Đau âm ỉ trong dạ dày, tái phát nhiều lần kèm theo tiêu chảy, đầy bụng có phải là bệnh hội chứng ruột kích thích hay không?

Hội chứng ruột kích thích gây ra nhiều phiền toái và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nếu không được phát hiện sớm. Vậy hội chứng ruột kích thích là gì? Làm sao để phòng ngừa hội chứng ruột kích thích.

Đau âm ỉ trong dạ dày, tái phát nhiều lần kèm theo tiêu chảy, đầy bụng có phải là bệnh hội chứng ruột kích thích hay không? Đau âm ỉ trong dạ dày, tái phát nhiều lần kèm theo tiêu chảy, đầy bụng có phải là bệnh hội chứng ruột kích thích hay không?

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn chức năng của đường tiêu hóa, không có rối loạn về cấu trúc và sinh hóa, được gọi dưới nhiều danh từ khác nhau như hội chứng đại tràng kích thích, bệnh đại tràng co thắt, bệnh đại tràng chức năng,...

Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích?

Không biết chính xác những gì gây ra hội chứng ruột kích thích. Thành của ruột được lót bằng lớp cơ, co và thư giãn phối hợp ở mỗi nhịp khi chúng di chuyển thức ăn từ dạ dày qua đường ruột vào trực tràng. Nếu có hội chứng ruột kích thích, các cơn co thắt có thể mạnh hơn và kéo dài hơn bình thường. Thực phẩm bắt buộc phải qua đường ruột nhanh hơn, gây ra khí, đầy hơi và tiêu chảy. Một số thủ phạm gây hội chứng ruột kích thích có thể kể đến như sau:

  • Thực phẩm: một số loại thực phẩm như: sữa, socola và rượu có thể gây táo bón hoặc tiêu chảy. Đồ uống có ga và một số loại trái cây và rau quả có thể dẫn đến đầy hơi và khó chịu ở một số người hội chứng ruột kích thích.
  • Căng thẳng: Hầu hết những người bị hội chứng ruột kích thích có thể thấy các dấu hiệu và triệu chứng nặng hơn hoặc thường xuyên hơn trong các sự kiện căng thẳng.
  • Kích thích tố: Theo nhiều nghiên cứu cho biết: phụ nữ gấp đôi có hội chứng ruột kích thích. Nhiều phụ nữ thấy các dấu hiệu và triệu chứng tồi tệ hơn trong hoặc xung quanh thời kỳ kinh nguyệt.
  • Các bệnh: Đôi khi một căn bệnh, chẳng hạn như là một cơn bệnh cấp tính của bệnh tiêu chảy nhiễm trùng, có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích.
vicare.vn-dau-am-i-trong-da-day-tai-phat-nhieu-lan-kem-theo-tieu-chay-day-bung-co-phai-la-benh-hoi-chung-ruot-kich-thich-hay-khong-body-1

Biểu hiện hội chứng ruột kích thích

Đau bụng

Đau bụng là triệu chứng thường thấy nhất và là yếu tố chính trong việc chẩn đoán hội chứng ruột kích thích. Điều này xảy ra thông qua các hormone, dây thần kinh và các tín hiệu do vi khuẩn tốt sống trong ruột của bạn phát ra.

Khi mắc hội chứng ruột kích thích, có thể khiến cho các cơ trong đường tiêu hóa bị căng và đau. Những cơn đau này thường xảy ra ở bụng dưới hoặc toàn bộ vùng bụng, ít có khả năng đau ở vùng bụng trên.

Việc thực hiện chế độ ăn kiêng có thể cải thiện các cơn đau và các triệu chứng khác. Bạn có thể điều trị đau bụng bằng các loại thuốc giãn cơ ruột như dầu bạc hà, liệu pháp hành vi nhận thức và liệu pháp thôi miên. Nếu đã áp dụng những biện pháp này nhưng không có tác dụng, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên về dạ dày – ruột để được tư vấn và điều trị.

Tiêu chảy

Hội chứng ruột kích thích (IBS) có 4 nhóm chính:

  • IBS tiêu chảy chiếm ưu thế
  • IBS táo bón chiếm ưu thế
  • IBS vừa tiêu chảy vừa táo bón
  • IBS không tiêu chảy không táo bón.

Trong đó, nhóm 1 chiếm khoảng 1/3 số người mắc hội chứng ruột kích thích.

Một nghiên cứu cho thấy những người bị IBS tiêu chảy chiếm ưu thế trung bình 1 tuần đi tiêu 12 lần – gấp 2 lần số người lớn không mắc hội chứng ruột kích thích.

Ở bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích, quá trình vận chuyển thức ăn qua ruột diễn ra nhanh hơn có thể ngay lập tức thúc giục nhu động ruột. Điều này có thể gây căng thẳng nghiêm trọng và khiến bệnh nhân lo lắng về việc bị tiêu chảy đột ngột.

Táo bón

Sự thay đổi liên lạc giữa não và ruột có thể làm tăng hoặc chậm thời gian vận chuyển bình thường của phân. Khi thời gian vận chuyển chậm, ruột hấp thụ nhiều nước hơn từ phân, do đó khiến bạn khó đi tiêu.

Cùng với các phương pháp thông thường, tập thể dục, uống nhiều nước hơn, ăn chất xơ hòa tan và ít sử dụng thuốc nhuận tràng cũng có tác dụng điều trị hội chứng ruột kích thích.

Táo bón và tiêu chảy luân phiên

IBS vừa tiêu chảy vừa táo bón ảnh hưởng đến khoảng 20% ​​bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích. Các dấu hiệu này liên quan đến chứng đau bụng kinh niên, tái phát thường xuyên.

Loại IBS này có khuynh hướng nghiêm trọng hơn những loại khác. Các triệu chứng của nhóm IBS này cũng khác nhau từ người này sang người khác. Do đó, tình trạng này đòi hỏi cần theo dõi và điều trị sát sao hơn.

Thay đổi nhu động ruột

Tình trạng phân di chuyển chậm trong ruột thường khiến phân bị khô cứng lại do ruột đã hấp thụ một phần nước, làm trầm trọng thêm các triệu chứng táo bón. Ngược lại, sự di chuyển nhanh của phân qua ruột sẽ khiến ruột ít hấp thụ nước và dẫn đến tình trạng phân lỏng, gây ra tiêu chảy.

Nếu bạn đi tiêu ra máu, máu lẫn trong phân, đó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh khác nguy hiểm hơn. Máu trong phân có thể có màu đen hoặc đỏ. Khi đó, bạn nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

vicare.vn-dau-am-i-trong-da-day-tai-phat-nhieu-lan-kem-theo-tieu-chay-day-bung-co-phai-la-benh-hoi-chung-ruot-kich-thich-hay-khong-body-2

Đầy hơi

Hội chứng ruột kích thích có thể dẫn đến sản xuất khí nhiều hơn trong ruột. Điều này có thể gây khiến bạn bị đầy hơi và khó chịu.

Trong một nghiên cứu gần đây, 83% bệnh nhân IBS nói rằng mình bị đầy hơi và đau bụng. Cả hai triệu chứng này đều phổ biến ở phụ nữ và trong nhóm IBS táo bón chiếm ưu thế hoặc các loại IBS vừa tiêu chảy vừa táo bón. Nếu bị đầy hơi do hội chứng ruột kích thích, bạn nên tránh sử dụng thực phẩm chứa lactose để giảm bớt cảm giác khó chịu.

Mệt mỏi và khó ngủ

Hơn một nửa số người bị hội chứng ruột kích thích cảm thấy mệt mỏi thường xuyên. Trong một nghiên cứu, có khoảng 160 người trưởng thành được chẩn đoán IBS cho rằng họ có khả năng chịu đựng áp lực thấp, cảm thấy yếu sức trong công việc, các hoạt động giải trí và tương tác xã hội.

Ngoài ra, bệnh IBS cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ như chứng mất ngủ, khó ngủ, thức giấc thường xuyên và cảm thấy không tỉnh táo vào buổi sáng. Điều đặc biệt là ngủ không đủ giấc có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng vào ngày hôm sau.

Lo lắng và trầm cảm

Lo lắng và trầm cảm cũng liên quan đến biểu hiện của hội chứng ruột kích thích. Các nhà khoa học vẫn chưa làm rõ tác động của việc căng thẳng gây ra các triệu chứng của bệnh IBS.

Trong một nghiên cứu lớn trên 94.000 nam giới và phụ nữ, có đến 50% những người mắc IBS có nguy cơ rối loạn lo âu và trên 70% có nguy cơ rối loạn tâm trạng, như trầm cảm. Hơn nữa, một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng liệu pháp giảm lo lắng có tác dụng kiểm soát các triệu chứng IBS.

Phòng ngừa hội chứng ruột kích thích

Để phòng ngừa hội chứng ruột kích thích có thể thực hiện một số lưu ý sau:

  • Thử nghiệm với chất xơ: Khi có hội chứng ruột kích thích, chất xơ có thể là một phước lành hỗn hợp. Nó giúp giảm táo bón nhưng cũng có thể làm cho hơi và đau bụng nặng hơn. Thực phẩm có chứa chất xơ là ngũ cốc, trái cây, rau, đậu.
vicare.vn-dau-am-i-trong-da-day-tai-phat-nhieu-lan-kem-theo-tieu-chay-day-bung-co-phai-la-benh-hoi-chung-ruot-kich-thich-hay-khong-body-3
  • Tránh một số loại thực phẩm: Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Hằng - Bệnh viện Thu Cúc: "Những loại thực phẩm làm triệu chứng trở nên nặng hơn thì nên hạn chế. Rượu, sô cô la, đồ uống có caffein như cà phê và nước ngọt, thuốc có chứa các sản phẩm sữa cà phê và các chất ngọt không đường như sorbitol hoặc mannitol là các thủ phạm làm cho triệu chứng nặng hơn. Chất béo, nhai kẹo cao su, ống hút là nguyên nhân gây ra đầy hơi, chướng bụng".
  • Ăn đúng bữa: không nên bỏ bữa, cố gắng ăn cùng khoảng thời gian mỗi ngày để điều chỉnh chức năng ruột. Nếu bị tiêu chảy nên chia làm nhiều bữa nhỏ.
  • Uống nước: mỗi người cần uống đủ lượng nước để cung cấp đủ nước cho hoạt động của cơ thể.
  • Tập thể dục thường xuyên: ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.
  • Thư giãn: ngâm mình trong bồn tắm, nghỉ ngơi, nghe nhạc...làm tinh thần thoải mái, tránh xa stress.
  • Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên ngăn ngừa triệu chứng bệnh lý ruột kích thích sớm và điều trị hiệu quả.

Hiện nay rất nhiều người mắc phải hội chứng ruột kích thích với nhiều biến chứng khó lường. Trong xã hội hiện đại, bạn cần chú ý chế độ ăn uống và rèn luyện hợp lí để không mắc phải những căn bệnh này.

Xêm thêm:

  • Hội chứng ruột kích thích có dễ điều trị không?
  • Những yếu tố nguy cơ gây hội chứng ruột kích thích
  • Cải thiện hội chứng ruột kích thích bằng chế độ ăn khoa học