Đại tiện ra máu cảnh báo bệnh gì?

Đại tiện ra máu là triệu chứng cho thấy đường tiêu hóa của bạn đang gặp rắc rối không hề nhẹ. Vậy nguyên nhân do đâu? Và cách phòng ngừa và chữa trị? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Đại tiện ra máu cảnh báo bệnh gì? Đại tiện ra máu cảnh báo bệnh gì?

Đại tiện ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?

Nứt kẽ hậu môn

Đại tiện ra máu là triệu chứng mà không ít người mắc phải. Phổ biến nhất có lẽ là do nứt kẽ hậu môn. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của tình trạng này chính là bệnh nhân sẽ cảm thấy đau rát hậu môn khi đi đại tiện, bên cạnh đó còn chảy dịch ở vết nứt. Bệnh nhân sẽ thấy có máu bị lẫn ở trong phân, tuy nhiên lượng máu không nhiều và có màu đỏ nhạt.

Táo bón

Đây cũng là nguyên nhân gây chảy máu khi đi đại tiện. Táo bón thường là do thói quen ăn uống thiếu hoặc không ăn chất xơ, rau xanh, trái cây. Bên cạnh đó, ít vận động, nhịn đại tiện quá lâu, uống ít nước, nóng trong người hoặc các vấn đề về thần kinh cũng có thể gây ra táo bón. Khi bị táo bón, người bệnh sẽ thấy rất khó để đi vệ sinh, phân khô cứng và khuôn rất to, từ đó làm rách miệng hậu môn, dẫn đến đi ngoài ra máu.

Bệnh trĩ

Dấu hiệu đại tiện ra máu còn là triệu chứng sớm và điển hình của bệnh trĩ. Đây cũng là một bệnh mà nhiều người mắc phải do ít vận động, thường xuyên ngồi một chỗ, khẩu phần ăn ít chất xơ, vitamin và uống không nước hằng ngày. Bệnh nhân sẽ thấy máu có màu đỏ tươi, lẫn trong phân và dính trên giấy vệ sinh. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ có một số triệu chứng khác như đau, ngứa hậu môn.

vicare.vn-dai-tien-ra-mau-canh-bao-benh-gi-body-1

Xuất huyết đường tiêu hóa

Cũng bắt đầu từ triệu chứng đi ngoài ra máu. Biểu hiện thường thấy nhất là bệnh phân đi phân có màu đen, có máu và có mùi đặc trưng.

Ung thư dạ dày/đại tràng/đại trực tràng

Dấu hiệu để nhận diện bệnh chính là phân đen lẫn với máu, dấu hiệu này tương đối hiếm thấy, vì chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn, giai đoạn mà các khối u hoại tử và bị vỡ.

Đại tiện ra máu còn là dấu hiệu của bệnh ung thư đại tràng, một trong những chứng bệnh có rất nhiều người mắc phải. Đây là dấu hiệu điển hình vì có tới 60% người mắc ung thư đại tràng sẽ có triệu chứng như thế, bệnh nhân quan sát sẽ thấy máu có màu đỏ, thỉnh thoảng xuất hiện và lẫn trong phân.

Các bệnh nhân bị ung thư đại trực cũng có dấu hiệu đại tiện ra máu. Đây là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất ở nữ giới tại Việt Nam và đứng thứ ba ở nữ giới với tổng số ca ước tính lên đến 2020, và ở hai giới có thể là 24 ngàn ca.

Ngoài ra, các bệnh nhân bị polyp trực tràng cũng sẽ có dấu hiệu đi ngoài ra máu. Polyp trực tràng là gì? Là một khối u lồi ở trong thành trực tràng, bị gây ra do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc trực tràng. Dấu hiệu thường thấy là máu ở ngoài mặt phân. Các bác sĩ cũng cảnh báo, nhiều khối polyp có kích thước lớn dần trên 5mm có khả năng cao trở thành ung thư trực tràng sau này.

Làm thế nào để phòng ngừa đại tiện ra máu?

Trước khi tìm hiểu cách chữa đi đại tiện ra máu như thế nào, chúng ta nên tìm cách phòng tránh. Như ông bà ta có câu: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Thật ra rất dễ chỉ cần bạn kiên trì, thay đổi thói quen xấu và hình thành những nếp sống hằng ngày tích cực và lành mạnh như sau:

  • Chế độ dinh dưỡng hằng ngày: Bạn nên thiết lập cho mình một chế độ ăn hợp lý, ăn ít thịt nhiều rau, bổ sung thêm trái cây. Bên cạnh đó, hạn chế ăn các đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, ít cay. Đồng thời chế độ ăn cần lặp đi lặp lại như một lịch trình nhất định, ăn uống đúng giờ sẽ khiến hệ tiêu hóa của bạn làm việc đều đặn, từ đó giúp đi đại tiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, phải hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các gia vị như ớt, tiêu và mù tạt.
vicare.vn-dai-tien-ra-mau-canh-bao-benh-gi-body-2
  • Uống nhiều nước: Bạn nên chú ý điều này, vì uống nước cũng phải khoa học. Nước đóng vai trò to lớn trong việc trao đổi chất, tốt cho thận và hệ tiết niệu, loại bỏ chất độc, chuyên chở oxy đến khắp nơi trong cơ thể, nuôi dưỡng tế bào. Cơ thể cần từ 1,5 lít đến 2 lít nước mỗi ngày. Bạn nên uống đủ nước mỗi ngày để hạn chế việc táo bón.
  • Từ thói quen ăn uống lành mạnh, bạn nên tập đi đại tiện hằng ngày, giữ vệ sinh vùng hậu môn. Chú ý tư thế khi đi vệ sinh, không rặn mạnh hoặc ngồi xổm quá lâu. Ngoài ra, còn phải hạn chế tác động mạnh lên vùng hậu môn, sử dụng giấy vệ sinh loại mềm và sạch sẽ.
  • Hãy tập hoặc học một môn thể thao nào đó để vừa rèn luyện sức khỏe, mà còn thúc đẩy được nhu cầu vận động của đường tiêu hóa và giúp lưu thông máu tốt hơn.

Xem thêm:

  • Đại tiện ra máu tươi nguy cơ bệnh ung thư đại tràng, trực tràng
  • Đại tiện đau rát hậu môn và có máu là bị làm sao?
  • Đi ngoài ra máu đông là biểu hiện của bệnh gì?