Đau dạ dày có nên ăn bún không?

Bún là món ăn ưa thích của rất nhiều người do bún dễ ăn và hay được kết hợp với các gia vị để kích thích vị giác. Vậy những bệnh nhân đau dạ dày có nên ăn bún không? Cùng HoiBenh tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.

Đau dạ dày có nên ăn bún không? Đau dạ dày có nên ăn bún không?

Bún là món ăn ưa thích của rất nhiều người do bún dễ ăn và hay được kết hợp với các gia vị để kích thích vị giác. Vậy những bệnh nhân đau dạ dày có nên ăn bún không? Cùng HoiBenh tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.

1. Thành phần chính của bún

Bún được làm từ gạo tẻ, có màu trắng đục hoặc xám. Bún khi mới làm ra không có màu trắng tinh như trên thị trường vẫn bày bán. Để sợi bún có được màu trắng đẹp, dai, lâu bị thiu là thì đa số các cơ sở sản xuất bún thêm các gia vị khác vào quy trình làm bún.

Các gia vị thường được thêm vào bún như: Natri sulfit, Natri benzoate, Foocmol, acid Oxalic, Tinopal, hàn the và các chất độn khác.

Chất tinopal- hay còn gọi là chất huỳnh quang.

  • Tinopal có tác dụng tạo độ bóng trên bề mặt sợi bún, làm cho bún trong hơn, bắt mắt hơn.
  • Theo như PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên Giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm Đại học Bách khoa Hà Nội thì tinopal là chất phụ gia thực phẩm bị cấm, chúng chỉ được dùng trong công nghiệp như sơn để làm bóng sơn, hoặc công nghiệp chế biến giấy, vải.
  • Sử dụng chất làm trắng huỳnh quang là vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của người sử dụng thực phẩm, do chúng có chứa nhiều tạp chất kim loại nặng. Nếu sử dụng với liều lượng cao và trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng tồn dư kim loại nặng, tích tụ trong cơ thể gây ngộ độc cấp tính và mãn tính.
  • Chất tinopal có thể làm hư hại niêm mạc ruột và đường tiêu hóa, có thể dẫn đến loét ruột, dạ dày, nặng hơn có thể gây suy gan, thậm chí là ung thư.
  • Do đó các cơ sở sản xuất bún không được sử dụng chất phụ gia này để cho vào bún vì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
vicare.vn-dau-da-day-co-nen-an-bun-khong-body-1

Hàn the.

  • Hiện nay rất nhiều cơ sở chế biến bún còn sử dụng hàn the trong quy trình sản xuất.
  • Hàn the có tác dụng làm cho sợi bún dai hơn và không bị bết dính.
  • Hàn the không nằm trong danh mục các chất được bộ Bộ Y tế cho phép sử dụng để chế biến thực phẩm. Hàn the khi tích lũy trong cơ thể, tùy vào liều lượng mà có thể gây ra triệu chứng ngộ độc cấp và mạn tính.
  • Sử dụng bún với lượng nhỏ hàn the sẽ khó để nhận thấy các dấu hiệu bất thường của cơ thể, tuy nhiên, nếu sử dụng lâu ngày có thể gây ra ngộ độc tiêu hóa như: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, ban đỏ da đến tróc vẩy, ngoài ra hàn the còn gây hại cho thận, rối loạn chức năng chuyển hóa, rối loạn kinh nguyệt và rụng tóc ở nữ giới.

Natri sulfit, Natri benzoate.

  • Đây là các chất bảo quản có tác dụng làm trắng bún. Các chất này được cho phép sử dụng trong danh mục các chất được Bộ Y tế, tuy vậy chỉ được sử dụng với một hàm lượng nhỏ.

Foocmol, acid oxalic.

  • Các chất này làm trắng bún và chống ôi thiu, không có trong danh mục phụ gia được sử dụng và cấm sử dụng trong thực phẩm.

Các chất độn.

  • Các chất độn gồm bột năng, bột lọc vào bún để bún có màu trắng sáng hơn, đẹp mắt hơn và dai hơn.
  • Bổ sung các chất độn này vào bún không gây hại cho sức khỏe và làm giảm giá thành của bún.

2. Đau dạ dày có nên ăn bún không?

  • Theo như lời khuyên của các bác sĩ thì những ai đang gặp phải tình trạng đau dạ dày thì không nên ăn bún.
  • Bún rất dễ ăn đặc biệt là lúc cơ thể mệt mỏi, tuy nhiên trong bún lại có chứa các chất chua có thể gây hại cho dạ dày. Trong một vài trường hợp quá phát, ăn bún còn có thể làm cho các vết loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn, nặng nhất có thể gây thủng dạ dày.
  • Theo các kết quả kiểm tra của các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh và thành phố và Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia thì các chất cấm, các chất phụ gia hay được sử dụng là Tinopal và hàn the được phát hiện trong rất nhiều mẫu bún trên thị trường. Do đó những người bị đau dạ dày càng không phải là đối tượng thích hợp để sử dụng bún.
vicare.vn-dau-da-day-co-nen-an-bun-khong-body-2
  • Ở các thành phố thì việc giữ bún lâu thiu và sợi bún được dai là một trong những ưu tiên quan trọng của các cơ sở sản xuất. Do vậy, cho dù biết là độc hại cho người tiêu dùng tuy nhiên các cơ sở vẫn cho thêm những chất phụ gia độc hại vào trong quy trình làm bún.
  • Vị chua của bún cùng các chất phụ gia, các chất cấm có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày, làm rối loạn tiêu hóa.
  • Ngoài những bệnh nhân bị đau dạ dày, thì một số nhóm đối tượng nên hạn chế sử dụng bún như: phụ nữ sau sinh,, trẻ con, người đang bị sốt, bị cảm...
  • Nên lựa chọn mua bún ở các cơ sở sản xuất có uy tín hoặc đã được chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xem thêm:

  • Đau dạ dày nên uống gì?
  • Bệnh đau dạ dày nên ăn gì là tốt nhất?
  • Khi mắc bệnh đau dạ dày có nên ăn sữa chua không