Đau bụng dưới và đau lưng có phải là biểu hiện mang thai hay không?

Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai hay không? Trên thực tế, đây là hai dấu hiệu điển hình thông báo chị em đã mang thai. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, đau bụng dưới và đau lưng là triệu chứng của một số bệnh: viêm phụ khoa, viêm đường tiết niệu,... Để biết chính xác mình đã mang thai hay chưa, bạn nên đi khám bác sĩ hoặc dùng que thử thai.

Đau bụng dưới và đau lưng có phải là biểu hiện mang thai hay không? Đau bụng dưới và đau lưng có phải là biểu hiện mang thai hay không?

Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai hay không? Trên thực tế, đây là hai dấu hiệu điển hình thông báo chị em đã mang thai. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, đau bụng dưới và đau lưng là triệu chứng của một số bệnh: viêm phụ khoa, viêm đường tiết niệu,... Để biết chính xác mình đã mang thai hay chưa, bạn nên đi khám bác sĩ hoặc dùng que thử thai.

Những dấu hiệu thông báo có thai sớm

Chậm kinh

Khi có thai, bào thai sẽ tiết ra nội tiết tố hCG vào trong máu của mẹ và thông báo có thai. Lúc đó, cơ thể sẽ nhận tín hiệu và ngừng chu kỳ kinh nguyệt. Đây là một dấu hiệu sớm thông báo bạn đã có thai nhưng không hoàn toàn chính xác 100%. Để đảm bảo chính xác, bạn cần theo dõi thêm cả những dấu hiệu khác nữa.

vicare.vn-dau-bung-duoi-va-dau-lung-co-phai-la-bieu-hien-mang-thai-hay-khong-body-1

Chảy máu âm đạo

Có tới 75% bà bầu bị chảy máu âm đạo sau khi thụ thai, hiện tượng này còn được gọi là “máu báo thai”. Trứng vào tử cung làm tổ sẽ khiến lớp niêm mạc tử cung bong ra và đi ra ngoài cơ thể. Máu có thường màu hồng nhạt, kéo dài trong vài ngày. Biểu hiện kèm theo thường là đau bụng dưới râm râm, chán ăn, mệt mỏi.

Mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, đau đầu

Khi bắt đầu có thai khoảng 1 tuần, cơ thể của người mẹ sẽ có sự thay đổi nhất định để cung cấp dưỡng chất và oxy cho thai nhi. Bằng chứng là, tim sẽ đập nhanh hơn để cung cấp oxy và máu cho thai nhi, lượng máu cơ thể lúc này có thể tăng từ 40 đến 50%. Hormone progesterone sản sinh ra nhiều hơn khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng lên và đốt nhiều năng lượng hơn bình thường. Nếu cơ thể, cụ thể là hệ thống tim mạch và thần kinh không thay đổi kịp thời để thích nghi sẽ gây ra các hiện tượng mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, khó ngủ, đau đầu. Tình trạng này sẽ gia tăng ở 3 tháng đầu của thai kỳ, sau đó lại giảm dần trong 3 tháng tiếp theo và gia tăng trở lại ở 3 tháng cuối thai kỳ.

Ngực có biểu hiện đau và căng tức

Khi bắt đầu có thai khoảng 1 đến 2 tuần, hormone nội tiết tố trong cơ thể được sản sinh nhiều hơn, đồng thời tuyến sữa ở vú cũng phát triển để chuẩn bị nuôi em bé sau này. Đây là hai lý do chính khiến ngực, vú có biểu hiện đau, căng tức, núm vú bắt đầu căng ra, quầng vú sẫm màu hơn.

Đi tiểu nhiều

Trong suốt thai kỳ, tử cung không ngừng “bành trướng” để bao bọc thai nhi đang lớn dần và gây chèn ép lên bàng quang. Đồng thời, thận cũng làm việc nhiều hơn để tống chất thải ra khỏi cơ thể. Hai yếu tố này khiến nhu cầu tiểu tiện ở bà bầu xuất hiện nhiều hơn, thậm chí tiểu xong rồi mà vẫn buồn tiểu, tiểu cả ngày lẫn đêm. Đây là hiện tượng bình thường của cơ thể khi mang thai, nên bà bầu vẫn cần uống đủ nước thay vì hạn chế uống nước để tránh đi tiểu nhiều.

Thay đổi thói quen ăn uống, buồn nôn

Hormone estrogen trong cơ thể sẽ tăng cao khi chị em bước vào giai đoạn bầu bí, điều này khiến “khứu giác” cực kỳ nhạy cảm với mùi. Ban đầu chỉ là biểu hiện sợ thức ăn, sợ mùi thức ăn (mùi thuốc lá, mùi tanh, mốc), nặng hơn là buồn nôn, thậm chí uống nước cũng nôn. Bên cạnh đó, rất nhiều chị em thích ăn đồ chua (mặc dù trước đây không thích), ăn nhiều hơn.

Táo bón

Hormone progesterone tăng cao, tác động lên trực tiếp các cơ ở thành ruột, làm chúng bị trùng, khiến đường ruột hoạt động kém hiệu quả. Đồng thời, sự phát triển của bào thai gây áp lực lên ruột và ngăn cản chức năng của ruột khiến bà bầu bị táo bón. Ngoài ra, bà bầu còn bị ợ hơi, ợ nóng hoặc tăng tiết nước bọt do hiện tượng axit trào ngược vào thực quản.

vicare.vn-dau-bung-duoi-va-dau-lung-co-phai-la-bieu-hien-mang-thai-hay-khong-body-2

Chuột rút

Tử cung sẽ lớn dần lên kể từ khi bạn thụ thai. Sự lớn dần của tử cung gây ra áp lực lên mạch máu ở chi dưới, khiến bạn bị chuột rút. Giải pháp là bổ massage nhẹ nhàng chân tay và bổ sung thực phẩm giàu canxi (trứng, sữa, cá).

Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai hay không?

Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai? Thực tế, đau bụng dưới và đau lưng là hai dấu hiệu ngầm thông báo bạn có thể đã mang thai. Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu chính xác 100%.

Trong thời kỳ mang thai, đau bụng dưới là do phôi thai làm tổ ở tử cung, tử cung phải dãn nở để chứa thai nhi. Do đó, nó sẽ chèn ép các cơ quan xung quanh, kết quả là các cơn đau ở vùng bụng dưới, vùng dưới rốn xuất hiện nhiều hơn. Đau bụng dưới thông báo bạn đã mang thai còn đi kèm với các biểu hiện chậm kinh, chảy máu âm đạo (máu báo thai), đau tức ngực, đau đầu.

Các biểu hiện nhức lưng, đau lưng hoặc bị mỏi dọc sống lưng khi mang thai là hệ quả của việc cơ bụng lỏng lẻo, dây chằng của lưng phải giãn ra để thích nghi với tử cung đang phát triển.

Ngoài ra, đau bụng dưới hoặc đau lưng thường xuất hiện khi bạn sắp đến kỳ kinh nguyệt, cũng có thể là triệu chứng của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm niêm mạc tử cung, viêm phần phụ,..; do các khối u tiểu khung gây nên, điển hình là u nang buồng trứng; hoặc do các viêm nhiễm của hệ tiết niệu như: viêm niệu đạo, viêm bàng quang,...

Để biết chính xác đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám hoặc dùng que thử thai.

Xem thêm:

  • Những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới ở phụ nữ
  • Có thai có đau bụng dưới không?