Đặt thuốc âm đạo bị chảy máu có sao không?
Đặt thuốc âm đạo thường được chỉ định dành cho có trường hợp bị viêm âm đạo, vì sự tiện dụng của nó nên cũng được nhiều chị em phụ nữ tin dùng. Tuy nhiên việc đặt thuốc cũng gây ra một số tác dụng phụ như thuốc bị vỡ, chảy trôi ra ngoài, âm đạo bị ngứa rát... và còn có thể gây ra hiện tượng chảy máu bất thường. Vậy đặt thuốc âm đạo bị chảy máu có sao không?
Đặt thuốc âm đạo bị chảy máu có sao không?
Đặt thuốc âm đạo thường được chỉ định dành cho có trường hợp bị viêm âm đạo, vì sự tiện dụng của nó nên cũng được nhiều chị em phụ nữ tin dùng. Tuy nhiên việc đặt thuốc cũng gây ra một số tác dụng phụ như thuốc bị vỡ, chảy trôi ra ngoài, âm đạo bị ngứa rát... và còn có thể gây ra hiện tượng chảy máu bất thường. Cùng HoiBenh tìm hiểu xem đặt thuốc âm đạo bị chảy máu có sao không trong bài viết sau.
Nguyên nhân đặt thuốc âm đạo bị chảy máu
Đặt thuốc âm đạo bị chảy máu có nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có các nguyên nhân sau đây thường gặp nhất:
- Đặt thuốc không đúng cách: đặt thuốc sai cách không những làm viên thuốc bị dễ dàng đẩy ra ngoài mà còn có thể làm cạnh của viên thuốc cọ sát vào niêm mạc âm đạo, làm trầy xước lớp niêm mạc gây ra hiện tượng chảy máu.
- Tổn thương lúc đặt thuốc: do khi đặt thuốc sử dụng tay không, tay móng tay dài hoặc do dụng cụ đặt bị đẩy quá sâu vào trong gây ra tổn thương làm chảy máu.
- Do quan hệ tình dục: sau khi đặt thuốc, việc quan hệ tình dục quá mạnh hoặc quá sâu cũng sẽ làm trầy xước lớp niêm mạc âm đạo gây ra chảy máu.
- Do đến ngày hành kinh
- Do thay đổi nội tiết tố: việc đặt thuốc có thể gây ra hiện tượng nội tiết tố bị rối loạn dẫn đến tình trạng rong kinh.
- Nhiễm khuẩn: do lúc đặt thuốc không vệ sinh tay và dụng cụ sạch sẽ hoặc trong quá trình sau khi đặt thuốc vùng kín không được giữ vệ sinh khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn, làm cho việc viêm nhiễm trở nên nặng hơn và dẫn đến âm đạo bị ngứa rát, xuất hiện chảy máu.
- Do các tổn thương ở tử cung: có thể bị chảy máu âm đạo sau khi đặt thuốc do các tổn thương ở tử cung như: viêm lộ tuyến cổ tử cung, u bướu tử cung, tiền ung thư, ung thư tử cung....
Do đó khi đặt thuốc âm đạo bị chảy máu chị em không nên chủ quan, nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và được điều trị đúng liệu trình.
Đặt thuốc âm đạo bị chảy máu có sao không?
Bị chảy máu khi đặt thuốc âm đạo là một tác dụng phụ không mong muốn, hiện tượng này xảy ra chứng tỏ cơ thể bạn đang gặp một vấn đề nguy hiểm nào đó. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, nếu âm đạo bị chảy máu việc đầu tiên bạn nên dừng ngay việc đặt thuốc, vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám tìm ra nguyên nhân và được đưa ra hướng xử trí kịp thời. Tránh để tình trạng xảy ra kéo dài, làm bệnh trở nên viêm nhiễm nặng hơn gây khó khăn cho quá trình điều trị sau này.
Cách đặt thuốc âm đạo đúng
Bước 1: Chuẩn bị thuốc đặt âm đạo, một cốc nước sôi để nguội nhỏ và 1 chiếc bao cao su để luồn vào tay đặt thuốc.
Bước 2: Trước khi đặt thuốc, bạn có thể nhúng viên thuốc đặt vào cốc nước rồi lấy lên ngay (để lâu thuốc sẽ tan mất trước khi đặt được vào âm đạo). Làm như vậy để thuốc dễ dàng ngấm vào âm đạo một cách nhanh nhất và thuốc bị ẩm sẽ giảm gây ra thương tổn khi cọ xát với lớp niêm mạc.
Bước 3: Rửa tay sạch sẽ sau đó luồn chiếc bao cao su vào ngón tay trỏ và tiến hành đặt thuốc. Để thuốc vào bên trong một cách dễ dàng hơn, bạn chọn tư thế ngồi xổm sau đó dùng đầu ngón tay trỏ đẩy thuốc vào phía trong ở mức sâu nhất có thể.
Lưu ý
- Nên đặt thuốc vào buổi tối và sau khi đặt cần nằm yên nghỉ ngơi tầm 15 phút để tránh tình trạng thuốc bị trôi, rơi ra ngoài.
- Chỉ đặt thuốc từ 7 đến 10 ngày, không nên kéo dài thời gian đặt thuốc vì có thể gây ra hiện tượng nhờn thuốc.
- Sau đợt điều trị nên đi tái khám để nắm được tình hình và tiến triển của bệnh.
- Ngoài ra sau khi đặt thuốc nên giữ gìn vệ sinh vùng kín hàng ngày, tránh những hoạt động nặng và hạn chế hoạt động quan hệ tình dục.
Đặt thuốc âm đạo bị chảy máu có sao không câu trả lời sẽ là có. Khi xuất hiện hiện tượng chảy máu bạn nên dừng ngay việc đặt thuốc và đến các cơ sở y tế để được khám và xử trí kịp thời.
Xem thêm:
- Không chảy máu âm đạo khi tiêm Methotrexate có phải là không tác dụng?
- Chảy máu âm đạo khi mang thai là gì?
- Đặt thuốc viêm âm đạo sau sinh có ảnh hưởng gì không?