Đau bao tử ở vị trí nào?
Đau bao tử hay còn gọi là đau dạ dày là căn bệnh phổ biến hiện nay. Đau dạ dày dai dẳng là triệu chứng của một số bệnh liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày hoặc ung thư dạ dày,.... Vậy làm thế nào để biết chính xác đau bao tử ở vị trí nào, hãy cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Đau bao tử ở vị trí nào?
Đau bao tử hay còn gọi là đau dạ dày là căn bệnh phổ biến hiện nay. Đau dạ dày dai dẳng là triệu chứng của một số bệnh liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày hoặc ung thư dạ dày,.... Vậy làm thế nào để biết chính xác đau bao tử ở vị trí nào, hãy cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1.Vị trí dạ dày (bao tử) ở đâu? Đau bao tử ở vị trí nào?
Bao tử (hay còn gọi là dạ dày) là một bộ phận vô cùng quan trọng trong bộ máy tiêu hóa trong cơ thể người. Dạ dày có chức năng chứa đựng thức ăn. Tại đây cũng đồng thời diễn ra quá trình tiêu hóa thức ăn.
Bao tử (dạ dày) là phần phình lớn nhất trong ống tiêu hóa, nằm trong khoang bụng, trên rốn và dưới vùng thượng vị. Do vậy đây là vị trí điển hình giúp nhận biết đau bao tử ở vị trí nào. Do vậy người bệnh cần chú ý đến 3 vị trí sau:
- Đau bao tử ở vị trí thượng vị: có khá nhiều bệnh nhân bị đau ở vị trí này (cơn đau tập trung ở dưới mỏm xương ức, trên rốn). Cơn đau thường âm ỉ hoặc cảm giác đau tức và có xu hướng gia tăng khi ăn những đồ ăn nóng, cay, chua, uống đồ uống chứa cồn, gas. Đi kèm theo đó là những triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, nóng rát ở phần bụng trên,...
- Đau bao tử ở phần giữa bụng: do ở vị trí chính giữa bụng này nên đôi khi rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh ở đường tiêu hóa khác như đau ruột thừa hoặc ngộ độc thức ăn. Vị trí đau bao tử thường sẽ tập trung ở xung quanh vùng rốn và lan rộng xuống vùng bụng bên phải. Người bệnh thường cảm thấy khó tiêu, buồn nôn, đầy bụng, ợ chua kèm theo những cơn quặn thắt, âm ỉ cả khi đói và khi no. Do vậy để biết chính xác có phải do đau dạ dày hay không, bạn cần đi khám bác sĩ sớm.
- Đau bao tử vùng phía trên bên trái: Nếu đau bao tử ở vị trí này người bệnh sẽ luôn thấy nóng bụng, đau và hay cảm thấy đói, cơn đau sẽ giảm đi khi ăn nhưng ăn xong lại bị tức bụng, đầy hơi. Do vậy người bệnh cần tránh tất cả các loại nước uống như cà phê, nước có gas, các thực phẩm chua cay và nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
2.Những bệnh dạ dày mà nhiều người thường hay mắc phải.
- Đau bao tử: đây không phải là bệnh lý hiếm gặp, theo thống kê cứ 10 người Việt Nam thì có khoảng 4 người đang bị đau bao tử. Mà nguyên nhân chính là do viêm loét dạ dày gây ra. Người bệnh sẽ phải thường xuyên sống trong tình trạng đau âm ỉ ở vùng bụng.
- Viêm loét dạ dày: do lớp niêm mạc dạ dày bị xung huyết, có vùng bị viêm loét do acid hoặc pepsin kích thích. Viêm bờ cong nhỏ, viêm tâm vị, loét hang vị dạ dày, loét bờ cong nhỏ, viêm tá tràng, loét hành tá tràng,....đều có tên gọi chung là viêm loét dạ dày.
- Trào ngược dạ dày: thường bệnh trào ngược không có biểu hiện nên chỉ khi bệnh nhân đi nội soi hoặc có biến chứng mới có thể phát hiện ra bệnh. Bệnh để lâu không được điều trị sớm có thể gây ra một số biến chứng như loét dạ dày, chảy máu thực quản, ung thư dạ dày.
- Viêm hang vị dạ dày: bệnh xảy ra do tình trạng viêm nhiễm lâu ngày không được điều trị dứt điểm nên xuất hiện các vết xung huyết, loét ở nhiều vị trí khác nhau, từ đó dẫn đến bệnh viêm hang vị dạ dày.
- Xung huyết dạ dày: hay còn gọi là chảy máu dạ dày. Đây là biến chứng nặng của bệnh viêm loét dạ dày. Trong trường hợp bệnh nặng khiến máu chảy ồ ạt không cầm máu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
3. Những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị đau bao tử (dạ dày)
Bệnh đau bao tử rất phổ biến ở Việt Nam. Khi bao tử bị đau là dấu hiệu nó đang bị tổn thương mà nguyên nhân chính là do viêm loét gây ra. Người bị đau bao tử ( dạ dày) sẽ thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau bụng âm ỉ, đặc biệt là khi quá đói hoặc ăn quá no.
Bên cạnh cảm giác đau dạ dày, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng đi kèm như: chướng bụng, đầy hơi, ợ chua, chán ăn, buồn nôn,...
4. Những cách hạn chế và phòng ngừa bệnh đau bao tử?
Trong chế độ sinh hoạt và chế độ ăn hàng ngày, bạn cần lưu ý tránh những điều sau để giúp hạn chế và phòng ngừa bệnh đau bao tử (dạ dày) như:
- Tránh ăn quá ít hoặc quá no, đặc biệt là vào buổi tối, trước khi đi ngủ.
- Nhai kỹ để giúp dạ dày không phải làm việc quá sức.
- Hạn chế các loại thức uống có cồn, gas như rượu, bia, nước ngọt đóng chai,...
- Hạn chế stress vì đây cũng là nguyên nhân gây đau bao tử.
- Khi bụng đói tuyệt đối không nên ăn những loại thực phẩm như: cà phê, sữa chua, nước cam tươi, cà chua, lê, chuối, chanh, cam, bưởi,....
- Duy trì cân nặng cơ thể ở mức hợp lý.
- Không nên lạm dụng các loại thuốc giảm đau vì chúng ngăn cản cơ thể sản sinh ra lớp nhày trên niêm mạc dạ dày.
Xem thêm:
- Đau dạ dày có uống được chè xanh không?
- Khi bị đau dạ dày nên làm gì để giảm đau?
- 7 Cách làm giảm cơn đau dạ dày ngay lập tức