Đã quan hệ tình dục có tiêm vắc xin HPV được không? Lịch tiêm như thế nào?

Virus HPV là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ung thư tử cung có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin HPV. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Đã quan hệ tình dục có tiêm vắc xin HPV được không? Lịch tiêm như thế nào? Đã quan hệ tình dục có tiêm vắc xin HPV được không? Lịch tiêm như thế nào?

Virus HPV là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ung thư tử cung có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin HPV.

1. Tìm hiểu chung về ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một loại ung thư phụ khoa phổ biến của nữ giới. Cổ tử cung được hình thành bởi hàng triệu tế bào khác nhau. Ở giai đoạn đầu, các tế bào ung thư được phát hiện ở biểu mô cổ tử cung, sau đó dần dần lan ra niêm mạc cổ tử cung, cuối cùng phát triển thành khối u lớn trong tử cung.

Một số triệu chứng có thể nhìn thấy khi mắc ung thư cổ tử cung là hiện tượng sồi, chùi, loét cổ tử cung hay thâm nhiễm, chảy máu.

Ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào cổ tử cung rối loạn và phát triển bất thường, nếu không chữa trị kịp thời các tế bào ung thư có thể di căn sang các bộ phận khác của cơ thể, thậm chí có thể gây tử vong.

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung chủ yếu là do nhiễm trùng cổ tử cung, bắt nguồn từ virus Human Papilloma Virus (HPV) gây ra. Theo một số nghiên cứu, có khoảng 99.7% các ca ung thư cổ tử cung có sự hiện diện của virus HPV.

vicare.vn-da-quan-he-tinh-duc-co-tiem-vac-xin-hpv-duoc-khong-lich-tiem-nhu-nao-body-1

2. HPV là gì?

Human Papilloma Virus (HPV) là loại virus gây u nhú - một virus có thể gây viêm nhiễm ở nhiều bộ phận của cơ thể - với khoảng trên 100 loại khác nhau, trong đó có 15 – 16 tuýp sinh ung thư, hay còn gọi là tuýp “nguy cơ cao”.

Theo thống kê, tuýp HPV 16 và HPV 18 là 2 tuýp virus có khả năng gây ung thư cao nhất, chiếm đến 70% tổng số trường hợp mắc ung thư cổ tử cung, theo sau là HPV tuýp 31 và 35.

vicare.vn-da-quan-he-tinh-duc-co-tiem-vac-xin-hpv-duoc-khong-lich-tiem-nhu-nao-body-2

3. HPV lây truyền theo con đường nào?

HPV là virus lây truyền qua đường tình dục, việc tiếp xúc ngoài da với bộ phận nhiễm virus này cũng có nguy cơ bị lây nhiễm, do dùng chung đồ chơi tình dục bị nhiễm virus và lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở (hiếm gặp). Tất cả mọi đối tượng nếu có quan hệ tình dục thì đều có khả năng nhiễm virus HPV.

4. Một số triệu chứng lây nhiễm virus HPV

Hầu hết người bệnh bị nhiễm virus HPV, cơ thể thường không xuất hiện triệu chứng gì và bệnh có thể tự khỏi sau vài tháng. Tuy nhiên, trường hợp nhiễm virus HPV thuộc tuýp nguy cơ cao, bệnh có thể kéo dài khiến cho các thế bào cổ tử cung bị rối loạn, phát triển không kiểm soát một cách bất thường, gây ra các tổn thương tăng dần theo cấp độ và dần dần biến đổi thành ung thư. Thông thường, quá trình biến đổi này kéo dài khoảng 10 năm.

5. Phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Biện pháp dự phòng cấp 1: Tiêm vắc xin phòng ngừa sự lây nhiễm virus HPV tuýp nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung, đồng thời kết hợp giáo dục sức khỏe về phòng chống nhiễm virus HPV.

vicare.vn-da-quan-he-tinh-duc-co-tiem-vac-xin-hpv-duoc-khong-lich-tiem-nhu-nao-body-3

Biện pháp dự phòng cấp 2: Xét nghiệm tầm soát định kỳ tế bào cổ tử cung ( hay còn gọi là tế bào CTC – âm đạo) kết hợp với xét nghiệm HPV, giúp xác định rõ tình trạng lây nhiễm HPV và một số triệu chứng bất thường khác gây ung thư cổ tử cung, qua đó có phương pháp chữa trị kịp thời và hiệu quả. Một số trường hợp nếu phát hiện và điều trị đúng lúc, đúng cách, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nếu bệnh phát triển đến giai đoạn cuối thì nguy cơ tử vong sẽ rất cao.

6. Vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

6.1 Vắc xin Cervarix

  • Đây là loại vắc xin nhị giá giúp ngăn ngừa sự lây nhiễm của virus HPV tuýp 16, 18.
  • Loại vắc xin này được áp dụng cho nữ giới từ 10 – 25 tuổi
  • Vắc xin Cervarix bao gồm 3 mũi tiêm và lịch tiêm lần lượt theo thứ tự 0, 1, 6 tháng

6.2 Vắc xin Gardasil

  • Đây là loại vắc xin tứ giá giúp ngăn ngừa sự lây nhiễm của virus HPV tuýp 16, 18 và tuýp 6, 11 ( 2 tuýp có nguy cơ cao gây bệnh sùi mào gà)
  • Loại vắc xin này được áp dụng cho nữ giới từ 9 – 26 tuổi
  • Vắc xin Gardasil bao gồm 3 mũi tiêm và lịch tiêm lần lượt theo thứ tự 0, 2, 6 tháng

7. Một số lưu ý khi tiêm vắc xin phòng ngừa virus HPV

  • Nữ giới trong độ tuổi cho phép tiêm vắc xin phòng ngừa HPV, trường hợp đã phát sinh quan hệ tình dục, có con hay từng nhiễm virus HPV vẫn có thể tiêm vắc xin phòng chống bệnh.
  • Chú ý nên thực hiện tiêm 3 mũi theo đúng lịch, trong trường hợp bất khả kháng có thể khoảng cách tiêm mũi thứ 2 với mũi thứ 1 trên 1 tháng đối với vắc xin Cervarix, trên 2 tháng đối với Gardasil; mũi thứ 3 sau mũi thứ 1 ít nhất 6 tháng. Quá trình tiêm 3 mũi nên hoàn thành trong vòng 2 năm để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Chú ý không thực hiện tiêm vắc xin khi mang thai, nếu đang trong quá trình tiêm vắc xin mà có thai thì dừng lại, sau khi sinh mới thực hiện tiêm tiếp. Tuy nhiên, trong trường hợp lỡ tiêm mới phát hiện mang thai thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện sau khi tiêm vắc xin gồm sưng đỏ chỗ tiêm, sốt nhẹ nhưng nó khá nhẹ và an toàn. Ngoài ra, có thể xuất hiện hiện tượng đau đầu, ngất xỉu, viêm tủy cắt ngang mặc dù rất hiếm gặp
  • Việc phòng ngừa virus HPV hoàn tất sau khi thực hiện xong 3 mũi tiêm và không có khuyến cáo tái tiêm nhắc lại sau đó.
  • Việc tiêm vắc xin phòng chống virus HPV không hoàn toàn có thể thay thế việc làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ. Với mục đích bảo vệ sức khỏe toàn diện, chúng ta nên kết hợp tiêm vắc xin cùng với tầm soát định kỳ tế bào cổ tử cung (Pap smear) và xét nghiệm virus HPV, qua đó có biện pháp điều trị kịp thời. Ngoài ra, chúng ta nên tiến hành khám phụ khoa định kỳ, nhờ đó có thể phát hiện một số bệnh phụ khoa khác có thể mắc như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm đường sinh dục...

Xem thêm:

  • Tiêm vắc-xin phòng ngừa virut HPV để làm gì?
  • 6 loại bệnh ung thư do virus HPV gây ra
  • Ung thư cổ tử cung và các nguyên nhân gây bệnh