Đau bụng kinh hay đi ngoài có sao không?
Trong kỳ kinh phụ nữ luôn gặp rất nhiều rắc rối về sức khỏe cũng như tâm lý. Các cơn đau bụng, tức ngực tấn công, thân nhiệt tăng, dễ cáu gắt. Và một trong những tình trạng nữa mà không ít chỉ em gặp phải đó là đau bụng kinh hay đi ngoài. Vậy hiện tượng này có nguy hiểm hay không? Các phương pháp hạn chế là gì?
Đau bụng kinh hay đi ngoài có sao không?
Trong kỳ kinh phụ nữ luôn gặp rất nhiều rắc rối về sức khỏe cũng như tâm lý. Các cơn đau bụng, tức ngực tấn công, thân nhiệt tăng, dễ cáu gắt. Và một trong những tình trạng nữa mà không ít chị em gặp phải đó là đau bụng kinh hay đi ngoài. Vậy hiện tượng này có nguy hiểm hay không? Các phương pháp hạn chế là gì?
Đau bụng kinh là gì?
Đối với các chị em đang đến ngày “ đèn đỏ” thì tình trạng đau bụng kinh được biết đến là tình trạng hay gặp và phổ biến nhất.
Cơn đau bụng kinh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào cơ địa của từng người, có thể diễn ra trước hoặc trong kỳ kinh. Với các dấu hiệu điển hình và đi kèm các triệu chứng khác như sau:
- Đau âm ỉ hoặc thấy đau nhói ở vùng bụng dưới, vùng đau có thể lan xuống phần xương mu và bẹn trong.
- Bạn sẽ cảm thấy hơi khó thở do vùng ngực bị căng tức, đầu ngực thường đau nhẹ.
- Bụng đầy hơi, cảm thấy chướng bụng hơn những ngày bình thường, buồn nôn, cũng có nhiều trường hợp kèm theo hiện tượng tiêu chảy.
- Đau lưng, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, nhiệt độ cơ thể trong ngày hành kinh thường tăng 0.5 °C so với ngày bình thường, nên bạn sẽ có cảm giác mình đang sốt nhẹ.
- Tinh thần và tâm trạng rất nhạy cảm, rất dễ bực bội và cáu gắt.
- Da nổi nhiều mụn và đổ nhiều dầu hơn bình thường.
Đau bụng kinh hay đi ngoài có sao không?
Có rất nhiều trường hợp, khi đến chu kỳ kinh, ngoài những triệu chứng đau bụng kinh hay gặp thì bạn còn phải đối mặt với cả tình trạng hay đi ngoài, thậm chí là có cảm giác bị tiêu chảy. Vì sao lại có hiện tượng như vậy?
Nguyên nhân chính của các cơn đau bụng đến từ sự thay đổi của một hormone mang tên là prostagiandin.
Vào năm 1935, Von Euler người Thụy Điển đã lần đầu tiên phân lập được một chất từ tinh dịch và ông ấy đã lấy đặt tên cho chất này là prostagiandin, vì lúc này ông cho rằng chất này có nguồn gốc từ tuyến tiền liệt của nam giới (prostate: Tiền liệt, glande: tuyến). Sau này với sự phát triển của khoa học thì người ta đã tìm ra rằng chất này có ở mọi nơi trong cơ thể và không phải là hormone độc quyền của phái nam.
Ở cơ thể người phụ nữ, khi đến chu kỳ kinh nguyệt thì prostagiandin được sản xuất ra nhằm mục đích tạo các cơn co thắt tử cung, từ đó giúp đẩy lượng máu kinh ra bên ngoài. Chất này cũng có tác dụng gây lên các cơn co thắt trong ruột dẫn đến tiêu chảy, đi ngoài. Đối với chị em phụ nữ có lượng prostaglandin tăng cao hơn những người khác, sự co bóp của tử cung mạnh hơn, đồng thời cũng có sự tác động làm tăng co bóp của ruột, dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
Nếu đau bụng kinh kèm tiêu chảy thì bạn nên làm như thế nào?
Sử dụng thuốc.
Có một loại thuốc là khắc tinh của prostaglandin đó là nhóm thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid. Mà một trong những hoạt chất thường dùng đó là Diclofenac.
Cataflam là một muối natri của Diclofenac, được biết đến là một trong những thuốc hỗ trợ giảm đau bụng kinh hiệu quả do nó ức chế được quá trình sản xuất ra prostaglandin. Sau khi uống thuốc này bạn sẽ thấy cả hiện tượng đau bụng kinh và đi ngoài giảm thiểu một cách rõ rệt.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nên cẩn trọng. Trong trường hợp bạn quá đau và cảm thấy tình trạng đi ngoài quá nhiều khiến cơ thể mệt mỏi, thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước để sử dụng thuốc một cách hợp lý nhất.
Thực hiện các mẹo nhỏ giúp giảm đau bụng kinh.
Nếu gặp phải đồng thời tình trạng đau bụng kinh và tiêu chảy thì trong những ngày hành kinh này, bạn nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm không có nguy cơ tiêu chảy như: gạo, bánh mì, chuối... để cải thiện tình trạng.
Trong trường hợp đau bụng kinh dữ dội kèm tiêu chảy kéo dài khiến cơ thể mất nước, mệt mỏi thì bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để nhận được sự thăm khám kịp thời.
Một số mẹo nhỏ để giảm đau bụng kinh:
- Chườm nóng vào vùng đau, tắm bằng nước ấm.
- Có thể đắp gừng, uống nước gừng lúc đau.
- Massage phần bụng dưới nhẹ nhàng.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất. Ăn nhiều rau củ, quả, ít chất béo, không ăn các món ngọt, do món ngọt làm tăng sản xuất prostaglandin, còn các món béo lại làm tăng co thắt các cơ, gây đau. Hạn chế sử dụng cà phê hay các chất kích thích khác.
- Tăng cường bổ sung nước, vì trong những ngày này cơ thể bạn bị thiếu nước hơn so với những người bình thường.
- Giữ ấm cơ thể.
- Hạn chế làm các việc nặng nhọc, nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái, làm việc điều độ để tránh căng thẳng, stress.
- Một mẹo đơn giản nhưng mang lại tác dụng rất lớn đó là: Trước kỳ kinh 10 ngày, bạn hãy đi bộ mỗi ngày 1 giờ. Đi bộ làm cho cơ thể khỏe mạnh, đồng thời lúc đi bộ, cơ thể bạn sẽ tiết ra endorphin, một chất giúp tinh thoải mái và thư thái. Endorphin lại được biết đến như là một thuốc giảm đau nội sinh, nên nó sẽ đánh tan những cơn đau cũng như hạn chế sự tác động của hormone prostaglandin lên cơ thể bạn.
Khi cơn đau dữ dội thì bạn nên sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số trường hợp đau bụng kinh lại có nguyên nhân từ bệnh lý như: lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm dính tử cung, viêm vùng chậu. Vì vậy khám định kỳ sức khỏe phụ khoa cũng vô cùng quan trọng đối với các chị em phụ nữ.
Xem thêm:
- Đau bụng kinh và những điều cần biết
- 12 mẹo đơn giản nhưng cực hiệu quả giúp giảm đau bụng kinh
- Đau bụng kinh ở vị trí nào, ăn uống gì khi bị đau bụng kinh