Đang mang thai có được nhổ răng khôn không?
Mọc răng khôn là hiện tượng phổ biến ở người trưởng thành và chúng thường mang đến nhiều phiền phức cho người gặp phải. Trong một số trường hợp, răng khôn đột ngột xuất hiện ở phụ nữ mang thai, khiến chị em băn khoăn không biết ứng phó thế nào sao cho phù hợp. Để giúp các bạn có thêm thông tin về việc đang mang thai có được nhổ răng khôn không, hãy cùng theo dõi thông tin chi tiết ngay dưới đây.
Đang mang thai có được nhổ răng khôn không?
Mọc răng khôn là hiện tượng phổ biến ở người trưởng thành và chúng thường mang đến nhiều phiền phức cho người gặp phải. Trong một số trường hợp, răng khôn đột ngột xuất hiện ở phụ nữ mang thai, khiến chị em băn khoăn không biết ứng phó thế nào sao cho phù hợp. Để giúp các bạn có thêm thông tin về việc đang mang thai có được nhổ răng khôn không, hãy cùng theo dõi thông tin chi tiết ngay dưới đây.
Thực tế, do răng khôn xuất hiện sau cùng, khi hàm răng đã “đủ chỗ” nên chúng thường hiện diện dưới dạng mọc lệch, mọc ngầm. Cũng chính từ đây, răng khôn sẽ tạo nên những cơn đau nhức dữ dội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, do răng khôn thường nằm ở phía trong cùng nên việc vệ sinh răng miệng cũng bị ảnh hưởng. Khi răng không được làm sạch thường xuyên, thức ăn sẽ đọng lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở khiến hơi thở có mùi có chịu.
1. Đang mang thai có được nhổ răng khôn không?
Với phụ nữ mang thai, do cơ thể có sự thay đổi nhất định trong thời kỳ thai nghén nên việc mắc các bệnh về răng miệng thường diễn ra vô cùng phổ biến. Đặc biệt, những chiếc răng khôn cũng dễ xuất hiện và mang lại những cơn đau nhức, ê ẩm, khiến chị em bất an đứng ngồi không yên. Thế nhưng, việc nhổ răng khi mang thai lại là điều hoàn toàn không nên bởi đây vốn là giai đoạn vô cùng nhạy cảm. Nếu chị em nhổ răng có thể bị nhiễm trùng huyết gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi trong bụng. Cùng với đó, việc nhổ răng cần đi kèm nhiều thao tác khác nhau, từ chụp phim X – Quang, sử dụng thuốc giảm đau cho đến kháng sinh... Tất cả những nhân tố này đều không tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé.
2. Nên làm gì để ứng phó với răng khôn khi đang mang thai?
Trong trường hợp mọc răng khôn nhưng không cảm thấy khó chịu, đau nhức, các bạn chỉ cần chú ý vệ sinh răng miệng cẩn thận, sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất. Tuy nhiên, nếu răng khôn khiến bạn khó chịu, bạn có thể thăm khám bác sĩ nha khoa để được tư vấn, điều trị kịp thời. Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc giảm đau dành cho phụ nữ mang thai để có thể khắc phục cơn đau cho bạn. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể áp dụng những giải pháp dưới đây để kiềm chế cơn đau tối ưu:
- Sử dụng nước lá ổi súc miệng: Bạn có thể nhai vài chiếc lá ổi non hoặc sử dụng lá ổi non để đun với nước và súc miệng hàng ngày. Sau khi thực hiện, cảm giác đau nhức sẽ được giảm bớt một cách đáng kể.
- Súc miệng với nước lá mùi tàu: Các bạn hãy cùng vài chiếc lá mùi tàu, đun với nước kèm chút muối trong khoảng 15 phút. Sau đó, bạn dùng nước này để súc miệng 2 lần/ngày.
- Chườm lạnh: Nếu cơn đau vẫn tiếp tục hoành hành, các bạn hãy sử dụng một chiếc khăn mỏng bọc đá và chườm lên má. Nhiệt độ lạnh sẽ ngay lập tức giúp giảm cơn đau hiệu quả.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Khi mọc răng khôn, vùng lợi của chị em thường bị sưng đỏ và trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Do đó, các bạn đừng quên vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng 2 lần/ngày, súc miệng nước muối sau khi ăn để làm sạch răng miệng.
Với những thông tin trên đây, chắc hẳn các bạn đã trả lời được câu hỏi đang mang thai có được nhổ răng khôn không? Việc chăm sóc răng miệng trong thời gian thai kỳ là điều vô cùng quan trọng. Do đó, chị em hãy chú ý thăm khám bác sĩ nha khoa định kỳ 3 tháng/lần để kịp thời phát hiện được những bất thường liên quan đến răng miệng. Từ đây, việc điều trị sớm sẽ giúp giảm được thời gian, chi phí điều trị cũng như mang lại hiệu quả cao nhất.
Xem thêm:
- Thuốc tránh thai dạng tiêm có an toàn không?
- Mang thai có xăm môi được không?
- Tim thai yếu nên ăn gì?