Đau dạ dày có nên thức khuya?

Nhiều người có thói quen thức khuya để làm việc. Tuy nhiên bạn có biết rằng, thức khuya không chỉ làm giảm chất lượng của cuộc sống mà nó còn là nguyên nhân có thể gây ra bệnh đau dạ dày. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu các thông tin sau đây để giải đáp cho thắc mắc người bị đau dạ dày có nên thức khuya hay không?

Đau dạ dày có nên thức khuya? Đau dạ dày có nên thức khuya?

Nhiều người có thói quen thức khuya để làm việc. Tuy nhiên bạn có biết rằng, thức khuya không chỉ làm giảm chất lượng của cuộc sống mà nó còn là nguyên nhân có thể gây ra bệnh đau dạ dày. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu các thông tin sau đây để giải đáp cho thắc mắc người bị đau dạ dày có nên thức khuya hay không?

1. Đau dạ dày có nên thức khuya hay không?

Theo như TS.BS Lê Thành Lý - Ủy viên Ban chấp hành Hội gan mật Tp. Hồ Chí Minh- Nguyên trưởng khoa Nội tiêu hóa - Gan mật, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: Theo như các thống kê và nghiên cứu thì những người thức khuya có khả năng mắc bệnh dạ dày lên tới 75%. Như vậy có sự liên quan rất lớn giữa việc thức khuya và đau dạ dày

  • Khi thức khuya, dạ dày không được nghỉ ngơi, cơ thể tiêu hao năng lượng khiến cho dạ dày phải hoạt động xuyên đêm, tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ khiến cho dạ dày bị quá tải, làm tăng tiết acid dịch vị quá mức, gây tổn thương cho lớp niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày nặng hơn.
  • Đau dạ dày mà thứ khuya không những gây viêm nặng hơn mà còn khiến bạn có khả năng mắc chứng béo phì. Đa số những người khi thức khuya sẽ có xu hướng ăn đêm. Ăn đêm nhiều sẽ khiến cho hệ tiêu hóa vốn đang khỏe mạnh sẽ bị suy yếu. Việc ăn quá no vào buổi tối hoặc đêm trước khi đi ngủ không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ, làm cho bạn cảm thấy khó ngủ hơn mà còn gây ra béo phì, đường ruột phải làm việc quá tải, tiết dịch vị thường xuyên gây đau dạ dày.

Như vậy, người đau dạ dày không nên thức khuya. Thức khuya sẽ khiến cho đường ruột của bạn vốn đang bị tổn thương lại càng gặp nhiều vấn đề hơn. Do đó hãy nghỉ ngơi đúng giờ, tránh làm việc quá khuya để bảo vệ sức khỏe cũng như bảo vệ chính đường ruột của bạn.

vicare-dau-da-day-co-nen-thuc-khuya-body-1

2. Những tác hại của việc thức khuya thường xuyên.

Suy giảm trí nhớ.

  • Thời gian ngủ chính là thời gian cho cả cơ thể nghỉ ngơi, đặc biệt là để não bộ được thư giãn và ghi nhớ lại những hoạt động diễn ra trong ngày. Khi bạn thức khuya tức là bạn đang làm tăng lượng thông tin cần ghi nhớ trong khi lại giảm thời gian nghỉ ngơi của não bộ.
  • Tỷ lệ suy giảm trí nhớ ở những người có thói quen thức khuya chính vì thế mà cũng cao hơn gấp 5 lần so với người bình thường. Thời gian phù hợp giúp não nghỉ ngơi trong giấc ngủ là 8 tiếng/ngày.

Ảnh hưởng tới hệ miễn dịch.

  • Khung giờ ngủ đêm, đặc biệt là từ lúc 12 giờ đêm đến 4 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra những hormone cần thiết cho việc duy trì khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Thức khuya thường xuyên sẽ khiến cho lượng hormone trên bị thiếu hoặc có thể bị ngắt hẳn nếu bạn thức đến tận sáng. Do vậy, những người thường xuyên thức khuya sẽ có hệ miễn dịch kém hơn người bình thường, từ đó dễ mắc các bệnh cảm cúm, dị ứng hơn những người được ngủ đầy đủ.

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Các tế bào niêm mạc dạ dày sẽ được tự tái tạo và hồi phục vào ban đêm trong khi bạn ngủ. Việc thức đêm sẽ làm cho các tế bào này không được nghỉ ngơi dẫn đến suy yếu. Đồng thời, thức khuya làm cho dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, ăn mòn dạ dày gây viêm loét nếu kéo dài.

Thức khuya khiến da bị lão hóa nhanh hơn.

Ban đêm các tế bào da sẽ được tái tạo nhanh hơn so với ban ngày. Thức khuya sẽ làm cho các hoạt động điều tiết các tế bào da bị thất thường, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của biểu bì khiến cho da bị lão hóa sớm, xỉn màu, xuất hiện các vết nám và tàn nhang, xuất hiện các nếp nhăn.

Giảm thị lực.

  • Thức khuya để làm việc sẽ làm cho đôi mắt bị quá tải sau một ngày làm việc liên tục, lúc này đôi mắt sẽ phải làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng tự nhiên.
  • Thức đêm thường xuyên sẽ gây ra các bệnh về mắt: đau mắt, cận thị, loạn thị, nhức mỏi mắt...
vicare-dau-da-day-co-nen-thuc-khuya-body-2
Thức khuya rất có hại cho sức khỏe

3. Các biện pháp phòng ngừa bệnh đau dạ dày hiệu quả.

  • Hạn chế tối đa việc phải thức khuya, nên đi ngủ từ 22h đêm đến 6h sáng hôm sau, đảm bảo giấc ngủ đủ cho một người là 8 tiếng/ ngày.
  • Không nên ăn trước khi đi ngủ, nếu đói bụng bạn có thể sử dụng một ly sữa ấm.
  • Không nên hoạt động trí óc hay thể lực mạnh vào khoảng thời gian 30 phút trước khi đi ngủ. Việc não bộ đang tập trung để làm việc sẽ khiến cho bạn khó đi vào giấc ngủ hơn. Làm việc trí óc vào ban đêm cũng rất dễ gây ra bệnh đau dạ dày.
  • Không hút thuốc, uống rượu bia, các chất kích thích...vì đây là một trong những yếu tố làm suy giảm sức đề kháng tự nhiên của niêm mạc dạ dày.
  • Hạn chế căng thẳng, stress, áp lực... vì đây chính là nguyên nhân gây ra tăng sinh acid dạ dày và tiêu hóa chậm gây rối loạn tiêu hóa, lâu dần dẫn đến bệnh đau dạ dày.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, ăn chín uống sôi, ăn đúng giờ để làm giảm áp lực làm việc cho dạ dày.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm chiên rán, thực phẩm ngâm muối, đồ ăn sống và đồ đông lạnh.
  • Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi sạch, bổ sung nước đầy đủ.

Qua bài viết trên đây, hy vọng bạn đọc đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: người bị đau dạ dày có nên thức khuya hay không? Thức khuya không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần sức khỏe của người bình thường, mà còn có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đối với những người đau dạ dày. Vì vậy bạn hãy nghỉ ngơi hợp lý, đúng giờ để có được một sức khỏe tốt nhất.

Xem thêm:

  • Đau dạ dày nên uống thuốc gì?
  • Bệnh đau dạ dày nên ăn gì là tốt nhất?
  • Đau dạ dày bạn đã biết cách điều trị đúng hay chưa