Đang chích ngừa 5 in 1 cho bé chuyển sang tiêm phòng vacxin 6 in 1 có được không?
Khi đề cập đến vấn đề tiêm vacxin, nhiều bậc phụ huynh thường băn khoăn: “Đang chích ngừa 5 in 1 cho bé chuyển sang tiêm phòng vacxin 6 in 1 có được không?” khi rơi vào một số trường hợp bất khả kháng như quên thời gian tiêm vacxin, hết vacxin 5 in 1, không nhớ loại vacxin tiêm trước đó thuộc nhà sản xuất nào.
Đang chích ngừa 5 in 1 cho bé chuyển sang tiêm phòng vacxin 6 in 1 có được không?
So sánh vacxin 5 in 1 và vacxin 6 in 1
Ngay từ nhỏ, trẻ em sẽ được tiêm các loại vacxin 5 in 1 hoặc 6 in 1 để phòng ngừa các bệnh: bạch cầu, uốn ván, ho gà, viêm não HiB, viêm gan B và bại liệt. Dưới đây là một số thông tin đáng lưu ý liên quan đến 2 loại vacxin này:
Vacxin 5 in 1 thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) Combe Five được cấp phép và lưu hành tại nước ta từ tháng 5/2017. Trước đó, nước ta sử dụng vacxin 5 in 1 Quinvaxem trong TCMR. Do Hàn Quốc ngừng sản xuất và cung cấp loại vacxin này tại Việt Nam vào cuối năm 2017 nên Bộ Y tế đã lựa chọn Combe Five, được sản xuất từ Ấn Độ để thay thế cho Quinvaxem. Về cơ bản thì thành phần và tính an toàn của hai loại vacxin này đều tương đương với nhau và đều phòng ngừa 5 loại bệnh: bạch cầu, uốn ván, ho gà, viêm não HiB, viêm gan B. Vacxin 5 in 1 Combe Five được tiêm hoàn toàn miễn phí.
Vacxin 6 in 1 có tên là Infanrix được sản xuất từ Bỉ, có công dụng phòng ngừa 6 loại bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, viêm não Hib. Vacxin 6 in 1 Infanrix không nằm trong TCMR và là vacxin dịch vụ nên muốn tiêm cho con bố mẹ cần phải trả 100% chi phí tiêm.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai loại vacxin này nằm ở thành phần ngừa ho gà:
- 5 in 1 Combe Five: thành phần ho gà toàn tế bào, có chứa các vi khuẩn ho gà đã chết được tinh lọc. Sau khi tiêm xong, một số trẻ sẽ gặp phải tác dụng phụ như bị sốt, sưng đỏ chỗ tiêm, sốc phản vệ.
- Vacxin 6 in 1 Infanrix: thành phần ho gà vô bào, không có thành phần xác vi khuẩn ho gà mà thay thế bằng thành phần kháng nguyên đặc thù nên ít tác dụng phụ hơn so với vacxin 5 in 1.
Khi nhận định về chất lượng của hai loại vacxin này Giáo sư Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương cho biết: Vacxin 6 in 1 an toàn hơn vacxin 5 in 1 gấp 10 lần do nó có thể làm giảm các tác dụng không mong muốn sau khi tiêm như sốt, sưng đỏ chỗ tiêm, sốc phản vệ. Mặc dù hai loại vacxin này khác nhau về thành phần ho gà nhưng bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi cho con tiêm vacxin 5 in 1 thuộc TCMR vì loại vacxin này đã được WHO công nhận về chất lượng, mức độ an toàn và cho phép sử dụng.
Đang chích ngừa 5 in 1 cho bé chuyển sang tiêm phòng vacxin 6 in 1 có được không?
Vì một số lý do như quên thời gian tiêm vacxin, hết vacxin 5 in 1, không nhớ loại vacxin tiêm trước đó thuộc nhà sản xuất nào, nhiều bậc phụ huynh đã tìm một giải pháp khác thay thế đó là chuyển từ vacxin 5 in 1 sang vacxin 6 in 1. Vậy đang chích ngừa 5 in 1 cho bé chuyển sang chích ngừa 6 in 1 có được không? Theo ý kiến của ThS.BS.Bùi Ngọc An Pha – Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng dành cho Trẻ em và Người lớn VNVC: “Theo nguyên tắc, chúng ta không nên hoán đổi những vắc xin của nhà sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bất khả kháng vẫn có thể tiêm vắc xin hiện có với cùng kháng nguyên (loại bệnh) với mũi tiêm trước đó. Do vậy, trẻ đang chích ngừa vacxin 5 in 1 vẫn có thể chuyển sang vacxin 6 in 1.
Bên cạnh đó, có rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng rằng: “Không biết việc chuyển vacxin 5 in 1 sang 6 in 1 sẽ dẫn đến dư thừa thành phần phòng ngừa bại liệu có gây ảnh hưởng gì không?” Về vấn đề này, cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm vì việc làm này sẽ không làm ảnh hưởng đến trẻ, thậm chí là cơ hội để nhắc nhở và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Những lưu ý khi chuyển vacxin 5 in 1 sang vacxin 6 in 1 cho trẻ
- Thông thường trẻ sẽ được tiêm vacxin vào tháng thứ 2, 4, 6. Bố mẹ nên nhớ kỹ lịch tiêm vacxin cho trẻ, khi đi tiêm thì nên ghi lại lịch tiêm, loại vacxin để phòng trường hợp không nhớ con đã tiêm loại vacxin gì.
- Không cho trẻ tiêm vacxin khi: Trẻ bị sốt; trẻ mắc bệnh cấp tính như nhiễm trùng; trẻ bị sốc, sốt sau khi tiêm vacxin trước đó; trẻ bị dị ứng với các thành phần của vacxin. Để chắc chắn và đảm bảo an toàn, bố mẹ nên thông báo tình trạng sức khỏe của trẻ cho bác sĩ trước khi tiêm vacxin.
Xem thêm:
- Tiêm vắc xin muộn có sao không?
- Bé đang bị ho, sổ mũi có được tiêm ngừa viêm não Nhật Bản mũi 2 không?
- Những địa chỉ tiêm vắc xin cho trẻ uy tín ở Hà Nội