Da tay khô ráp nứt nẻ phải làm sao?

Bạn đọc đang thắc mắc tình trạng da tay khô ráp nứt nẻ phải làm sao? Có nguy hiểm hay không? Để giải đáp những thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau đây.

Da tay khô ráp nứt nẻ phải làm sao? Da tay khô ráp nứt nẻ phải làm sao?

Bạn đọc đang thắc mắc tình trạng da tay khô ráp nứt nẻ phải làm sao? Có nguy hiểm hay không? Để giải đáp những thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau đây.

1. Nguyên nhân khiến da tay khô ráp

Nguyên nhân phổ biến khiến da tay khô ráp thường là về bệnh, các loại bệnh như Xerosis, viêm da cơ địa, vảy nến, đái tháo đường và bệnh về thận. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, chế độ sinh hoạt hàng ngày cũng các tác động từ môi trường bên ngoài như thời tiết nóng hoặc lạnh, độ ẩm thấp trong không khí, ánh nắng mặt trời, rửa tay thường xuyên, tiếp xúc với hóa chất hoặc uống thuốc cũng ảnh hưởng đến làn da tay bạn.

Khô da, hay da bị mất nước, diễn tiến theo các giai đoạn: Da bị khô khi các lipid tự nhiên trong da mất đi, làm tổn thương hàng rào có nhiệm vụ bảo vệ bề mặt da, dẫn đến da mất khả năng giữ ẩm. Điều này đẩy nhanh quá trình mất độ ẩm ở da. Sự thiếu hụt các nhân tố giữ ẩm tự nhiên làm các lớp tế bào da phía trên bị mất nước. Da khô trở nên thô ráp và nứt nẻ khi tình trạng khô càng lan đến các lớp tế bào da bên dưới, làm tổn thương các kênh Aquaporin trong da, vốn là các kênh cung cấp độ ẩm trong các lớp tế bào da phía dưới thuộc lớp biểu bì và điều tiết sự phân bổ độ ẩm.

Tình trạng da tay khô ráp là khá phổ biến. Thông thường các triệu chứng ban đầu không gây khó chịu nhiều, nhưng nếu không được quan tâm và điều trị, chúng có thể làm cho tình trạng nghiêm trọng hơn. Tình trạng khô da được phân chia thành 3 cấp độ:

  • Da khô nhẹ: chỉ biểu hiện cảm giác hơi căng nhẹ trên da, cảm thấy da sần sùi, khô ráp.
  • Da khô mức độ trung bình: da mất đi độ ẩm cần thiết, bề mặt da thô hơn, có thể nứt, tróc vảy và ngứa.
  • Da khô nặng: làn da khô căng, thô ráp, nứt nẻ và luôn cảm thấy ngứa dữ dội.

Vậy khi da tay khô ráp nứt nẻ phải làm sao?, nếu tình trạng da tay của bạn đã nặng dẫn đến nứt nẻ các vết nứt có thể bị nhiễm trùng do gãi. Lúc này bạn cần đến các bệnh viện chuyên khoa da liễu để bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng điều trị tốt nhất.

vicare.vn-da-tay-kho-rap-nut-ne-phai-lam-sao-body-1

2. Các yếu tố rủi ro và biến chứng da tay khô ráp

Bất cứ ai cũng có thể mắc phải tình trạng da tay khô ráp. Nhưng tình trạng này thường gặp ở:

  • Người có độ tuổi 40 trở lên. Nguy cơ tăng theo tuổi, hơn 50% người cao tuổi có làn da khô ráp.
  • Người sống ở vùng khí hậu khô, lạnh hoặc độ ẩm thấp.
  • Người có công việc đòi hỏi phải sử dụng thuốc tẩy, rửa thường xuyên, chẳng hạn như bác sĩ, y tá hoặc thợ làm tóc.
  • Người thường xuyên bơi, tắm trong hồ bơi có chứa clo.
  • Da khô thường vô hại. Nhưng khi không được chăm sóc, da khô có thể dẫn đến:
  • Viêm da dị ứng(chàm): Nếu tình trạng da tay của bạn ngày càng xấu đi, khô quá mức có thể dẫn đến kích hoạt bệnh, gây đỏ, nứt và viêm.
  • Nhiễm trùng: Da khô có thể nứt, cho phép vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng.

Những biến chứng này rất có thể xảy ra khi cơ chế bảo vệ bình thường của da bị tổn hại nghiêm trọng. Ví dụ, da khô nghiêm trọng có thể gây ra các vết nứt hoặc vết nứt sâu, có thể hở và chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

3. Biện pháp phòng ngừa da tay khô ráp

Để không vướng vào thắc mắc da tay khô ráp nứt nẻ phải làm sao? các bạn nên chú ý những phương pháp sau đây để chăm sóc tốt cho da tay của mình:

  • Tuyệt đối không bóc vảy, chà xát lên vùng da đã thương tổn quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải vì chà xát mạnh càng làm tổn thương lên lớp sừng khiến quá trình bong tróc da sau đó diễn ra còn mạnh mẽ hơn.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa, xăng, dầu... Hạn chế giặt quần áo, lau nhà, rửa bát. Khi chế biến thức ăn, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với dầu mỡ, gia vị như ớt, muối... Nếu nhất thiết phải làm công việc này, nên mang găng tay bảo vệ. Tuy nhiên, lưu ý: găng tay nhựa dẻo sẽ ít gây dị ứng hơn là găng cao su; không đeo găng trong thời gian dài nhất là khi ra mồ hôi có thể kích thích bệnh nặng thêm.
  • Luôn giữ ẩm cho da tay bằng kem dưỡng ẩm, nhất là vào mùa đông vì thời tiết hanh khô càng làm da tay thô ráp, nứt nẻ hơn. Bôi kem dưỡng ẩm trước khi làm việc hoặc sau khi rửa tay.
  • Cắt ngắn móng tay và giữ vệ sinh sạch sẽ.
  • Tuyệt đối không gãi ngứa vì có thể sẽ gây ra nhiều thương tổn hơn, dẫn đến nhiễm trùng.
  • Tránh ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, nhộng, thịt gà...
  • Thay đổi môi trường sống, môi trường làm việc nếu thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất.
  • Tăng cường ăn rau quả tươi, rau xanh, đặc biệt là rau quả có nhiều vitamin C, E như giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, bắp cải, rau bí, đu đủ, cam bưởi, cà rốt

Thực tế cho thấy đa số người bị da khô ráp đều là người ít ăn rau quả. Dẫn đến thiếu vitamin quan trọng nhất là A, C, D, E... làm ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng.

vicare.vn-da-tay-kho-rap-nut-ne-phai-lam-sao-body-2

4. Các bài thuốc dân gian chữa da tay khô ráp nứt nẻ

Tình trạng da tay khô ráp nứt nẻ phải làm sao? Nếu bạn chưa muốn đi bệnh viện, bạn có thể điều trị tại nhà bằng cách áp dụng các bài thuốc dân gian dưới đây rất hiệu quả.

Kết hợp mật ong và dầu dừa

Không chỉ nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong, mật ong giúp trị da bị khô rất hiệu quả và còn giúp da tay chống lại các vi khuẩn có hại do thành phần chất kháng khuẩn tự nhiên có trong mật ong.

Dùng 2 muỗng cà phê dầu dừa trộn đều với 1 muỗng cà phê mật ong rồi thoa lên tay chân để dưỡng da tránh nứt nẻ, bong tróc.

Tẩy tế bào chết nhẹ nhàng bằng chanh

Chanh chứa acid có khả năng loại bỏ vùng da chết, làm tái sinh làn da mới. Để hạn chế tính acid trong chanh, bạn cần chuẩn bị 1 chậu nước ấm rồi ngâm tay khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch lại với nước. Vitamin C trong chanh giúp da láng mịn và bổ sung dưỡng ẩm tuyệt vời.

Sử dụng dầu ô liu

Dầu olive cũng là nguyên liệu chăm sóc da được nhiều người biết đến. Dầu olive chứa nhiều thành phần bổ dưỡng, mang tính năng dưỡng ẩm cao sẽ phục hồi làn da khô, bong tróc và làm dịu tình trạng ngứa ngáy.

Hãy ngâm tay trong chậu nước ấm có chứa 4 muỗng canh dầu ô liu, kết hợp với massage nhẹ nhàng để loại bỏ tế bào chết toàn thân. Sau 10-15 phút thì rửa lại với nước sạch. Ngoài ra, bạn có thể thoa trực tiếp lớp dầu ô liu lên da tay rồi phủ lại bông mỏng hoặc vớ bông, sáng hôm sau bạn rửa sạch tay và sẽ bất ngờ với sự thay đổi này.

Dùng cám gạo

Cám gạo có chứa nhiều vitamin B, và là thảo dược tự nhiên giúp tẩy tế bào da chết. Bạn chỉ cần cho thêm một ít mật ong và dầu dừa để hỗn hợp đặc quánh lại.

Bôi hỗn hợp này lên vùng da tay bị nứt và giữ trong vòng 15 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Làm như vậy hằng này, tay của bạn sẽ trở nên mềm mại, không bị nứt nẻ nữa.

Đây là biện pháp chữa nứt da tay khá đơn giản và tiết kiệm chi phí, được những người phụ nữ nông thôn sử dụng khá nhiều.

Nước cốt chanh và đu đủ chín

Công thức này cũng thường được chị em áp dụng cho vùng da mặt bởi tính dưỡng ẩm và chống lão hóa tuyệt vời từ nước cốt chanh và đu đủ mang lại.

Bạn hãy thực hiện ở vùng tay để chăm sóc da tay, công thức này tiện dụng và hiệu quả trong mùa đông. Tạo hỗn hợp nước cốt chanh và đu đủ chín, thoa vào vùng da tay bị nứt, để 20 phút sau đó rửa sạch.

Hỗn hợp khoai tây, sữa tươi và mật ong

Bạn cần chuẩn bị 1 củ khoai tây, sữa tươi không đường và một ít mật ong.

Cách thực hiện cũng rất đơn giản. Đầu tiên hãy luộc chín khoai tây, bóc vỏ, sau đó nghiền nhuyễn rồi cho sữa tươi và mật ong và trộn đều tạo thành dạng hỗn hợp sánh mịn.

Trước khi dùng, bạn chà rửa tay cho sạch, lau khô bằng khăn mềm, sau đó dùng hỗn hợp vừa tạo đắp lên tay, để khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Mặt nạ tự nhiên này sẽ cho bạn làn da tay, láng mịn và chống khô nẻ.

Dùng chuối

Chuối có tác dụng dưỡng ẩm da rất tốt giúp tẩy tế bào chết và dưỡng làn da khô trở nên mềm mịn tự nhiên. Tất cả là nhờ trong chuối có chứa thành phần dưỡng chất dồi dào không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn rất tốt cho da.

Để trị da tay khô ráp nứt nẻ, bạn hãy lấy một quả chuối chín nghiền nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên vùng da khô bị nứt, để khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Đây là phương pháp rất đơn giản nhưng lại giúp cải thiện làn da khô nứt nẻ hiệu quả. Bạn nên thực hiện thường xuyên sẽ có được hiệu quả tốt nhất.

 />
            

            
        </figure>
    

    
        <div class=

Nước muối ấm

Muối ăn có sẵn trong gian bếp nhà bạn. Vậy đây chính là nguyên liệu bạn dễ tìm nhất để chữa nứt da tay. Hòa muối vào nước ấm cho tan hết rồi ngâm tay trong vòng 10 phút. Tiếp tục ngâm tay trong nước mát để máu được lưu thông thật tốt.

Dùng các loại lá

Lấy 1 nắm lá chè tươi rửa sạch, giã nát, hòa thêm ít nước, rồi vắt lấy nước đặc, rửa tay vài lần sẽ khỏi.

Lấy 8g cây kinh giới rửa sạch, tán nhỏ hòa với nước cốt hành hương, ngày bôi vài lần vào chỗ da bị khô nứt nẻ.

Lấy lá khế tươi rửa sạch, giã với ít nước đắp lên chỗ ngứa rất hiệu nghiệm.

Trong hầu hết các trường hợp, da tay khô là một phần bình thường của cuộc sống. Chúng thường có thể được điều trị dễ dàng bằng các loại kem dưỡng ẩm. Nếu tình trạng da tay khô của bạn không cải thiện bằng các biện pháp khắc phục tại nhà hoặc bạn có bất kỳ triệu chứng nào khác, chẳng hạn như chảy máu hoặc nhiễm trùng, thì bạn cần đến bệnh viện da liễu để được điều trị kịp thời.

Thông qua bài biết da tay khô ráp nứt nẻ phải làm sao? Hy vọng đã giúp cho bạn đọc trang bị được những kiến thức bổ ích, từ đó chăm sóc tốt cho da tay của mình. Đồng thời nắm được những phương pháp điều trị khi gặp phải tình trạng này.

Xem thêm:

  • Bí quyết trị da khô bằng mật ong
  • Da khô vào mùa đông phải làm sao?
  • Nguyên nhân gây da khô mùa đông - những thói quen thường mắc phải