Danh sách 5 bệnh lý liên quan đến hậu môn trực tràng

Bệnh trĩ, rò hậu môn, polyp trực tràng, rò hậu môn trực tràng...là những bệnh lý liên quan đến hậu môn trực tràng phổ biến nhất ở Việt Nam. Trong một vài năm trở lại đây, những căn bệnh này đang có xu hướng gia tăng. Sau đây Vicare sẽ giới thiệu chi tiết từng bệnh.

Danh sách 5 bệnh lý liên quan đến hậu môn trực tràng Danh sách 5 bệnh lý liên quan đến hậu môn trực tràng

Bệnh trĩ, rò hậu môn, polyp trực tràng, rò hậu môn trực tràng...là những bệnh lý liên quan đến hậu môn trực tràng phổ biến nhất ở Việt Nam. Trong một vài năm trở lại đây, những căn bệnh này đang có xu hướng gia tăng. Sau đây HoiBenh sẽ giới thiệu chi tiết từng bệnh.

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh lý về hậu môn trực tràng cao nhất. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

5 bệnh lý hậu môn trực tràng thường gặp

1.Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một trong 5 căn bệnh hậu môn trực tràng phổ biến nhất có thể gặp ở mọi đối tượng. Trong những năm gần đây, số người bị bệnh trĩ có dấu hiệu gia tăng.

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Quỹ, nguyên Trưởng phòng nội soi Tiêu hóa, nguyên Phó khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Xanh Pôn, Phó chủ tịch Hội Tiêu hóa Hà Nội, Trưởng ban kiểm tra Hội Tiêu hóa Việt Nam cho biết: Khảo sát của Hội hậu môn trực tràng của Việt Nam thì tỷ lệ người bị trĩ chiếm 55% dân số Việt Nam. Và số bệnh nhân mắc trĩ ở độ tuổi 40 trở lên sẽ chiếm khoảng 60-70%.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ là do:

  • Làm việc đứng quá lâu, ngồi nhiều ít vận động. Bệnh xảy ra phổ biến ở nhân viên văn phòng, lái xe đường dài, công nhân may.
  • Do tâm lí bệnh nhân bị trĩ ngại đi khám và điều trị muộn. Vì thế bệnh ngày càng nặng hơn.
  • Do chế độ ăn uống không hợp lý, ăn nhiều đồ ăn nhanh, ăn ít chất xơ
  • Do ở thành phố chế độ làm việc căng thẳng cường độ cao, kéo dài nhiều tiếng dễ gây hại đường tiêu hóa. Ở nông thôn thì làm nhiều công việc nặng, mang vác nhiều dẫn đến bệnh trĩ.

Triệu chứng của bệnh trĩ

Bệnh trĩ là do đám rối tĩnh mạch giãn quá mức ở xung quanh hậu môn, gây viêm sưng và xuất huyết. Khi gặp phải những biểu hiện sau hãy nghĩ ngay đến bệnh trĩ:

Giai đoạn 1 và 2 của bệnh trĩ, bệnh nhân sẽ có cảm giác ngứa rát vùng hậu môn. Sau đó sẽ thấy hai triệu chứng điển hình là chảy máu và sa búi trĩ.

Chảy máu:

  • Ban đầu là chảy máu vùng hậu môn khi đi đại tiện, máu dính ở giấy vệ sinh hoặc tia máu dính vào phân rắn.
  • Đến giai đoạn 3 và 4, máu sẽ chảy thành giọt hoặc tia. Máu chảy nhiều mỗi khi đi lại hoặc ngồi xổm.

Sa búi trĩ khi đi đại tiện:

  • Ban đầu, khi đại tiện người bệnh sẽ thấy một khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó búi trĩ sẽ tự tụt vào bên trong.
  • Sau đó búi trĩ to dần và không tự tụt vào khi đại tiện, mà người bệnh phải dùng tay nhét vào.
  • Giai đoạn 3-4 khối sa búi trĩ đã nằm ngoài hậu môn, ngứa ngáy quanh lỗ hậu môn gây viêm nhiễm và tổn thương hậu môn nặng.
vicare.vn-danh-sach-5-benh-ly-lien-quan-den-hau-mon-truc-trang-body-1

2. Rò hậu môn

Rò hậu môn (còn gọi là mạch lươn) là bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng phổ biến thứ hai chỉ sau bệnh trĩ. Bệnh xảy ra khi vùng hậu môn trực tràng bị nhiễm khuẩn mãn tính như vi khuẩn đường ruột như E.coli, khuẩn liên cầu, tụ cầu, có thể do lao.

Rò hậu môn là hậu quả của viêm nhiễm, apxe quanh hậu môn trực tràng không được điều trị kịp thời vỡ ra, tạo thành đường rò. Vì thế để phòng bệnh rò hậu môn cần phát hiện và điều trị tốt các loại apxe quanh hậu môn trực tràng.

Triệu chứng điển hình của bệnh rò hậu môn:

  • Sau một thời gian ổ apxe quanh hậu môn tự vỡ, vết thương tự liền lại. Nhưng sẽ để lại một lỗ đóng vẩy khô, thỉnh thoảng sẽ chảy mủ, dịch vàng hôi, bệnh tái phát nhiều lần. Bệnh nhân cảm thấy ẩm ướt, khó chịu vùng hậu môn.
  • Thỉnh thoảng thấy ngứa hoặc xì hơi qua lỗ rò
  • Thăm khám thấy chỗ rò cứng chắc, ấn vào đau, đi khám hậu môn sẽ thấy lỗ rò trong.

Các loại bệnh rò hậu môn

  • Rò hoàn toàn: Lỗ rò trong và ngoài hậu môn thông với nhau
  • Rò không hoàn toàn: Đó là khi đường rò chỉ có 1 lỗ.
  • Rò phức tạp: Đường rò rất ngoằn ngoèo, nhiều ngóc ngách, nhiều lỗ thông ra ngoài hay gọi là rò móng ngựa.
  • Đường rò đơn giản: Đường rò thẳng, ít ngóc ngách
  • Rò trong cơ thắt: Lỗ rò nông hậu quả của apxe dưới da cạnh hậu môn, loại này điều trị dễ dàng, ít tái phát.
  • Rò qua cơ thắt: Đường rò hậu môn đi qua cơ thắt.
  • Rò ngoài cơ thắt: Đây là hậu quả của apxe vùng chậu hông trực tràng

3. Polyp đại trực tràng

Theo Soha, tại Việt Nam, thống kê 2996 trường hợp được nội soi toàn bộ khung đại tràng thì tỷ lệ bệnh nhân mắc polyp đại tràng là 10.7% . Nam giới tuổi trên 50 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.

Polyp đại tràng là do quá trình tăng sinh bất thường của lớp niêm mạc đại tràng. Nguyên nhân gây Polyp trực tràng là do

  • Chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều thịt đỏ và ít chất xơ
  • Thường xuyên hút thuốc và uống rượu bia
  • Lối sống ít hoạt động thể dục
  • Tiền sử gia đình có người bị polyp đại trực tràng
  • Do viêm đại tràng mãn tính

Biểu hiện của polyp đại trực tràng

Bệnh polyp trực tràng biểu hiện rất nghèo nàn, bệnh chỉ thường tình cờ phát hiện qua nội soi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Khi thấy biểu hiện sau thì bạn hãy đi khám:

  • Đi ngoài phân có máu, phân mềm nhão. Đại tiện phân lỏng hoặc táo bón kéo dài trên 1 tuần mà không rõ nguyên nhân.
  • Ruột bị kích thích, đi ngoài nhiều lần, đau quặn, mót rặn.
  • Đau bụng trong trường hợp polyp to gây tắc ruột
  • Nếu Polyp trực tràng quá lớn, nhiều khối polyp hoặc viêm loét bề mặt polyp sẽ dẫn đến đi cầu khó, có máu trong phân hoặc máu lẫn dịch nhầy, đau buốt khi đi ngoài.

4. Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là một trong những bệnh lý liên quan đến hậu môn trực tràng khá nhiều. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi thậm chí là trẻ nhỏ. Bệnh nứt kẽ hậu môn xảy ra khi:

  • Đi đại tiện phân cứng và khô tạo vết rách niêm mạch theo chiều dọc ở ống hậu môn
  • Do tiêu chảy nhiều lần hoặc mắc viêm vùng hậu môn trực tràng

Triệu chứng bệnh nứt kẽ hậu môn

  • Bệnh rất dễ nhận biết, có vết nứt nằm ngay kẽ hậu môn có thể sờ thấy được, gây ngứa ngáy, đau khi đại tiện, vận động.
  • Kẽ hậu môn đau nhiều khi đại tiện
  • Đau theo kiểu thắt nhói kéo dài nhiều giờ
  • Đau và kèm theo chảy máu tươi

5. Ung thư hậu môn trực tràng

Theo của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm trên thế giới sẽ có khoảng 700.000 người tử vong vì ung thư hậu môn trực tràng, chiếm 8,5 % trong tổng số bệnh nhân chết vì ung thư. Ở Việt Nam, PGS.TS Trần Văn Thuấn – GĐ bệnh viện K cho biết: Mỗi năm có khoảng 8.000 ca bị ung thư hậu môn đại trực tràng.

Theo thống kê của Bộ Y tế, số lượng người mắc bệnh đại tràng mãn tính ở Việt Nam đã lên đến 4 triệu người, tỉ lệ này cao cấp 4 lần tỷ lệ mắc bệnh ung thư trung bình trên toàn cầu.

Biểu hiện ung thư hậu môn trực tràng:

  • Thay đổi thói quen đại tiện: Bệnh nhân có thể đi táo bón hoặc tiêu chảy nhiều ngày mà không rõ nguyên nhân. Đi đại tiện phân lẫn có máu.
  • Chảy máu hậu môn: Khi bị ung thư hậu môn bạn sẽ thấy chảy máu đỏ sẫm hoặc đỏ tươi, mặt mũi nhợt nhạt vì thiếu máu.
  • Xuất hiện u, cục: Bị ung thư hậu môn thì khó có thể nhìn thấy khối u ở trong hoặc xung quanh hậu môn. Nhưng nếu thăm khám hậu môn, trực tràng bằng máy nội soi thì có thể phát hiện ra bề mặt bên trong hậu môn cứng và gập ghềnh.
  • Ngoài ra bạn sẽ thấy một số triệu chứng ung thư hậu môn trực tràng là sưng hạch bạch huyết ở bẹn, chảy máu bất thường ở hậu môn, có cảm giác thèm ăn, sức khỏe suy giảm.
vicare.vn-danh-sach-5-benh-ly-lien-quan-den-hau-mon-truc-trang-body-2

Làm gì để phòng bệnh lý về hậu môn trực tràng?

Bệnh lý hậu môn trực tràng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tiêu hóa và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Vì thế bạn nên thực hiện các biện pháp sau để phòng tránh những căn bệnh này:

  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và tầm soát bệnh.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau củ quả, chất xơ, uống nhiều nước.
  • Hạn chế ăn đồ chiên rán nhiều chất béo, thực phẩm cay nóng, sử dụng chất kích thích.
  • Chế độ sinh hoạt điều độ, giảm công việc để giảm căng thẳng
  • Tạo thói quen tập thể dục thể thao thường xuyên như chạy bộ, tập yoga

Xem thêm:

  • Những điều cần biết về bệnh trĩ
  • Polyp trực tràng có nguy hiểm không?