Đau dạ dày: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả

Đau dạ dày (đau bao tử) là tình trạng dạ dày bị tổn thương bởi một tác nhân nào đó khiến cho dạ dày bị viêm, loét. Đây được xem là căn bệnh của cuộc sống hiện đại khi tỷ lệ mắc bệnh lý liên quan đến dạ dày ngày càng cao.

Đau dạ dày: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả Đau dạ dày: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả

Đau dạ dày (đau bao tử) là tình trạng dạ dày bị tổn thương bởi một tác nhân nào đó khiến cho dạ dày bị viêm, loét. Đây được xem là căn bệnh của cuộc sống hiện đại khi càng ngày tỷ lệ mắc bệnh lý liên quan đến dạ dày càng cao. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận hàng chục ngàn ca mắc bệnh mới và những trường hợp có biến chứng nguy hiểm từ viêm loét dạ dày. Nhưng điều đáng quan ngại là nhiều người vẫn khá thờ ơ với bệnh đau dạ dày.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày

● Chướng bụng, đầy hơi: dấu hiệu cảnh báo rõ rệt nhất bạn có nguy cơ mắc bệnh lý về tiêu hóa. Thức ăn trong dạ dày khó chuyển hóa dẫn đến cảm giác bị nặng bụng, sinh hơi. Tình trạng khó chịu này không có dấu hiệu thuyên giảm mà kéo dài sẽ khiến bạn mệt mỏi, giảm cân.

● Buồn nôn: đa số người có nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày đều có biểu hiện có cảm giác nôn, buồn nôn. Khi bạn không rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán.

● Ợ hơi nhiều, ợ chua: xuất hiện nhiều sau khi ăn. Nhiều người bỏ qua điều này nhưng nó chính là triệu chứng quan trọng của bệnh lý về dạ dày.

● Đau vùng trên rốn hoặc dưới mũi xương ức, đau bụng: có thể xem đây là dấu hiệu điển hình của bệnh viêm loét dạ dày. Khi đói, quá no hoặc ăn không đúng giờ bạn sẽ bị đau thượng vị.

● Ăn uống kém, không ngon miệng dẫn đến giảm cân không rõ nguyên nhân: hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng trực tiếp từ viêm loét dạ dày nên các dịch vị kích thích cảm giác thèm ăn cũng ít đi. Sự hấp thu chất khi bị đau dạ dày cũng suy giảm nên người sẽ bị sụt cân.

● Đại tiện ra máu: khi dạ dày bị viêm, loét sẽ dễ dẫn đến hiện tượng nặng hơn là xuất huyết dạ dày, thói quen đại tiện thay đổi, đại tiện ra máu. Do đó, bạn cần theo dõi sát biểu hiện của cơ thể để kịp thời chữa trị.

Nguyên nhân của bệnh đau dạ dày

  • Do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): chúng thường sống trong lớp nhầy của niêm mạc dạ dày. Theo nhận định của Hội Tiêu hóa, có đến 70% người Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP là tác nhân chính gây ra bệnh đau dạ dày. HP thường lây qua việc ăn chung, uống chung, tuyến nước bọt, dịch tiêu hóa, phân, ... Vi khuẩn HP kích thích dạ dày sản sinh ra lượng axit cao hơn mức bình thường. Điều này khiến lớp màng nhầy bảo vệ bị tấn công và suy yếu. Niêm mạc bị ăn mòn dẫn đến bị viêm loét dạ dày.
  • Do ăn uống: ăn uống là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp dẫn đến bệnh đau dạ dày. Ăn không đúng giờ, bỏ bữa, đặc biệt không ăn sáng, ăn nhanh, vừa ăn vừa làm việc, ăn trước khi đi ngủ hoặc vận động ngay khi vừa ăn xong, ... là những tác nhân khiến cho bạn dễ bị đau dạ dày. Ngoài ra, ăn nhiều đồ cay, đồ chua, uống nước có ga, chất kích thích nhiều cũng là nguyên nhân của bệnh đau dạ dày.
  • Do sử dụng bia rượu: tác hại của bia rượu là khôn lường. Thức uống có cồn gây ức chế sự hình thành màng nhầy – lớp bảo vệ dạ dày không bị tấn công bởi axit. Tùy thuộc vào số lượng đã uống và thời gian uống mà mức độ tổn thương của dạ dày khác nhau.
  • Hút thuốc lá: hàm lượng nicotin cao trong thuốc lá khi vào trong cơ thể sẽ là kích thích tố sản sinh ra cortisol, endothelin. Đây là những tác nhân làm suy yếu chức năng của hệ tiêu hóa, khiến niêm mạc mất đi cơ chế bảo vệ, nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày cao. Đồng thời, khi hút thuốc lá, chất nhầy trong dạ dày tiết ra ít, dạ dày không có chất bôi trơn để co bóp dẫn đến khả năng dễ bị viêm loét dạ dày.
vicare.vn-dau-da-day-trieu-chung-nguyen-nhan-cach-dieu-tri-hieu-qua-body-1
Biểu hiện của bệnh lý liên quan đến đau dạ dày

Do sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau nhiều: thuốc Tây dùng để chữa bệnh nhưng việc sử dụng thường xuyên, liều lượng cao, lạm dụng thuốc hoặc không tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ đều dẫn đến tác dụng phụ là gây đau dạ dày. Những loại thuốc chứa corticoid, thuốc dùng trong hạ sốt, giảm đau, kháng viêm như piroxicam, aspirin, indomethacin, diclofenac... phổ biến với nguy cơ dẫn đến viêm, loét dạ dày, tá tràng. Nguyên nhân là do các loại thuốc này triệt tiêu các vi khuẩn có lợi trong dạ dày. Ngoài ra, chúng có khả năng hòa tan kém trong môi trường có nồng độ pH, tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày. Thuốc điều trị liên quan đến kinh nguyệt, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, ... cũng có tác dụng phụ khiến bệnh lý dạ dày tiến triển nhanh hơn.

Bệnh đau dạ dày có nguy hiểm không?

Bệnh dạ dày nếu không được điều trị sớm sẽ khiến cho bệnh trở nên nặng hơn, dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • Ung thư dạ dày: đây là biến chứng nguy hiểm nhất của đau dạ dày. Tình trạng nhiễm khuẩn HP không được điều trị đúng cách và tuân thủ đúng khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa là môi trường thuận lợi cho ung thư dạ dày. Mỗi năm trên thế giới ghi nhận hơn 600.000 người tử vong vì ung thư dạ dày. Và tại Việt Nam, ung thư dạ dày chỉ xếp sau ung thư vú ở nữ và ung thư phổi ở nam. Độ tuổi bị ung thư dạ dày ngày càng trẻ hóa. Ung thư dạ dày là căn bệnh rất khó chữa trị và làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vì vậy, hãy chữa trị đau dạ dày kịp thời và càng sớm càng tốt.
  • Viêm dạ dày mãn tính: không nằm trong trường hợp ngoại lệ, đau dạ dày trong thời gian dài và không chữa trị đúng phương pháp sẽ trở thành mãn tính. Khi chuyển sang giai đoạn này, bệnh sẽ khó hồi phục và chữa lành hơn. Trong đó, viêm dạ dày mãn tính vi khuẩn H. pylori làm tăng nguy cơ dẫn đến một loại ung thư gọi là lymphoma mô bạch huyết (MUT).
  • Xuất huyết dạ dày: xuất huyết dạ dày gây mất máu cấp tính. Nguyên nhân là do loét dạ dày ở mức độ nặng. Biểu hiện của xuất huyết dạ dày là đau thượng vị dữ dội, nôn ra máu, đại tiện ra phân đen. Đây là tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe, trường hợp nặng không điều trị kịp có thể gây ra tử vong.
  • Thủng dạ dày: khi biểu hiện của bệnh không rầm rộ, nhiều người không quan tâm đến biểu hiện của bệnh và thờ ơ trong điều trị dẫn đến dạ dày tổn thương, thủng dạ dày.

Các phương pháp điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả

  • Sử dụng thuốc đặc trị: trong đó thuốc kháng sinh và thuốc làm suy giảm tình trạng tiết axit sẽ được sử dụng nhiều nhất.

Cụ thể, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh histamin-2 (H2) như famotidine, Cimetidine, Ranitidine và Nizatidine; hoặc thuốc gây ra ức chế bơm proton (PPI) như Omeprazole, Esomeprazole, Iansoprazole, Rabeprazole and Pantoprazole. Ngoài ra, người bị đau dạ dày cũng có thể được truyền dịch trực tiếp vào cơ thể để làm giảm nồng độ axit khi bệnh ở thể nặng.

Việc điều trị bệnh lý về dạ dày cần kiên trì, tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, kết hợp với những thay đổi về chế độ ăn uống, sinh hoạt, lối sống để bệnh nhanh thuyên giảm.

Khi bị đau dạ dày, không được tự ý mua thuốc, hoặc ngưng thuốc mà không có ý kiến chuyên gia.

  • Sử dụng mật ong và nghệ có tác dụng hỗ trợ và làm giảm tình trạng viêm loét dạ dày. Trong nghệ, mật ong có chứa nhiều chất kháng viêm, do đó người bệnh có thể nghiền nghệ thành bột, trộn cùng mật ong, sau đó vo lại thành viên nhỏ vừa uống. tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng vì dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
vicare.vn-dau-da-day-trieu-chung-nguyen-nhan-cach-dieu-tri-hieu-qua-body-2
Bột nghệ và mật ong có công dụng tốt đối với người bị đau dạ dày
  • Sử dụng thuốc đông y: cây chỉ thiên, kim ngân, bạch mao căn, hoàng bá, nhân trần, cây cối xay là những vị thuốc quý dùng để chữa bệnh viêm loét dạ dày. Nhược điểm của phương pháp này là tác dụng chậm hơn so với uống thuốc Tây. Thuốc được bào chế từ dược liệu trên có tác dụng giảm viêm, loét, tiêu diệt vi khuẩn HP, khôi phục lại niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Bạn nên đến các cơ sở y học cổ truyền uy tín để được chuẩn đoán, bốc thuốc nhằm đảm bảo an toàn.

Cách phòng tránh bệnh đau dạ dày

Một thực tế cho thấy, đau dạ dày là căn bệnh khó chữa nhưng lại có thể hoàn toàn phòng ngừa được. Chính vì vậy bạn nên áp dụng và thực hiện những biện pháp phòng tránh dưới đây để không phải mắc phải bệnh đau dạ dày nhiều phiền toái.

  • Chế độ ăn uống đầy đủ, khoa học: đau dạ dày là căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa nên việc ăn uống hàng ngày sẽ tác động trực tiếp đến cơ chế hình thành bệnh. Do đó, bạn cần thay đổi thói quen ăn uống để tránh gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày.

Đầu tiên, bạn nên ăn đủ 3 bữa/ ngày để cân bằng hoạt động co bóp của dạ dày, không nên để dạ dày ở tình trạng quá đói hoặc quá no. Lúc này nồng độ axit clohydric trong dạ dày tiết ra thấp hoặc dư thừa đều tác động không tốt đến chức năng tiêu hóa. Tuyệt đối không được bỏ qua bữa sáng vì đây là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Sau một đêm dạ dày của bạn đã tiêu hóa hết đồ ăn, ruột trở nên trống rỗng. Nếu bạn không ăn sáng, axit trong dạ dày sẽ có nguy cơ gây ra tình trạng bào mòn niêm mạc, đau hoặc loét dạ dày. Ngoài ra, uống một cốc nước ấm vào buổi sáng sau khi thức dậy tốt cho dạ dày, da và thanh lọc cơ thể. Do đó, hãy chuẩn bị bữa sáng đầy đủ dưỡng chất và ăn sáng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe.

Bạn nên ăn đều đặn và đúng giờ để dạ dày hoạt động có quy luật, hình thành phản xạ có điều kiện tốt cho tiêu hóa.

Khi ăn, ăn chậm nhai kỹ để thức ăn được nghiền nhỏ, dạ dày co bóp dễ dàng hơn. Đối với dân văn phòng hay có thói quen vừa ăn vừa làm việc khiến cho dạ dày khó hấp thu dưỡng chất. Do đó bạn cần sắp xếp công việc để ăn đúng giờ, thư giãn trong bữa ăn. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi sau bữa ăn. Không nên ăn trước lúc đi ngủ.

Không vừa ăn vừa uống nước. Lượng nước uống trong khi ăn góp phần làm giảm lượng axit clohydric dễ làm bạn bị đầy hơi, khó tiêu, hấp thu kém. Tuy nhiên vẫn có thể uống một lượng nước nhỏ sẽ giúp thức ăn như chất “bôi trơn” cho đường ruột và dạ dày hoặc muốn tốt nhất hãy uống nước 30 phút trước bữa ăn.

Hạn chế ăn đồ ăn chiên xào có nhiều dầu mỡ, thịt cá đông lạnh, cá sống, thịt sống vì sẽ làm dạ dày của bạn trở nên quá tải. Người ăn những đồ ăn này thường xuyên dễ bị máu nhiễm mỡ, niêm mạc dạ dày bị kích thích dẫn đến tiêu chảy, viêm dạ dày. Ăn nhiều rau xanh, mềm, dễ nuốt. Đồ uống kích thích như trà, cà phê, thức uống có cồn, đồ ăn có vị chua không được khuyến khích vì nó không tốt cho dạ dày.

Ăn nhạt không nên ăn quá mặn: hàm lượng muối dư thừa trong thực phẩm là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh về tim mạch, thận, và dạ dày. Quá trình chuyển hóa nitrates/nitrites trong thức ăn làm dạ dày cần rất nhiều thời gian.

  • Tránh bị căng thẳng vì áp lực chính là nguyên nhân khiến cho nồng độ pH trong dạ dày tăng cao. Đây chính là tác nhân chủ yếu gây ra nguy cơ niêm mạc bị tổn thương, gây viêm hoặc loét dạ dày. Bạn cần sắp xếp lại công việc để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi. Đừng quá đặt nặng và tạo áp lực cho bản thân quá nhiều. Cuộc sống vui vẻ, tâm lý thoải mái chính là liều thuốc chữa bệnh và phòng tránh bệnh tật tốt nhất.
  • Không hút thuốc lá: tưởng chừng như không liên quan nhưng thuốc lá chính là thủ phạm “âm thầm” gây ra căn bệnh đau dạ dày. Vì vậy hãy từ bỏ thói quen xấu này vì khói thuốc không chỉ gây ảnh hưởng đến bạn mà cả những người xung quanh.
  • Tập thể dục: một lối sống lành mạnh, cơ thể vận động dẻo dai chính là cơ chế bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Duy trì việc tập luyện hàng ngày với mức độ phù hợp tùy từng thể trạng, độ tuổi sẽ giúp bạn phòng tránh được rất nhiều bệnh, trong đó có đau dạ dày. Bạn có thể làm quen với các môn như chạy bộ, dưỡng sinh, đạp xe, bơi, cầu lông, đá cầu, ...
  • -Tầm soát định kỳ: đây là cách bạn chủ động bảo vệ sức khỏe của mình. Hiện nay, các phương pháp chuẩn đoán dạ dày hiện đại, nhanh chóng cho kết quả chính xác. Bạn có thể thực hiện chụp X-quang, xét nghiệm về sự tồn tại của của vi khuẩn HP trong dạ dày, xét nghiệm gastrin, xét nghiệm pepsinogen. Riêng hình thức nội soi dạ dày đã có nhiều thay đổi để không mang đến đau đớn khó chịu cho bệnh nhân.

Xem thêm:

  • Đau dạ dày bạn đã biết cách điều trị đúng hay chưa
  • Đau dạ dày nên ăn gì vào buổi sáng?