Đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau paracetamol không?
Rất nhiều chị em khi đến kỳ kinh bị đau thắt vùng bụng dưới. Đau bụng kinh khiến chị em khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động hàng ngày. Nhiều chị em thắc mắc đau bụng kinh dùng thuốc gì, đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau paracetamol, có cách nào giúp giảm đau mà không cần dùng thuốc không? Bài viết này sẽ giúp chị em tìm câu trả lời cho những thắc mắc về việc giảm đau bụng kinh trên.
Đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau paracetamol không?
1. Đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau paracetamol?
Đau bụng kinh là tình trạng đau đôi khi kèm theo co thắt nên dùng paracetamol - nhóm thuốc đầu bảng là các thuốc giảm đau và chống co thắt. Thuốc Paracetamol có tác dụng làm dịu cơn đau cũng như ít có tác dụng phụ hơn các thuốc khác.
Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm có chứa paracetamol và Paracetamol là loại thuốc có rất nhiều dạng dùng do đó bạn cần đọc kỹ thành phần của thuốc để tránh dùng nhiều sản phẩm cùng lúc đều chứa hoạt chất này sẽ gây quá liều làm hại gan. Bạn nên lựa chọn paracetamol các dạng bào chế dễ uống như viên sủi bọt hoặc gói thuốc bột để pha uống.
Ngoài ra, uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol nên bạn hãy tránh hoặc hạn chế uống rượu khi dùng thuốc này. Bên cạnh đó, cần lưu ý không dùng paracetamol để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
2. Ngoài paracetamol thì đau bụng kinh dùng thuốc gì khác được?
Như bạn đã biết, có thể dùng thuốc paracetamol để giảm đau. Vậy ngoài paracetamol thì đau bụng kinh dùng thuốc gì được? Dưới đây là nhóm thuốc khác bạn có thể dùng khi bị đau bụng kinh.
Nhóm thuốc kháng viêm không steroid bao gồm các thuốc như aspirin, diclofenac, ibuprofen, indomethacin, ketoprofen và naproxen, piroxicam có tác dụng ức chế cycloc- oxygenase. Do đó, thuốc ức chế tổng hợp prostaglandin và được sử dụng để làm giảm đau bụng kinh.
Tuy nhiên, nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ nên bạn cần thận trọng khi dùng thuốc. Một số tác dụng phụ thường gặp nhất là ù tai, kích ứng dạ dày hay loét dạ dày. Vậy nên, những người bị loét tiêu hóa, bị khó tiêu hoặc các rối loạn tiêu hóa khác không nên dùng các thuốc này.
Ngoài ra, những người bị hen phế quản, bệnh thận hoặc đang bị mất nước cũng không nên dùng nhóm thuốc kháng viêm không steroid. Cũng cần lưu ý, không dùng aspirin cho bé gái dưới 18 tuổi vì có thể gây hội chứng Reye - hội chứng tổn thương não cấp tính và thoái hóa mỡ ở các phủ tạng - não, thận, tim, nhất là gan có tỷ lệ tử vong cao.
Bên cạnh đó, bạn nên uống thuốc trong hoặc ngay sau bữa ăn để tránh kích ứng dạ dày cũng như không phối hợp các thuốc kháng viêm không steroid với nhau vì sẽ làm tăng độc tính của nhau. Tốt nhất là bạn hãy sử dụng thuốc ở liều thấp nhất cũng như trong thời gian ngắn nhất có thể để tránh tác dụng phụ.
Thuốc chống co thắt: Alverin là một trong những thuốc chống co thắt và giúp giảm đau do co thắt cơ nên cũng được dùng trong đau bụng kinh. Thuốc này có thể dùng theo đường uống với dạng viên nén, viên nang hoặc đặt hậu môn.
Không dùng thuốc trong các trường hợp quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc, tắc ruột hoặc liệt ruột hay tắc ruột do phân cũng như mất trương lực đại tràng. Khi sử dụng thuốc này, người dùng có thể gặp phải các hiện tượng như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt hay ngứa, phát ban, phản ứng dị ứng.
Tuy nhiên, các tác dụng phụ này của thuốc thường nhẹ và không cần phải xử trí. Với các trường hợp ngứa, phát ban thì cần ngừng thuốc và theo dõi phản ứng phản vệ nhưng phản ứng này rất hiếm xảy ra.
Ngoài ra, bạn có thể dùng các thuốc điều trị hỗ trợ như thuốc bổ đa sinh tố cũng như muối khoáng, thuốc bổ chứa chất sắt hay canxi, vitamin nhóm B khi bị đau bụng kinh.
3. Các biện pháp giảm đau bụng kinh không dùng thuốc
Đau bụng kinh dùng thuốc gì? Đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau paracetamol không thì bạn đã có câu trả lời. Vậy có biện pháp nào giúp giảm đau bụng kinh mà không cần dùng thuốc không?
Bên cạnh việc dùng các loại thuốc trên để giảm đau thì bạn cũng có thể dùng các biện pháp vật lý như túi chườm nóng, uống nhiều nước, nghỉ ngơi và thư giãn.
Bạn có thể massage, thiền hoặc yoga the
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý chế độ ăn có nhiều sắt, bổ sung canxi, ăn uống đầy đủ chất và điều độ cũng như tránh học tập rèn luyện quá mức, đi xe đạp hay chạy nhảy nhiều.
Xem thêm:
- Rối loạn kinh nguyệt - Nỗi lo của chị em ngày “đèn đỏ”
- Những cách giảm đau hiệu quả cho chị em vào ngày đèn đỏ
- Đau bụng kinh và những điều cần biết