Đang cho con bú có đặt thuốc được không?
Sau sinh cơ thể phụ nữ có những thay đổi rõ rệt do đó cần phải có chế độ chăm sóc hợp lý để thích ứng với môi trường và giúp các mẹ nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của quá trình sinh nở nên bộ phận sinh dục của các mẹ thường bị tổn thương nặng nề, dễ gặp vấn đề viêm nhiễm. Vậy, đang cho con bú có đặt thuốc được không?
Đang cho con bú có đặt thuốc được không?
Sau sinh cơ thể phụ nữ có những thay đổi rõ rệt do đó cần phải có chế độ chăm sóc hợp lý để thích ứng với môi trường và giúp các mẹ nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của quá trình sinh nở nên bộ phận sinh dục của các mẹ thường bị tổn thương nặng nề, dễ gặp vấn đề viêm nhiễm. Vậy, đang cho con bú có đặt thuốc được không?
1. Nguy cơ viêm âm đạo ở phụ nữ đang cho con bú
Vùng kín của phụ nữ vô cùng nhạy cảm và có cấu tạo tương đối phức tạp, đặc biệt sau khi sinh nở, sức đề kháng và hệ miễn dịch bị suy giảm, vi khuẩn rất dễ xâm nhập và phá hủy cấu trúc. Từ đó dẫn đến viêm nhiễm nếu không được vệ sinh sạch sẽ và chăm sóc hợp lý.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi bị viêm âm đạo, phụ nữ thường ra khí hư nhiều hơn bình thường, vùng âm đạo ẩm ướt. Đây chính là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus và nấm xâm nhập và dần phát triển thành tình trạng viêm.
Bệnh viêm âm đạo nếu để trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần của phụ nữ. Khi tổn thương ở vùng viêm nhiễm lan rộng sẽ làm nhiễm trùng các bộ phận khác xung quanh, trong đó có chứng viêm nhiễm phần phụ. Lúc này, các hoạt động của hệ thống đường tiết niệu, cơ quan sinh dục nữ sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Đây là hiện tượng khá phổ biến ở hầu hết phụ nữ, dù đã sinh nở hay chưa thì cũng hay gặp phải hiện tượng viêm nhiễm, gây ra không ít phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Tuy nhiên, đối với phụ nữ sau sinh việc gặp phải các vấn đề ở vùng kín càng gây khó khăn hơn trong điều trị bởi việc dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến em bé do trẻ còn đang trong thời kì bú sữa mẹ. Do đó khi phải dùng thuốc hay bất kì phương pháp điều trị nào các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn sử dụng thuốc.
2. Nguyên nhân nào gây viêm âm đạo ở các mẹ đang cho con bú?
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm âm đạo ở phụ nữ đang cho con bú, trong đó có thể kể đến các nguyên do hay gặp sau:
- Sự suy giảm miễn dịch và thể trạng yếu của phụ nữ đang cho con bú tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập.
- Quan hệ tình dục sau sinh quá sớm, khi cơ thể và bộ phận sinh dục chưa kịp phục hồi.
- Quá trình vệ sinh không đảm bảo sạch sẽ và vô trùng, sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh.
- Việc sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ khiến phá hủy hệ thống âm đạo, giết chết các vi khuẩn có lợi.
- Tâm lý lo lắng, căng thẳng của các mẹ sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn và kéo dài hơn.
- Sử dụng đồ dùng như khăn tắm và quấn áo không sạch sẽ, khô thoáng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm xâm nhập âm đạo.
3. Đang cho con bú có đặt thuốc được không?
Viêm nhiễm phụ khoa là tình trạng rất thường gặp ở phụ nữ đã kết hôn. Tuy nhiên nỗi lo lắng tập trung nhiều ở phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú vì lo sợ thuốc đặt âm đạo ảnh hưởng xấu đến em bé. Tuy nhiên, ngoài những thuốc chống chỉ định dùng cho những trường hợp đặc biệt này thì một số loại thuốc khác được sử dụng cho mẹ mà vẫn an toàn cho trẻ.
Đối với thuốc đặt phụ khoa, thuốc này điều trị viêm âm đạo bằng cách đặt trực tiếp vào âm đạo phụ nữ. Thuốc có tác dụng tại chỗ, hàm lượng thuốc khuếch tán vào trong máu qua niêm mạc không nhiều nên các mẹ vẫn có thể cho con bú bình thường mà không sợ gây nguy hại đến em bé.
Ví dụ về clotrimazole là một loại thuốc kháng nấm thuộc nhóm Azole có tác dụng ngăn cản sự tăng trưởng của nấm. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp viêm âm đạo do nhiễm nấm (nhất là nấm Candida), viêm âm đạo bội nhiễm bởi các vi khuẩn nhạy cảm với clotrimazole. Thuốc được chứng minh hàm lượng khuếch tán vào máu rất ít, do đó lượng thuốc có thể vào sữa mẹ là không đáng kể. Vì vậy các mẹ có thể cho con bú bình thường mà không lo ngại thuốc tác động xấu đến em bé.
Để mang lại hiệu quả cao, tránh tình trạng thuốc rơi ra ngoài thì khi dùng thuốc đặt phụ khoa các mẹ cần cần chú ý:
- Rửa tay bằng xà phòng và lau khô, vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
- Ở tư thế nằm dựng 2 đầu gối và kê cao mông hoặc tư thế nửa nằm nửa ngồi, dùng tay kẹp viên thuốc đưa vào âm đạo, đẩy vào sâu khoảng gần hết một ngón tay là được. Để tránh tình trạng trầy xước âm đạo và đặt thuốc dễ dàng hơn các mẹ nên lồng 2 ngón tay bằng bao cao su.
- Tốt nhất nên đặt thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu đặt vào ban ngày cần nằm nghỉ ít nhất 15 phút sau khi đặt. Có thể ngăn thuốc rơi ra bằng cách nhét một cục bông bên ngoài, sau đó đóng băng vệ sinh. Sau khoảng 3-4 tiếng nên thay miếng bông khác.
4. Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc đặt ở phụ nữ cho con bú
Đặt thuốc viêm âm đạo sau sinh thực chất sẽ không gây ảnh hưởng gì đáng kể đến cơ thể phụ nữ và em bé, tuy nhiên các mẹ cần sử dụng đúng cách thì mới đạt được hiệu quả nhanh chóng.
- Khi âm đạo có biểu hiện viêm nhiễm cần cần đi khám bác sĩ ngay để sớm có biện pháp điều trị.
- Không được tự ý điều trị tại nhà bằng các phương pháp dân gian được truyền tai trên mạng xã hội.
- Không được tự mua thuốc về đặt vì rất dễ gây kháng thuốc, gây khó khăn rất nhiều cho điều trị sau này.
- Cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể và tay, các mẹ nên cắt móng tay trước khi đặt thuốc.
- Đảm bảo rằng âm đạo sạch và khô trước khi đưa thuốc vào trong.
- Cố gắng đẩy thuốc vào càng sâu càng tốt.
- Chỉ nên dùng thuốc trong khoảng 7 đến 10 ngày.
- Đặt thuốc xong nên nằm nghỉ ngơi, kê cao chân hơn so với người.
- Không nên quan hệ tình dục trong thời gian đặt thuốc.
Xem thêm:
- Đặt thuốc viêm âm đạo sau sinh có ảnh hưởng gì không?
- Đặt thuốc viêm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?
- Bị bệnh viêm âm đạo có mang thai được không?