Đang mang thai bị nhiễm vi khuẩn Hp mẹ phải làm sao?

Vi khuẩn Hp rất nguy hiểm, có khả năng xâm nhập vào cơ thể thông qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc trực tiếp. Khi nhiễm vi khuẩn này, người bệnh phải áp dụng chế độ điều trị đặc biệt. Vậy khi mang thai nhiễm vi khuẩn Hp thì người mẹ phải làm thế nào?

Đang mang thai bị nhiễm vi khuẩn Hp mẹ phải làm sao? Đang mang thai bị nhiễm vi khuẩn Hp mẹ phải làm sao?

Vi khuẩn Hp rất nguy hiểm, có khả năng xâm nhập vào cơ thể thông qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc trực tiếp. Khi nhiễm vi khuẩn này, người bệnh phải áp dụng chế độ điều trị đặc biệt. Vậy khi mang thai nhiễm vi khuẩn Hp thì người mẹ phải làm thế nào?

Vi khuẩn Hp là gì?

Vi khuẩn Hp (còn được gọi là vi khuẩn Helicobacter pylori) là loại vi khuẩn nguy hiểm, có khả năng xâm nhập vào cơ thể thông qua ăn uống hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Loại vi khuẩn này trú ẩn trong dạ dày, khi có điều kiện thuận lợi thì chúng sẽ phát triển, gây nên tình trạng viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, trào ngược dạ dày, ung thư dạ dày.

Khi xét nghiệm dương tính với vi khuẩn Hp thì người bệnh sẽ phải dùng kháng sinh kết hợp với những loại thuốc khác phù hợp với mình. Bên cạnh đó, người bệnh cũng phải đi tái khám, xét nghiệm thường xuyên để chắc chắn vi khuẩn Hp đã được loại bỏ khỏi cơ thể.

Mang thai nhiễm vi khuẩn Hp có nguy hiểm đến thai nhi không?

Việc sử dụng thuốc kháng sinh trong thời kỳ mang thai là điều cấm kị, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Vậy khi bị nhiễm vi khuẩn Hp thì có ảnh hưởng gì đến thai nhi không.

Với thai nhi trong bụng mẹ, vi khuẩn Hp sẽ không gây ảnh hưởng trực tiếp. Tuy nhiên, những ảnh hưởng gián tiếp của nó đến thai nhi cũng là điều đáng lo ngại.

Vì khi bị nhiễm vi khuẩn Hp dẫn đến viêm loét dạ dày, người mẹ sẽ rất kén ăn hoặc thường xuyên bỏ bữa. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến việc không cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi, khiến thai nhi kém phát triển và nguy cơ sảy thai là rất cao.

Bên cạnh đó, tình trạng viêm loét dạ dày cũng gây ra những cơn đau, khó chịu, stress cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.

Nếu phát hiện vi khuẩn Hp trong thời kỳ mang thai thì bác sĩ sẽ hoãn điều trị cho đến khi người mẹ sinh con xong, để không gây nguy hiểm cho thai nhi.

Tình trạng viêm loét dạ dày cũng gây ra những cơn đau, khó chịu
Tình trạng viêm loét dạ dày cũng gây ra những cơn đau, khó chịu

Đang mang thai bị nhiễm vi khuẩn Hp mẹ phải làm sao?

Việc điều trị vi khuẩn Hp bằng thuốc chỉ thực sự cần thiết khi chúng gây ra những triệu chứng gây nguy hiểm đến bà bầu.

Vi khuẩn Hp cũng không gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nên các mẹ chỉ cần áp dụng những phương pháp để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn Hp sau đây:

  • Áp dụng chế độ ăn uống khoa học: Người mẹ cần áp dụng chế độ ăn uống đủ bữa, đúng giờ, nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để lượng thức ăn nạp vào không gây quá tải cho cơ thể.
  • Tránh căng thẳng hoặc mất ngủ trong thời gian dài gây ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch, kích thích co bóp các cơ trơn ở dạ dày và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Hp hoạt động mạnh hơn.
  • Không ăn những thực phẩm có thể làm tăng tăng tiết acid dạ dày như dưa chua, chanh, những trái cây có vị chua.
  • Không ăn đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Không nên sử dụng rượu, bia, trà đặc, cafe để tránh gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày, làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Xem thêm:

  • Nhiễm trùng đường tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
  • Thoát vị đĩa đệm mà có bầu thì nên sinh thường hay sinh mổ để an toàn cho mẹ và con
  • Uống sữa bầu trước khi đi ngủ có tốt không?