị bệnh đau dạ dày

Dùng thuốc tây điều trị viêm loét dạ dày

Dựa vào nguyên nhân và triệu chứng cụ thể, bệnh nhân đau dạ dày sẽ được chỉ định các nhóm thuốc điều trị sau:

  • Nhóm thuốc kháng acid dạ dày: có tác dụng trung hòa acid trong dịch vị dạ dày tá tràng như : Maalox, Stomafar, Magne hydroxyd....
  • Nhóm thuốc giảm tiết acid dạ dày: Cimetidin, Ranitidine, Famotidine...
  • Nhóm thuốc ức chế bơm proton H+: Lanzoprazole, Omeprazole, Pantoprazole....
  • Nhóm thuốc tạo màng bọc, băng che vết loét: giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng tránh bị tổn thương như Subcitrate Bismuth, Nhôm silicate, Magne silicate...
  • Nhóm thuốc diệt vi khuẩn HP: Amoxicilline, Imidazole, Clarithromycin...

Dùng dược liệu chữa đau dạ dà

Nhiều bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả như:

  • Nghệ vàng – Mật ong: tinh bột nghệ kết hợp cùng mật ong chống loét dạ dày tá tràng, giảm tiết dịch vị, chống viêm.
  • Nha đam: nước ép nha đam giúp nhuận tràng, giảm đầy hơi, ăn không tiêu.
  • Nghệ đen: tinh bột nghệ pha nước ấm giúp kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, ngăn tiết dịch vị...

Duy trì chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh

Thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt được coi là phương pháp hữu hiệu chữa trị bệnh đau dạ dày ngay tại nhà.

  • Bổ sung rau xanh và trái cây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất.
  • Ăn đúng giờ, thức ăn mềm dễ tiêu hóa, chia nhiều bữa ăn trong ngày.
  • Đảm bảo vệ sinh ăn uống, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Từ bỏ những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu bia, thức khuya...
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu.
  • Tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, dưỡng sinh...
vicare.vn-dau-da-day-tu-den-z-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-phong-tranh-va-dieu-tri-body-3

7. Khám chữa bệnh đau dạ dày ở đâu

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện đạt chuẩn quốc tế được đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại cùng với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nội soi và điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa như: loét dạ dày tá tràng, giãn tĩnh mạch thực quản, dị vật đường tiêu hóa....

Đến với bệnh viện Vinmec khách hàng sẽ được hướng dẫn, theo dõi và chăm sóc tận tâm, chu đáo. Khách hàng được nội soi trong điều kiện vô khuẩn tuyệt đối cùng hệ thống máy nội soi hiện đại Olympus CV 180 cho phép phát hiện các tổn thương rất nhỏ và xác định chính xác vị trí các tổn thương để sinh thiết tìm ra tế bào ung thư, điều trị polyp, tầm soát vi khuẩn HP, tiền ung thư dạ dày, đại trực tràng...

Danh sách hệ thống bệnh viện Vinmec đang hoạt động:

Bệnh viện Vinmec Times City (Hà Nội)

  • Hotline: 02439743556
  • Địa chỉ: 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bệnh viện Vinmec Central Park (TP HCM)

  • Hotline: 028 3622 1166
  • Địa chỉ: 208 Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP HCM

Bệnh viện Vinmec Nha Trang (Khánh Hòa)

  • Hotline: 0258 3900 168
  • Địa chỉ: 42A Trần Phú, P. Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang, Khánh Hòa

Bệnh viện Vinmec Hạ Long (Quảng Ninh)

  • Hotline: 0203 3828 188
  • Địa chỉ: Số 10A Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh

Bệnh viện Vinmec Hải Phòng (Hải Phòng)

  • Hotline: 0225 7309 888
  • Địa chỉ: Đường Võ Nguyên Giáp, quận Lê Chân, TP Hải Phòng

Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng (Đà Nẵng)

  • Hotline: 0236 3711 111
  • Địa chỉ: Đường 30 tháng 4, Khu dân cư số 4 Nguyễn Tri Phương, Phường Hòa Cường Bắc, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

Bệnh viện Vinmec Phú Quốc (Kiên Giang)

  • Hotline: 029 7398 5588
  • Địa chỉ: Bãi Dài, xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc, Kiên Giang
vicare.vn-dau-da-day-tu-den-z-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-phong-tranh-va-dieu-tri-body-4

Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ liên hệ: số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024 3869 3731

Trung tâm Tiêu hóa - Bệnh viện E

Địa chỉ liên hệ: số 89 đường Trần Cung, Nghĩa Tân, Q.Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 024 3754 3650

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Địa chỉ liên hệ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024 3574 7788

Khoa tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Địa chỉ liên hệ: Số 215 Đường Hồng Bàng, Phường 11, Q.5, TP. HCM

Điện thoại: 028 3855 4269

Bệnh viện Y Học Cổ Truyền

Địa chỉ liên hệ: 179 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Q.3, TP. HCM

Số điện thoại: 028 3932 6579

Bệnh viện Quân Y 175

Địa chỉ liên hệ: 782 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Gò Vấp, TP. HCM

Bệnh viện Chợ Rẫy

Địa chỉ liên hệ: số 208 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Q.5, TP. HCM

Số điện thoại: 028 3855 4137

Đau dạ dày là bệnh lý có thể tái phát dai dẳng, gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe của chúng ta. Hiểu rõ về các triệu chứng của bệnh, các phương pháp chẩn đoán và điều trị là cách tốt nhất giúp bạn chủ động đối phó với căn bệnh này. Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống ngay hôm nay để giúp bạn phòng và điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả hơn.

Xem thêm:

  • Đau dạ dày có chữa khỏi hẳn được không?
  • Những người sau đây dễ mắc bệnh đau dạ dày
  • Những loại thuốc tuyệt đối không uống khi bị đau dạ dày