Đau dạ dày có nên uống nhiều nước không?
Dạ dày là bộ phận chứa đựng tất cả thực phẩm mà chúng ta đưa vào trong cơ thể thông qua đường ăn uống. Do đó, thực phẩm tác động trực tiếp đến dạ dày. Đặc biệt là thực phẩm đồ uống dạng lỏng, do chất lỏng sẽ dễ thẩm thấu và đôi khi có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày. Vậy đau dạ dày có nên uống nhiều nước không? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.
Đau dạ dày có nên uống nhiều nước không?
Dạ dày là bộ phận chứa đựng tất cả thực phẩm mà chúng ta đưa vào trong cơ thể thông qua đường ăn uống. Do đó, thực phẩm tác động trực tiếp đến dạ dày. Đặc biệt là thực phẩm đồ uống dạng lỏng, do chất lỏng sẽ dễ thẩm thấu và đôi khi có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày. Vậy đau dạ dày có nên uống nhiều nước không? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.
1. Bệnh đau dạ dày là gì?
Đau dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến ở đường tiêu hóa, do tình trạng dạ dày bị tổn thương chủ yếu là bị viêm loét thành niêm mạc của dạ dày. Người bị đau dạ dày sẽ thường cảm thấy đau âm ỉ, đầy bụng, ậm ạch khó tiêu, ợ chua, ợ hơi, đau vùng thượng vị, giảm cân đột ngột, thậm chí khi tình trạng bệnh nặng có thể dẫn đến nôn ra máu.
Khi người bệnh ăn quá no hoặc quá đói đều có thể dẫn đến bị đau. Hoặc do làm việc quá sức hay căng thẳng cũng khiến cho tình trạng đau dạ dày ngày càng tăng lên. Ăn uống không đúng cách cũng là nguyên nhân chính dẫn đến đau dạ dày. Chỉ một thói quen nhỏ như việc thích dùng các loại đồ uống ảnh hưởng đến dạ dày cũng có thể làm cho bệnh dạ dày của bạn tiến triển nặng hơn. Song song đó là một số thực phẩm rất có lợi cho dạ dày mà chúng ta cần sử dụng thường xuyên.
2. Đau dạ dày có nên uống nhiều nước không?
Như chúng ta đã biết khoảng 70% cơ thể con người là nước, vì vậy nước đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người, đặc biệt là trong quá trình tiêu hóa. Việc thức ăn đưa vào cơ thể sẽ có một chuỗi phản ứng hóa học tại nhiều cơ quan để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Đầu tiên là ở dạ dày thức ăn được tiêu hóa bằng enzyme, dịch tiêu hóa, các chất dinh dưỡng hay độc hại sẽ được ruột, gan và thận xử lý rồi chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể hoạt động khỏe mạnh. Trong suốt quá trình đó, nhân tố vận chuyển, dung môi của phản ứng hóa học là nước.Qua đó ta thấy nước rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày. Tuy nhiên việc uống quá nhiều nước ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, càng dễ gây ra chứng đau dạ dày. Xã hội ngày càng phát triển kèm theo đó là sự đa dạng và phong phú về đồ ăn, thức uống có thể làm xấu đi tình trạng đau dạ dày của bạn điển hình như :
- Các loại đồ uống có ga vì khi uống nước có ga lượng khí được sinh nhiều trong dạ dày sẽ làm nó phình to, kích thích dạ dày tiết axit nhiều hơn. Ngoài ra nước ngọt có ga còn chứa nhiều chất phụ gia, hóa chất và chất bảo quản làm tổn thương bề mặt của ruột và dạ dày. Sử dụng hàng ngày loại đồ uống có tính axit này cũng có thể tạo ra môi trường axit kéo dài và dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Các loại đồ uống có chứa Caffeine như cà phê có tính axit cao, có thể gây kích ứng thành bụng, đau bụng. khiến dạ dày sản xuất axit quá mức, làm viêm loét dạ dày.
- Các loại đồ uống có cồn như rượu, bia không tốt cho niêm mạc dạ dày mà còn gây hại cho gan.
- Các loại thức uống giàu chất béo có chứa kem, sữa động vật dễ gây co thắt đường tiêu hóa, làm chậm quá trình tiêu hóa và di chuyển thức ăn trong dạ dày gây táo bón. Chất béo cũng có thể làm tăng vận động của đường tiêu hóa, tiêu chảy.
- Các loại đồ uống chứa đá hoặc ướp lạnh, nhiệt độ của đá lạnh hoặc các thực phẩm trữ ngăn đông, đồ uống đá đa số đều ở mức 0 độ, trong khi nhiệt độ cơ thể là khoảng 37 độ, nếu bạn hình dung về những thay đổi vật lý và hóa học trong cơ thể sau khi uống nước đá, bạn sẽ thấy sự tác động và khác biệt vô cùng lớn. Khi nhiệt độ trong dạ dày thay đổi đột ngột ở mức độ nghiêm trọng, tức là bạn uống ngay một lượng nước đá vào, dạ dày sẽ co thắt liên tục ở mức rất mạnh mẽ, thời điểm này thậm chí có thể gây co giật dạ dày và đau bụng.
- Các loại đồ uống chứa các chất kích thích khác gây kích ứng nên niêm mạc thành dạ dày.
Vậy người đau dạ dày có nên uống nhiều nước không? Câu trả lời của chúng tôi là có, hãy uống đủ. Nhưng người đa dạ dày nên uống các loại nước như thế nào? Sau đây là một số thức uống tốt cho người đau dạ dày :
- Nước rau củ quả : Tuy nhiên khi chọn nước rau củ quả, bạn cần hết sức lưu ý bởi có rất nhiều loại trái cây gây hại cho dạ dày, ví dụ chanh, quýt chẳng hạn vì chúng có chứa các loại axit chua. Hãy lựa chọn những loại trái cây và rau xanh ít axit và có nhiều chất dinh dưỡng ví dụ: nước ép cà rốt, cải bắp, lô hội, củ cải đường, dưa chuột hoặc lê, dưa hấu, ...
- Nước Dừa : Không những có tác dụng giải khát tuyệt vời trong ngày hè oi bức, nó còn là loại đồ uống cực tốt cho bệnh nhân bị đau dạ dày và trào ngược axit dạ dày. Nước dừa giúp cân bằng độ PH trong cơ thể, điều này rất quan trọng với bệnh nhân dạ dày.
- Trà hoa cúc : Trà hoa cúc có công dụng hữu hiệu trong việc điều trị đau dạ dày vì nó làm dịu dạ dày theo những cách khác nhau. Một nghiên cứu công bố trong số tháng 10 năm 1994 của Báo Planta Medica cho thấy rằng chamazulene có trong hoa cúc ngăn ngừa sự phóng thích của các gốc tự do liên quan đến phản ứng dị ứng thực phẩm. Bên cạnh đó trà hoa cúc có tác dụng như một loại thuốc an thần tự nhiên, giúp giảm căng thẳng một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau dạ dày.
- Sữa thực vật : Chúng tôi khuyên bạn nên uống sữa thực vật, chứ không phải sữa động vật chứa chất béo. Có rất nhiều loại sữa thực vật đóng hộp sẵn như sữa đậu nành, sữa mè đen, sữa hạnh nhân, sữa hạt lanh, sữa óc chó, sữa dừa... Các loại sữa này đều rất tốt, Tuy nhiên khi chọn sữa thực vật đóng gói, bạn nên kiểm tra nhãn để xem chúng có chứa chất phụ gia carrageenan không.
- Sữa chua : Trong sữa chua có thành phần giúp tăng lượng vi sinh tốt bên trong thành ruột của bạn, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm bớt triệu chứng khó chịu trong bụng. Các nhà khoa học đã giải thích rằng lactobacillus được tìm thấy trong sữa chua cũng có thể ức chế helicobacter pylori, một nguyên nhân phổ biến gây viêm dạ dày, viêm sưng màng dạ dày. Các bạn nên chọn các loại sữa chua được làm từ thiên nhiên không có chất bảo quản.
Qua những loại thức uống nêu trên chắc các bạn đã phần nào có được câu trả lời cho câu hỏi đau dạ dày có nên uống nhiều nước không? Ngoài ra còn rất nhiều loại thực phẩm có ích cho dạ dày giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày của các bạn như : Mật ong, nghệ, gừng, bạc hà, v.v...
3. Cách phòng tránh bệnh đau dạ dày.
- Điều chỉnh thói quen ăn uống: Ăn chín, uống sôi là biện pháp phòng ngừa nhiễm các loại ký sinh, vi khuẩn có hại cho dạ dày, ruột. Không bỏ bữa hay ăn trễ giờ. Ăn chậm, nhai kỹ giúp dạ dày dễ dàng trong việc tiêu hóa. Không ăn trước khi đi ngủ. Không hoạt động trí óc hay hoạt động thể lực mạnh trong thời gian 30 phút sau ăn.
- Hạn chế ăn và uống các loại thực phẩm lạnh, chua, cay, nóng, chứa nhiều axit và chất kích thích như chúng tôi đã chỉ ra ở phần đau dạ dày có nên uống nhiều nước không? vì những thực phẩm này sẽ chủ yếu tác động vào thành niêm mạc của dạ dày khiến dạ dày dễ bị viêm, loét và xuất huyết.
- Tránh dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid :Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có thể gây viêm hoặc kích thích lớp lót dạ dày và ruột non, dẫn đến loét. Do vậy bất cứ khi nào bạn cảm thấy đau đầu cũng nên cân nhắc thật kỹ giữa tác hại và lợi ích của loại thuốc này hoặc nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nếu bạn đang gặp vấn đề về dạ dày.
- Tránh stress : Với cuộc sống hiện đại ngày nay, với áp lực công việc và học tập, rất nhiều người có dấu hiệu đau dạ dày do căng thẳng, stress. Vì khi bạn căng thẳng, dạ dày sẽ tăng tiết acid nhiều hơn, làm tăng nguy cơ gây viêm, loét. Nên hãy luôn thể đầu óc được thư giãn sẽ giúp phần nào cải thiện tình trạng dạ dày của bạn.
- Tránh thức khuya: Cơ thể bạn như chiếc đồng hồ sinh học, trong khi bạn ngủ thì một số cơ quan bên trong cơ thể vẫn lao động miệt mài để duy trì sự sống của cơ thể. Nhưng nếu thức khuya, hoạt động đó sẽ bị ảnh hưởng làm tổn thương một số cơ quan như gan, thận,... và nhất là dạ dày. Khi cơ thể ngủ cũng là lúc dạ dày cũng được nghỉ ngơi. Nếu thức khuya thường xuyên, kéo dài, dạ dày của bạn sẽ bị đuối, dịch vị tiết nhiều phá hủy dần niêm mạc dạ dày gây viêm, loét.
4. Điều trị bệnh đau dạ dày như thế nào?
Nếu các bạn đã lỡ mắc phải căn bệnh đau dạ dày khó chịu này, thì cũng không cần phải quá lo lắng vì hiện nay đã có rất nhiều phương pháp điều trị bằng tây y hoặc đông y. Lưu ý các bạn không được tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày nào khi không được sự cho phép của các bác sĩ. Vì có thể khiến cho tình trạng dạ dày của bạn ngày càng xấu đi. Hãy đi đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và xác định được tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào các chẩn đoán, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày cho bạn.
Ngoài ra các bạn còn có thể kết hợp với các loại thực phẩm dân gian có tác dụng điều trị viêm loét dạ dày như:
- Củ nghệ vàng: Tinh bột nghệ kết hợp với mật ong là loại thực phẩm nổi tiếng với các công dụng như là chống viêm, chống loét dạ dày tá tràng, đồng thời giảm tiết dịch vị.
- Nha đam: Sử dụng nước ép nha đam có tác dụng giúp giảm đầy hơi, nhuận tràng...
- Nghệ đen: Khi sử dụng bột nghệ đen hòa với nước ấm có tác dụng giúp kích thích tiêu hóa, ngăn tiết dịch vị...
Qua bài biết đau dạ dày có nên uống nhiều nước không, chắc các bạn cũng biết được một chế độ ăn uống hợp lý, không những giúp người bị đau dạ dày mau chóng khỏi bệnh mà còn có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày cho tất cả mọi người. Hãy bổ sung cho cơ thể nhiều nước, nhưng là các loại nước lọc, nước trái cây... không nên sử dụng các loại nước ngọt có ga, có chất kích thích