Đau dạ dày có uống được chè vằng không?
Dạ dày đóng vai trò rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa của cơ thể. Hiện nay, ở Việt Nam tỉ lệ người mắc bệnh ngày càng gia tăng, bệnh có thể mắc phải ở mọi lứa tuổi. Bệnh đau dạ dày nên ăn gì, uống gì được rất nhiều người quan tâm. Vậy đau dạ dày có uống được chè vằng không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Đau dạ dày có uống được chè vằng không?
Dạ dày đóng vai trò rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa của cơ thể. Hiện nay, ở Việt Nam tỉ lệ người mắc bệnh ngày càng gia tăng, bệnh có thể mắc phải ở mọi lứa tuổi. Bệnh đau dạ dày nên ăn gì, uống gì được rất nhiều người quan tâm. Vậy đau dạ dày có uống được chè vằng không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
1. Bệnh đau dạ dày là gì?
Đau dạ dày là căn bệnh phổ biến về đường tiêu hóa, bệnh có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết thông qua các biểu hiện bên ngoài của cơ thể. Những triệu chứng khó tiêu của căn bệnh có thể kể đến như ợ chua, chướng hơi, đầy bụng. Bên cạnh các dấu hiệu trên thì còn rất nhiều biểu hiện khác của căn bệnh này như đau thượng vị, kém ăn, buồn nôn, chảy máu tiêu hóa, đây đều là những biểu hiện đặc trưng của bệnh đau dạ dày. Là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất để người bệnh có thể đi khám và điều trị kịp thời.
2. Những triệu chứng điển hình của bệnh đau dạ dày
Tỉ lệ mắc bệnh đau dạ dày ở nước ta hiện nay chiếm hơn 7% dân số, tùy vào tình trạng mà triệu chứng ở mỗi người bệnh sẽ khác nhau phổ biến nhất là:
- Đầy bụng, khó tiêu: Người bệnh sẽ có cảm giác đầy hơi, chướng bụng kể cả sau khi ăn đã lâu.
- Đau vùng thượng vị: Đau vùng trên rốn, tần suất và mức độ ngày càng tăng.
- Giảm cân đột ngột: Dạ dày bị tổn thương sẽ khiến khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém đi, người bệnh ăn kém và giảm cân đột ngột.
- Nôn và buồn nôn, ợ chua, ợ hơi: Thức ăn không được tiêu hóa hết gây ra chứng trào ngược, gây ợ hơi, ợ chua và buồn nôn. Cần xử lý sớm triệu chứng này tránh để xảy ra nhiều lần, sẽ gây rách niêm mạc thanh quản, viêm họng, mất nước và tụt huyết áp...
- Đi tiêu phân đen, nôn ra máu: Hiện tượng xảy ra khi máu thoát khỏi thành mạch của dạ dày chảy vào ống tiêu hóa. Triệu chứng này rất nguy hiểm, có thể khiến người bệnh tử vong sau ít phút.
Theo các thống kê y học của nhóm các chuyên gia về bệnh đau dạ dày khi nghiên cứu khảo sát tại các bệnh viện cho thấy, những người cao tuổi, người hút thuốc lá, thường xuyên thức đêm, sử dụng bia rượu nhiều dễ bị mắc bệnh đau dạ dày hơn nhóm người trẻ, người không hút thuốc lá, ít bia rượu hay không thức đêm.
Đặc biệt trong số những bệnh nhân bị đau dạ dày có đến 80% người bệnh là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori, và có khoảng 25% người đã bị nhiễm khuẩn này nhưng vẫn chưa bị viêm loét dạ dày, cho đến khi gặp các tác nhân có lợi cho bệnh như hút thuốc lá, café, uống bia rượu nhiều thì mới bị do các vi khuẩn này gặp được môi trường thuận lợi, nên sinh trưởng và phát triển nhanh hơn khiến người bệnh bị đau dạ dày (viêm loét dạ dày).
Nguyên nhân tiếp theo khiến bạn bị đau dạ dày là do lạm dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, uống thuốc trị đau nhức khớp thường xuyên. Hầu hết các loại thuốc này khiến chất bảo vệ dạ dày là prostagladine bị giảm khiến dạ dày dễ bị viêm loét.
Theo một số nghiên cứu thống kê cho thấy có đến 15% người bệnh dùng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm liên tục trên 3 tháng sẽ bị viêm loét dạ dày. 50-80% số người đã nhập viện đã và đang sử dụng các loại thuốc này.
Ngoài ra các nghiên cứu còn chỉ ra rằng nếu sử dụng liên tục lâu dài và không đúng cách các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, có thể dẫn đến loét dạ dày, xuất huyết dạ dày.
Trên thực tế, còn có khá nhiều yếu tố gây ra bệnh đau, viêm loét dạ dày khác như: ăn uống không điều độ hay bỏ đói dạ dày, thường xuyên căng thẳng, stress kéo dài. Khi các yếu tố này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày cấp và mãn tính.
3. Đau dạ dày có uống được chè vằng không?
Nhiều người thắc mắc bị đau dạ dày có uống được chè vằng không? Có thể nói không những uống được chè vằng mà còn rất là tốt cho người bị bệnh đau dạ dày. Chè vằng là một trong những loại thảo dược vô cùng tốt cho sức khỏe của con người. Chè vằng chứa nhiều thành phần có công dụng kháng viêm và chữa bệnh vô cùng hiệu quả.
Chính vì có tác dụng kháng viêm, giảm viêm nhiễm, giúp vết thương mau lành nên bệnh nhân đau dạ dày sử dụng chè vằng không những không có hại, mà còn có lợi cho việc điều trị bệnh bởi hiệu quả kháng viêm của vị thuốc này.
4. Vì sao uống chè vằng tốt cho người đau dạ dày
Cây chè vằng là loại cây bụi nhỏ, đường kính thân không quá 6mm, thân cứng phân nhiều nhánh, từng đốt vươn dài hàng chục mét, vỏ thân nhẵn màu xanh lục.
Theo Y học hiện đại, thành phần của chè vằng có 3 hợp chất chính đó là Flavonoid, Glycozit đắng và Ancaloid. Chất Flavonoid ngăn chặn được oxy hóa, chống độc, bảo vệ chức năng gan, lợi tiểu. Glycozit giúp kích thích sự ngon miệng, cải thiện tiêu hóa. Ancaloid có tác dụng hạ huyết áp, chống ung thư, diệt khuẩn, diệt ký sinh trùng, tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, dưới đây là một số tác dụng của cây chè vằng đối với cơ thể.
- Đối với đường tiêu hóa: Trong cây và lá chè vằng chứa thành phần chính là chất glucozit mang vị đắng. Chất này vô cùng có lợi cho dạ dày con người, chúng tác động lên thành dạ dày kích thích hoạt động của đường ruột, từ đó thúc đẩy quá trình tiêu hóa hiệu quả dễ dàng và đào thải nhanh chóng.
- Dùng cho phụ nữ sau khi sinh: trong chè vằng có chứa flavonoid, chất này làm tăng nhu động của tử cung, nếu sau sinh mà dùng thì rất tốt, sẽ giúp tử cung co bóp đẩy máu nhau ứ đọng ra ngoài. Và uống chè vằng sau khi sinh sẽ giúp hạn chế viêm nhiễm, phòng tránh hậu sản.
- Chữa mất ngủ, biếng ăn: Tác dụng của chè vằng trong việc mất ngủ và chứng biếng ăn, ăn không ngon miệng chính là ngờ Glycozit đắng. Chất này tạo nên vị đắng khó uống của chè vằng, nhưng thật khó tin là nó lại kích thích vị giác của chúng ta, giúp ta có được những bữa ăn ngon miệng hơn.
- Tác dụng giải khát, thanh nhiệt mùa hè: nhiều nhà còn nấu chè vằng uống thay cho nước lọc hàng ngày, chè vằng cũng như một loại nước giải khát, thanh nhiệt trong điều kiện thời tiết nắng nóng.
- Dùng cho người cao huyết áp, xơ vữa động mạch: Chè vằng làm giảm áp lực máu vào thành mạch, chống oxy hóa phòng xơ vữa động mạch. Cũng bởi vậy, nó được dùng để chữa bệnh cao huyết áp ở nhiều người bệnh, đặc biệt là đối với người lớn tuổi.
- Tác dụng bảo vệ gan, phòng chống ung thư: Chất Flavonoid chính là yếu tố làm nên công dụng tuyệt vời này của chè vằng. Uống chè vằng mỗi ngày hỗ trợ đào thải các chất độc ra bên ngoài, giúp bảo vệ gan không bị nhiễm độc.
- Giúp chữa bệnh về răng miệng rất hiệu quả
Ngoài ra chè vằng còn là liệu pháp làm đẹp cho các chị em phụ nữ như:
- Tác dụng tiêu mỡ, giảm mỡ
- Chữa áp xe vú
- Chữa kinh nguyệt không đều
- Trị mụn trứng cá, làm lành vết thương, vết rắn cắn.
Với đặc tính và công dụng của chè vằng kể trên, chúng thích hợp sử dụng để chữa bệnh cho những người bị tiêu hóa kém, táo bón, khó tiêu, gan hoạt động yếu. Vì thế những người đau dạ dày có thể uống chè vằng như một bài thuốc hỗ trợ cho việc trị bệnh.
5. Cách sử dụng chè vằng cho người bị đau dạ dày
Để nấu nước chè vằng uống rất đơn giản, bạn có thể nấu tại nhà mỗi ngày cho gia đình theo các cách sau:
Cách 1: Nấu nước uống
Trước khi nấu nước các bạn nên đem rửa chè vằng qua nước sạch xong bỏ chè vào ấm, đổ thêm 2 lít nước sau đó bật bếp đun. Khi sôi vặn nhỏ lửa thêm khoảng 10 phút để các chất trong chè tiết ra hết, sau đó bạn có thể sử dụng nước uống bất kỳ thời gian nào trong ngày. Nên dùng khi chè còn nóng sẽ tốt và ngon hơn, nếu nguội có thể hâm lại cho nóng để uống.
Định lượng chè vằng chỉ nên sử dụng là 20- 50g/ngày
Cách 2: Hãm nước sôi
Trước khi pha cần rửa chè vằng qua nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, xong bỏ chè vào ấm tráng qua nước sôi, sau đó tiếp tục chế khoảng 1 lít nước đun sôi vào ấm chè. Hãm nước chè vằng trong ấm sứ để giữ cho chè luôn ấm nóng, ủ giữ nhiệt trong thời gian 30 phút là có thể sử dụng.
Định lượng: 20-30g/ngày chia làm 2 ấm vào buổi sáng và chiều
Các bạn cũng có thể nấu chè vằng uống thay cho nước lọc mỗi ngày, sẽ giúp cơ thể thanh lọc, giảm mắc nhiều bệnh.
6. Lưu ý những trường hợp nào không nên uống chè vằng?
Đau dạ dày có uống được chè vằng không là câu hỏi không chỉ có người đau dạ dày quan tâm, mà còn có rất nhiều người bị bệnh khác quan tâm nữa. Vì chè vằng là loại thảo dược rất tốt cho cơ thể, các đối tượng sau lưu ý không nên uống chè vằng:
- Những người huyết áp thấp: Mặc dù chè vằng khá lành tính, nhưng những người bị huyết áp thấp nếu thường xuyên sử dụng chè vằng sẽ gây ra các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu... Những trường hợp này nên giảm tối đa tần suất uống chè vằng
- Trẻ em dưới 2 tuổi không nên sử dụng chè vằng: Mặc dù chè vằng có chức năng lợi tiểu, mát gan nhưng đối với trẻ em dưới 2 tuổi bạn không nên cho trẻ uống loại chè này bởi có thể có tác dụng ngược lại.
- Đối với trẻ em từ 2 tuổi trở nên, bạn có thể cho trẻ uống với liều lượng vừa phải và tốt nhất là nên hỏi qua ý kiến của dược sĩ trước khi cho trẻ uống.
- Phụ nữ đang mang thai: Ngoài tác dụng lợi sữa, thanh nhiệt, mát gan, thanh lọc cơ thể, chè vằng còn có một tác dụng vô cùng “quan trọng” nữa đó là co bóp cổ tử cung để đẩy máu ứ đọng ra ngoài. Do đó khi các mẹ đang mang thai không nên sử dụng chè vằng.
- Người bị cao huyết áp: Từ lâu, chè vằng được biết đến như một loại đồ uống bổ dưỡng và có nhiều công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng như đối tượng có huyết áp thấp, những người bị huyết áp cao cũng không nên uống chè vằng thường xuyên mà nên hạn chế tối đa.
Bởi tính mát gan và thanh nhiệt cơ thể của chè vằng có thể ảnh hưởng xấu đến huyết áp của các bệnh nhân này, thậm chí gây ra những biến chứng không tốt cho sức khỏe.
Qua bài viết này thì câu hỏi bệnh đau dạ dày có uống được chè vằng không?, chắc chắn đã được giải đáp. Thông tin trên đã giúp chúng ta biết được chè vằng là loại thực phẩm có khá nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là chữa bệnh đau dạ dày vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên cái gì cũng có 2 mặt, nên các bạn phải cân nhắc trước khi sử dụng và sử dụng đúng liều lượng, đúng với công dụng chữa trị của chè vằng.
Xem thêm:
- Đau dạ dày nên uống thuốc gì?
- Chè vằng có tốt cho mẹ sau sinh như lời đồn?
- Đau dạ dày bạn đã biết cách điều trị đúng hay chưa