Đau bụng dưới sau sinh 5 tháng có phải do ứ đọng sản dịch không?

Nhiều phụ nữ sau khi sinh con 5 tháng vẫn gặp phải hiện tượng đau bụng dưới. Tình trạng này khiến cho mẹ sau sinh cảm thấy lo lắng khi không biết mình có gặp vấn đề gì về sức khỏe hay không. Vậy đau bụng dưới sau sinh 5 tháng có phải do ứ đọng sản dịch không? Các biện pháp phòng tránh ứ đọng sản dịch ra sao? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin ngay qua bài viết này.

Đau bụng dưới sau sinh 5 tháng có phải do ứ đọng sản dịch không? Đau bụng dưới sau sinh 5 tháng có phải do ứ đọng sản dịch không?

1. Ứ đọng sản dịch là gì?

  • Sản dịch sau sinh thực chất chính là màng rau, dịch và niêm mạc cổ tử cung và âm đạo bong ra, dễ phân hủy và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn đường sinh dục phát triển.
  • Thông thường, đối với phụ nữ sau khi sinh, tử cung của phụ nữ sẽ co bóp nhằm mục đích đẩy hết sản dịch trong cơ thể ra bên ngoài. Chính điều này có thể gây ra tình trạng đau bụng vừa hoặc dữ dội. Tuy nhiên, đa số các trường hợp đều diễn ra quá trình này sau khoảng vài ngày sau sinh hoặc lâu nhất là 2-3 tháng. Nếu mẹ sau sinh sau 5 tháng mà vẫn còn gặp các cơn đau bụng dưới thì cần để ý bởi rất có thể nguyên nhân do ứ đọng sản dịch.
  • Trong trường hợp sản dịch không thể thoát ra ngoài được và bị ứ đọng lại trong tử cung thì gọi là bế sản dịch sau sinh.
  • Sản phụ nếu gặp phải tình trạng ứ đọng sản dịch sau sinh mà không nhận được sự can thiệp kịp thời thì có thể dẫn đến các chứng rối loạn đông máu. Rối loạn đông máu có thể dẫn đến tình trạng máu chảy mà không cầm được, mất máu quá nhiều và có thể nguy hiểm tới tính mạng.

2. Nguyên nhân gây ra ứ đọng sản dịch sau sinh

vicare.vn-dau-bung-duoi-sau-sinh-5-thang-co-phai-do-u-dong-san-dich-khong-body-1

Do mẹ ít vận động sau sinh

  • Nhiều bà mẹ sau sinh, do cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, hoặc lo sợ việc vận động có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, tuy nhiên suy nghĩ này là không chính xác.
  • Thường thì trong 10 ngày đầu tiên sau khi sinh là khoảng thời gian tử cung co bóp và đàn hồi tốt nhất, mỗi ngày tử cung co hồi khoảng 1cm để tống đẩy sản dịch ra ngoài.
  • Theo lời khuyên của các bác sĩ thì các sản phụ sau khi sinh chỉ nên nằm nghỉ ngơi trong vòng 8h đồng hồ đầu tiên sau khi sinh. Sau đó, bạn hãy ngồi dậy và vận động nhẹ nhàng, vừa sức, giúp tăng cường quá trình tống sản dịch ra ngoài, rút ngắn thời gian hậu sản.

Sau khi sinh, nếu vệ sinh vết khâu tầng sinh môn hay vết khâu mổ đẻ không tốt có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng, từ đó gây ra tình trạng đau bụng kéo dài lâu hơn và còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Phụ nữ sau sinh có thể gặp phải tình trạng sót rau hoặc do trương lực cơ tử cung của mẹ kém do tử cung đã bị căng giãn quá mức trong thời gian mang thai. Trường hợp này thường hay gặp ở các mẹ mang thai to, đa ối, đa thai nên thời gian chuyển dạ trong lúc sinh kéo dài, làm cho mẹ bị sót rau và dẫn đến tình trạng ứ đọng sản dịch.

Nguyên nhân tiếp theo có thể là do cổ tử cung đóng kín làm cho sản dịch không thể thoát ra được. Tình trạng này có thể gặp phải trong trường hợp mẹ được bác sĩ chỉ định sinh mổ vào một thời gian bất kỳ mà chưa đến ngày chuyển dạ tự nhiên của mẹ, làm cho cổ tử cung không mở ra.

Trong các trường hợp mẹ được bác sĩ chỉ định mổ, thì trong lúc mổ, bác sĩ đã nong cổ tử cung để giúp nó mở ra, tạo điều kiện cho sản dịch thoát ra ngoài. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp sản dịch không thể thoát ra ngoài hết và gây ra tình trạng ứ đọng sản dịch trong tử cung và khiến mẹ bị đau bụng sau sinh.

3. Đau bụng dưới sau sinh 5 tháng có phải do ứ đọng sản dịch không?

Ở người bình thường, sản dịch sẽ được tống ra ngoài vào khoảng 10 ngày sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu sau khoảng thời gian 5 tháng sau sinh, mà mẹ vẫn gặp phải tình trạng đau bụng dưới thì đây cũng là một dấu hiệu bất bình thường.

Lúc này, mẹ cần xác định hiện tượng đau bụng dưới 5 tháng sau sinh được diễn ra như thế nào? Biểu hiện ra sao? Để xác định xem nguyên nhân có phải là đau bụng do nguyên nhân ứ đọng sản dịch gây ra hay không

Nếu bạn cảm thấy đau bụng, kèm theo đó là các triệu chứng bất thường sau đây, thì rất có thể có thể bạn đã bị ứ đọng sản dịch quá lâu:

  • Sản phụ có dấu hiệu sốt nhẹ.
  • Căng tức và đau vùng hạ vị.
  • Khám âm đạo rất ít sản dịch và có thể kèm mùi hôi do nhiễm trùng.
  • Sờ vào bụng thấy cứng và có cục.
  • Cổ tử cung đóng kín, dùng tay để nong cổ tử cung thấy sản dịch ra màu đen sậm kèm với mùi hôi, cảm thấy đau nhiều khi ấn cổ tử cung.

Nếu cơn đau bụng dưới sau khi sinh 5 tháng vẫn kéo dài và không có dấu hiệu dứt, kèm với đó là các triệu chứng bất thường vừa nêu, thì rất có thể bạn đã gặp phải tình trạng ứ đọng sản dịch. Lúc này, bạn cần đến gặp bác sĩ để khám và điều trị kịp thời, tránh để gây ra những biến chứng nguy hiểm.

vicare.vn-dau-bung-duoi-sau-sinh-5-thang-co-phai-do-u-dong-san-dich-khong-body-2

4. Các phương pháp đề phòng ứ đọng sản dịch sau sinh.

  • Nhằm phòng tránh tình trạng ứ đọng sản dịch sau khi sinh, phụ nữ cần thiết phải kiểm tra cổ tử cung. Thao tác này sẽ được bác sĩ thực hiện kiểm tra cho bạn.
  • Phụ nữ sau sinh nên vận động và đi lại nhẹ nhàng, vừa sức, không nên nằm quá nhiều thì tử cung sẽ không co lại được.
  • Sản phụ có thể nằm sấp khoảng 20-30 phút mỗi ngày đối với người mẹ có tử cung ở tư thế gập trước. Điều này sẽ giúp cho sản dịch dễ dàng được đẩy ra ngoài hơn.
  • Sản dịch sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trong bộ phận sinh dục. Do đó, trong khoảng thời gian sau sinh, mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ và đúng cách. Những ngày đầu, khi sản dịch ra nhiều, mẹ nên thay băng thường xuyên 4-5 lần hoặc nhiều hơn.
  • Những ngày sau khi sản dịch đã ít đi, mẹ vẫn cần thay băng thường xuyên và không nên để quá 6 giờ.
  • Đồng thời, mẹ hãy cho con bú thường xuyên. Việc bé tác động vào núm vú sẽ làm cơ thể mẹ tăng sản xuất Oxytocin- hormone giúp tăng cường khả năng co bóp của cổ tử cung, hỗ trợ quá trình đẩy sản dịch ra bên ngoài nhanh hơn.

Trên đây là các thông tin giúp mẹ sau sinh trả lời cho câu hỏi đó là: đau bụng dưới sau sinh 5 tháng có phải do ứ đọng sản dịch không? Trong trường hợp sau sinh 5 tháng, nếu mẹ vẫn gặp các cơn đau bụng dưới, thì mẹ hãy đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân, phòng ngừa ứ đọng sản dịch.

Xem thêm:

  • Sau khi sinh thường bao lâu thì hết sản dịch?
  • Vết mổ đẻ bao lâu thì lành hẳn
  • Vết mổ đẻ bao lâu thì hết sản dịch?