Đau dạ dày nằm ở vị trí nào? Làm thế nào để phát hiện bị bệnh đau dạ dày?

Đau dạ dày là bệnh lý tiêu hóa dễ gặp ở nhiều người và khó điều trị. Bệnh gây nên những cơn đau kéo dài dai dẳng và có thể để lại biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó có nhiều người thắc mắc “Đau dạ dày nằm ở vị trí nào? Làm thế nào để phát hiện bị bệnh đau dạ dày?” Bài viết sau đây HoiBenh sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Đau dạ dày nằm ở vị trí nào? Làm thế nào để phát hiện bị bệnh đau dạ dày? Đau dạ dày nằm ở vị trí nào? Làm thế nào để phát hiện bị bệnh đau dạ dày?

Đau dạ dày là bệnh lý tiêu hóa dễ gặp ở nhiều người và khó điều trị. Bệnh gây nên những cơn đau kéo dài dai dẳng và có thể để lại biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó có nhiều người thắc mắc “Đau dạ dày nằm ở vị trí nào? Làm thế nào để phát hiện bị bệnh đau dạ dày?” Bài viết sau đây HoiBenh sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Đau dạ dày nằm ở vị trí nào?

Đau dạ dày thường gặp phải khi niêm mạc bị tổn thương nặng nề. Tình trạng này gây nên những cơn đau vùng bụng kèm theo chứng ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu,...

Sau đây là 3 vị trí đau dạ dày thường gặp: Đau vùng thượng vị, đau vùng bụng giữa và đau phía trên bên trái.

Đau vùng thượng vị: Thượng vị là vùng nằm dưới vùng xương ức và trên vùng rốn. Cơn đau có thể lan đến vùng lưng và ngực, người bệnh có thể đau tức ngực hoặc đau âm ỉ kéo dài. Khi bị đau ở cùng thượng vị bệnh nhân cần hạn chế đồ ăn cay nóng, các loại đồ uống có cồn, gas.

Đau dạ dày vùng giữa bụng: Vùng giữa bụng là vùng chứa nhiều cơ quan nội tạng nhất nên khá khó để người bệnh phân biệt. Vị trí đau dạ dày này sẽ ở xung quanh vùng rốn và lan rộng xuống vùng bụng bên phải.

Đau vùng phía trên bên trái: Với vị trí đau dạ dày này người bệnh sẽ luôn thấy nóng bụng, đau và hay cảm thấy đói, cơn đau sẽ giảm đi khi ăn nhưng ăn xong lại bị tức bụng, đầy hơi khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.

Làm cách nào để phát hiện bị bệnh đau dạ dày?

vicare.vn-dau-da-day-nam-o-vi-tri-nao-lam-nao-de-phat-hien-bi-benh-dau-da-day-body-1

Những triệu chứng đau dạ dày dưới đây chính là cách phát hiện bạn đang bị đau dạ dày từ đó có những biện pháp điều trị kịp thời.

Đau vùng thượng vị

Đây là triệu chứng đau dạ dày đầu tiên và phổ biến ở người bị đau dạ dày. Người bệnh thường cảm thấy đau hoặc nóng rát quanh vùng thượng vị. Cơn đau đôi khi lan ra sau lưng, lan lên ngực, tuy nhiên đa phần không nghiêm trọng tới mức đau quặn bụng. Ở mỗi người cảm giác đau lại khác nhau và cũng khó xác định nguyên nhân.

Ợ chua

Triệu chứng đau dạ dày này xảy ra do dạ dày tiết quá nhiều dịch vị và có hiện tượng trào ngược lên thực quản. Nguyên nhân gây bệnh là do van đóng giữa thực quản và dạ dày không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, khiến axit trong dạ dày bị đẩy lên.

Buồn nôn hoặc nôn

Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, bên cạnh các triệu chứng đau dạ dày trên bạn còn cảm thấy buồn nôn và nôn. Ban đầu bạn sẽ thấy hơi khó chịu và nhộn nhạo, về sau sẽ cảm thấy dạ dày và thực quản co thắt. Tùy trường hợp mà bạn chỉ nôn khan hoặc tất cả thức ăn, dịch vị sẽ bị tống hết ra ngoài.

Chán ăn, suy nhược cơ thể

Khi chức năng của dạ dày hoạt động kém, người bệnh sẽ cảm thấy đầy bụng, khó tiêu dẫn tới chán ăn, ăn không ngon miệng, cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên không phải lúc nào tình trạng chán ăn và suy nhược cơ thể cũng là triệu chứng đau dạ dày, mà có thể dấu hiệu của một số bệnh lý khác như: gan, thận, tâm thần không ổn định.

Đầy bụng

Cảm giác đầy bụng trên sau khi ăn có thể là triệu chứng đau dạ dày nhẹ. Bạn cần theo dõi diễn biến của bệnh để phát hiện sớm và có giải pháp điều trị kịp thời, tránh để lâu có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

Xuất huyết tiêu hóa

Đây là triệu chứng và cũng là biến chứng đau dạ dày nguy hiểm cảnh báo dạ dày của bạn đang gặp phải những tổn thương nghiêm trọng. Dấu hiệu thường gặp gồm nôn ra máu tươi, đi ngoài ra phân máu đen.

Mẹo điều trị đau dạ dày tại nhà

Mặc dù không có tác dụng chữa bệnh triệt để, nhưng các mẹo mặt dưới đây giúp cho người bệnh giảm đau và cơ thể được thoải mái hơn.

  • Massage vùng bụng: Người bệnh có thể dùng tay massage 64 lần xung quanh vùng rốn theo chiều kim đồng hồ. Tiếp theo day xoa bóp vùng bụng dưới để tình trạng đau giảm đi, dạ dày hoạt động tốt hơn.
  • Chườm nóng giảm đau: Bạn có thể chọn lựa giữa hai phương pháp chườm nước nóng và chườm muối hột rang.
  • Xoa dầu gió vị trí đau: Dầu gió với thành phần thảo dược kháng viêm, giảm đau rất tốt nên khi xoa vào bụng sẽ giúp cải thiện triệu chứng, ổn bổ tỳ vị.
  • Bấm huyệt tam nhãn: Đây là mẹo điều trị đau dạ dày được nhiều người thực hiện. Bạn dùng ngón tay bóp vào huyệt tam nhãn ở ngón áp út. Thực hiện kiên trì khoảng nửa tháng để hỗ trợ chữa đau dạ dày.

6 cây thuốc nam chữa trị đau dạ dày dễ thực hiện

Nha đam chữa bệnh đau dạ dày

Nhựa nha đam có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng. Đặc biệt nó còn giúp ức chế men pepsin và không tiết nhiều acid hydrochloric gây đau dạ dày.

Cách dùng: Mỗi ngày dùng khoảng 10g lá tươi, gọt vỏ và lấy lớp nhựa trong đun sôi trong nước đem uống.

Bắp cải chữa bệnh đau dạ dày

Trong bắp cải tươi chữa chất (antipeptic ulcer diatary) chữa lành các ổ loét niêm mạc dạ dày nhanh chóng.

Cách dùng: Bắp cải rửa sạch, bóc từng lá, trần qua nước sôi sau đó ép lấy nước uống.

Hạt bưởi trị bệnh đau dạ dày

Bưởi vị ngọt hơi chua, tính hàn, tốt cho hệ tiêu hóa, giải độc do uống rượu. Đặc biệt hạt bưởi chứa loại este có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm tiết dịch vị.

Cách dùng: Hạt bưởi tươi, cho vào khoảng 200ml nước sôi ủ nóng trong 2 – 3 giờ. Sau đó bỏ hạt bưởi lấy nước dùng.

vicare.vn-dau-da-day-nam-o-vi-tri-nao-lam-nao-de-phat-hien-bi-benh-dau-da-day-body-2

Tinh bột nghệ và mật ong

Hòa mật ong với bột nghệ và nước ấm dùng để uống sau bữa ăn mỗi ngày 2 lần. Kiên trì sử dụng khoảng 2 tuần để nhận thấy tác dụng.

Lá cây tía tô

Lấy lá tía tô sắc nước tía tô uống hàng ngày để đánh bay cơn đau tốt nhất.

Lá bạc hà

Khi bạn nhai 1,2 lá bạc hà sẽ giúp dịu những cơn đau dạ dày đang gặp phải.

Biện pháp phòng tránh đau dạ dày hiệu quả

  • Giảm stress, thư giãn, nghỉ ngơi, cân bằng công việc và cuộc sống.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
  • Điều chỉnh lối sống, ăn đủ bữa, đúng giờ.
  • Không sử dụng bia rượu, thuốc lá, chất kích thích và hạn chế đồ cay nóng.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên.

Bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời câu hỏi “ Đau dạ dày nằm ở vị trí nào? cũng như làm cách nào để phát hiện bị bệnh đau dạ dày? Hy vọng qua đây mọi người có cái nhìn chuẩn xác nhất về căn bệnh này. Từ đó có những biện pháp xử lý tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của mình.

Xem thêm:

  • Đau dạ dày có uống được chè xanh không?
  • Khi bị đau dạ dày nên làm gì để giảm đau?
  • 7 Cách làm giảm cơn đau dạ dày ngay lập tức