Đau bụng đi ngoài nhiều lần một ngày là chứng bệnh gì?

Đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân nát không thành khuôn, đi ngoài xong lại muốn đi tiếp là bệnh gì? Đó là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân khi mắc các chứng bệnh về đường tiêu hóa. Hôm nay, HoiBenh sẽ giúp các bạn tìm hiểu về vấn đề đau bụng đi ngoài nhiều lần trong một ngày.

Đau bụng đi ngoài nhiều lần một ngày là chứng bệnh gì? Đau bụng đi ngoài nhiều lần một ngày là chứng bệnh gì?

Nguyên nhân đau bụng đi ngoài nhiều lần một ngày

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng đau bụng đi ngoài ra nước này, nhưng một số nguyên nhân thường gặp ở bệnh nhân là:

- Do nhiễm các virut: Rotavirus (thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em), Adenovirus, Caliciviruses, Astrovirus.

- Do ký sinh trùng: Ký sinh trùng chủ yếu xâm nhập qua con đường ăn uống, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ. Một số ký sinh trùng gây bệnh như: giardia lamblia, entamoeba histolytica và cryptosporidium.

- Do vi trùng hay nhiễm khuẩn: nhiễm khuẩn từ các thực phẩm, qua các loại bánh, sữa, thịt, trứng,... bị nhiễm,dịch cúm. Một số vi khuẩn thường gặp là:Staphylococcus aureus ( S. aureus ), Clostridium perfringens, Bacillus cereus, Salmonella, Escherichia coli ( E. coli ), Vibrio cholerae vi trùng/khuẩn...

- Do tác động từ thuốc: Việc lạm dụng nhiều thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh có thể gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy hay đi phân nước...

vicare.vn-dau-bung-di-ngoai-nhieu-lan-mot-ngay-la-chung-benh-gi-body-1

Đau bụng đi ngoài nhiều lần một ngày là chứng bệnh gì

Đi ngoài ngay sau mỗi bữa ăn

Thực tế là, ngay sau khi ăn, hệ tiêu hóa sẽ được dồn máu để tiêu hóa thức ăn nên nhu động ruột sẽ tăng lúc này sẽ khiến đại tràng co bóp nhiều để đẩy khối thức ăn có trong đường ruột ra ngoài, nên có cảm giác muốn đi ngoài cũng là chuyện dễ hiểu. Vì vậy, với những người có thói quen đi ngoài ngay sau khi ăn nhưng hình dạng khuôn phân bình thường, không rắn, không lỏng, không nát và đi ngoài không quá hai lần một ngày thì bạn không cần lo lắng bởi đây chính là “nhịp sinh học” do chính cơ thể của bạn tạo nên.

Khi số lần đại tiện nhiều hơn hai lần trong ngày, thể trạng phân không bình thường mà thường bị nát, dẹt hoặc lỏng, không thành khuôn. Đặc biệt, bạn có cảm giác sau khi ăn không thể chịu đựng được, phải đi ngoài ngay và chỉ sau khi đi ngoài xong mới thấy bụng dạ dễ chịu hơn. Khi đó, bạn hãy chú ý bởi đây chính là những dấu hiệu của bệnh lý trên đường ruột có tên khoa học là Hội chứng ruột dễ kích thích (IBS) hay còn gọi là Đại tràng co thắt.

Người bệnh rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm đại tràng. Đây cũng là lý do khiến nhiều người bị Đại tràng co thắt nhầm tưởng mình bị viêm đại tràng, thành ra bệnh chữa mãi mà không khỏi và liên tục bị tái phát, gây tâm lý hoang mang, chán nản cho người bệnh.

Hiện nay việc chữa bệnh đại tràng co thắt rất phức tạp bởi phải kết hợp cả giảm co thắt đại tràng, cả thuốc ổn định hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng và thậm chí là thuốc an thần. Điều này khiến người bệnh phải uống nhiều loại thuốc một lúc khiến cơ thể càng mệt mỏi nhiều hơn.

Đi ngoài nhiều lần trong ngày là chứng bệnh gì

Hiện tượng đau bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày và có nhày máu hồng của bạn có thể liên quan đến một số bệnh về tiêu hóa như sau: Viêm đại tràng, ung thư đại tràng hoặc bệnh lỵ cấp tính ... Vì vậy, bạn nên đến chuyên khoa tiêu hóa để được khám và có hướng điều trị phù hợp.

Tiêu chảy phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ ngày nếu chỉ xuất hiện vài ngày rồi tự khỏi có thể do rối loạn tiêu hóa thường do thức ăn không hợp vệ sinh.

Nếu những triệu chứng này kéo dài, phân xuất hiện mỡ hay thức ăn sống có thể do thiếu men tiêu hóa hoặc củng có thể do bệnh lý đại tràng. Trường hợp này người bệnh cũng cần tới bác sĩ khám để xác định đúng nguyên nhân của bệnh.

vicare.vn-dau-bung-di-ngoai-nhieu-lan-mot-ngay-la-chung-benh-gi-body-2

Đau bụng đi ngoài thường xuyên, cơn đau đến sau khi ăn

Đây rất có thể là những triệu chứng của bệnh đại tràng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng và một trong các nguyên nhân đó là:

- Nhiễm khuẩn: các loại vi khuẩn gây hội chứng lỵ như Shigella, Samonella...

- Nhiễm nguyên sinh động vật như amip, lamblia

- Nhiễm ký sinh trùng như các loại giun sống ký sinh ở đại tràng

- Chế độ ăn uống không điều độ kéo dài hoặc các thức ăn gây kích thích, tổn thương niêm mạc ruột.

- Nguyên nhân nữa đó là táo bón kéo dài, viêm đại tràng thứ phát sau các bệnh khác của hệ tiêu hóa.

Bệnh nhân khi mắc bệnh viêm đại tràng thường bị rối loạn tiêu hóa kéo dài như đi ngoài phân lúc táo, lúc lỏng, đi từ 2 – 6 lần trong ngày và sau khi đi đại tiện hay có cảm giác mót rặn muốn đi nữa. Bụng trướng hơi. Đau bụng âm ỉ ở phần dưới bụng hoặc dọc khung đại tràng, đau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện.

Xem thêm:

  • Bị cảm lạnh đau bụng đi ngoài phải làm sao?
  • Nên uống thuốc gì khi bị đau bụng đi ngoài