Đằng sau câu chuyện hiến máu cứu người

Hiến máu cứu người là một nghĩa vụ cao cả. Cứ mỗi ngày, lại có hàng nghìn bệnh nhân cần máu để duy trì sự sống. Đã có những bài viết đánh vào suy nghĩ cổ hủ về chuyện hiến máu của nhiều bộ phận người dân được chia sẻ trên mạng xã hội. Sau đây là một trong số đó.

Đằng sau câu chuyện hiến máu cứu người Đằng sau câu chuyện hiến máu cứu người

vicare.vn-dang-sau-cau-chuyen-hien-mau-cuu-nguoi-1

Mỗi ngày, lại có hàng nghìn bệnh nhân cần máu để duy trì sự sống.

" Mấy hôm liền theo dõi chuyện hiến máu nhân đạo. Việc cũng chả có gì nhưng dưới sự khơi mào của báo chí vàng vẩu thế là câu chuyện trở thành cuộc tranh cãi to nổ ra khắp các diễn đàn. Mình theo dõi và kết luận rằng, xã hội mình còn lâu mới văn minh được. Định kéo phẹc-mơ-tuya vụ này nhưng thấy buồn cười quá.

Hầu hết các anh chị bần nông luôn nghĩ rằng chuyện truyền máu nó đơn giản như cắm 1 chai dịch truyền, máu rút ra phát truyền ngay lập tức cho người khác và sống liền sống khoẻ. Thế là be be lên chửi 1 cách hết sức sung sướng và thoả mãn. Theo dõi xong mình đồ rằng, các anh chị thuộc nhóm phản đối hiến máu vài hôm nữa sẽ hiệp đồng ký thỉnh nguyện thư tận dụng kinh nguyệt mà truyền cho các anh chị ấy cho đỡ lãng phí. Trong con mắt các anh chị ấy cái gì cũng là lãng phí kể cả kinh nguyệt.

Mình kể 1 câu chuyện có thật, đi trực dịp tết, tai nạn và xuất huyết tiêu hoá tăng đột biến. Lúc ấy ngân hàng máu khan hiếm máu dự trữ lắm vì những đợt nghỉ dài sinh viên, lực lượng hiến máu là chính, nghỉ mất. Có bệnh nhân mất máu cấp vào mình cấp cứu cùng khoảng hai chục người nhà đi theo. Ai cũng sốt sắng bảo bác sĩ tìm mọi cách cứu người nhà em mấy, tốn bao nhiêu cũng được. Kho máu báo lên hết máu. Mình bảo người nhà đi xét nghiệm xem ai cùng nhóm máu với bệnh nhân mà cho người ta, vừa nói xong thì xung quanh lặng ngắt không còn mống nào, chuồn bằng sạch. Yêu thế.

Máu, không phải là thứ đơn giản, lấy ra xong phải đem tách huyết tương, gạn tiểu cầu phân loại thành các thành phần khác nhau. Rồi mỗi túi máu làm không dưới hàng chục xét nghiệm vi sinh và bệnh tật để đảm bảo an toàn truyền máu. Nhỡ đâu máu của đồng chí HIV hay bỏ mẹ nào mắc bệnh truyền nhiễm thì lại mất công đem hủy. Mà tiền hủy rác thải y tế có thành phần là máu và bộ phận cơ thể phải có quy trình nghiêm ngặt không đùa.

Sau khi phân loại xong, chúng được đem đi dự trữ, bảo quản. Nếu không đúng và không nghiêm ngặt các chỉ số không khí, thì chúng sẽ hỏng. Chỉ cần tế bào máu vỡ ra 1 ít là tha hồ cơ thể chịu phản ứng. Thế nên vấn đề an toàn truyền máu có quy trình nghiêm ngặt. Bác sĩ cũng chả điên mà truyền máu cho bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết. Truyền máu lâu dài ít nhiều sẽ gây các tác dụng không mong muốn.

Hiện, ngân hàng máu Việt Nam chả bao giờ đủ máu dự trữ. Thế nên các anh chị bần nông nhao lên rằng lấy máu...bán cho Trung Quốc (mình cười toé đái lần 1) hoặc vào viện thân quen hay dí tiền nó truyền cho...máu tốt (mình cười toé đái lần 2). Rồi hiến máu là máu truyền phải miễn phí, các anh chị đâu có nghĩ đến chi phí bảo quản và hệ thống vận hành phức tạp của chuyên ngành huyết học khi cho ra 1 đơn vị máu đảm bảo an toàn đến tay người bệnh, mình cười toé đái lần 3.(Nguồn: Fanpage Chuyện nghề y)

vicare.vn-dang-sau-cau-chuyen-hien-mau-cuu-nguoi-2

Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp.

Mỗi cuộc đẻ bình thường, mỗi chị cũng mất đến 500ml máu mà vẫn khoẻ như voi, cho con bú ầm ầm và mắng chồng cực khoẻ. Có gì mà xoắn hết cả lên.

Thú thực, mình đi nhiều, nhưng chưa đất nước nào có các anh chị bần nông về tư duy, vàng vẩu về phát ngôn như vậy. Truyền thông đến đâu chính là sự phản ánh tầm dân trí đến đó. Muốn nâng cao sự văn minh của xã hội, xem ra còn nhiều việc phải làm lắm lắm.

Ngày mai trường Y tổ chức hiến máu trước khi nhân dân nghỉ tết. Chuẩn bị cho ngân hàng máu 1 đợt nguy cơ khan hiếm nhờ sự đóng góp nhiệt tình của báo chí và dư luận."- Hung Ngo.

Tuy một bộ phận không nhỏ từng có suy nghĩ sai lệch về chuyện hiến máu, nhưng những chiến dịch tuyên truyền được phát động đã thực sự thay đổi những suy nghĩ nhiều người.

Trước năm 1994, cả nước tiếp nhận được khoảng 100 nghìn đơn vị máu, 100% là hiến máu chuyên nghiệp (có nhận tiền bồi dưỡng) nhưng đến năm 2015, cả nước đã tiếp nhận gần 1,4 triệu đơn vị máu (sau quy đổi), tỷ lệ hiến máu tình nguyện (không nhận tiền bồi dưỡng) là 97%. Như vậy, chỉ trong khoảng 20 năm, tỷ lệ hiến máu tình nguyện ở nước ta đã tiến sát mục tiêu chung của toàn cầu: đến năm 2020, tỷ lệ hiến máu tình nguyện tại các quốc gia đạt 100%. Đây thực sự là một tin rất đáng mừng.

(Nguồn: Fanpage Chuyện nghề y)

>>> Xem thêm: Chuyện hiến máu-tự nguyện hay cần quy định bắt buộc?