Đa ối và dư ối có khác nhau không?

Nước ối là dịch thể bao bọc xung quanh thai nhi, có vai trò như một lớp đệm bảo vệ thai khỏi các chấn động và là môi trường trao đổi chất giúp thai nhi phát triển. Đa ối và dư ối là hiện tượng nước ối nhiều quá ngưỡng chuẩn của thai kỳ, nó có thể là dấu hiệu bệnh lý ở thai nhi hoặc bà mẹ. Vậy đa ối và dư ối là gì, chúng có khác gì nhau, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đa ối và dư ối có khác nhau không? Đa ối và dư ối có khác nhau không?

1. Phân biệt đa ối và dư ối

Bình thường, lượng nước ối của bà bầu nằm trong khoảng 300-800ml. Khi nước ối của mẹ ở mức 800-1500ml được gọi là dư ối và nếu lượng nước ối vượt mức 2000ml được gọi là đa ối. Trên thực tế, khi siêu âm người ta thường dùng chỉ số nước ối (AFI) để xác định trình trạng nước ối. Gọi là đa ối khi chỉ số nước ối (AFI) vượt trên 25cm. Chỉ số nước ối (AFI) từ 12-25cm gọi là dư ối.

vicare.vn-da-oi-va-du-oi-co-khac-nhau-khong-body-1
Đa ối và dư ối có điểm gì khác nhau?

2. Nguyên nhân gây đa ối và dư ối

Nguyên nhân từ mẹ:

  • Người mẹ mắc chứng tiểu đường: Tình trạng đa và dư ối được phát hiện trong 10% thai phụ mắc chứng tiểu đường, nhất là trong quý III.
  • Kháng thể kháng Rh và các bệnh tán huyết thứ phát do kháng thể bất thường có thể gây tình trạng thiếu máu thai nhi trầm trọng hoặc phù thai nhi có liên quan đến tình trạng đa ối.
  • Người mẹ mang song thai hoặc đa thai: Tình trạng đa ối có thể xảy ra, song thông thường chỉ có hiện tượng dư ối do sự trao đổi chất giữa hai bào thai không được cân bằng (một bào thai có ít nước ối trong khi bào thai khi có nhiều nước ối hơn).
  • Loạn dưỡng tăng trương lực cơ (ít gặp).

Nguyên nhân từ thai nhi:

  • Hội chứng truyền máu song thai: Là một rối loạn có tiên lượng xấu, xuất hiện với tỷ lệ 15% trong thai nghén song thai một màng đệm, hai túi ối, là biến chứng do đa ối ở thai nhận máu.
  • Khác thường ở bào thai: Bé sẽ ngừng quá trình uống nước ối – đi tiểu, dẫn tới hiện tượng thừa nước ối, có thể gây ra hoặc đa ối tùy vào tình trạng của trẻ. Tình trạng này bao gồm những dị tật ở bào thai như hở hàm ếch, hẹp môn vị. Bất thường hệ thống thần kinh trung ương thai nhi (vô sọ, khuyết tật ống nơron thần kinh). Khuyết tật cấu trúc hệ thống tiêu hoá (tắc ống thực quản hoặc ống tiêu hoá)
  • Bất thường nhiễm sắc thể thai nhi.

Nguyên nhân từ rau thai:

  • U mạch máu màng đệm có thể gây suy tim thai nhi và dẫn đến tình trạng đa ối.
  • Các bệnh lý viêm nội mạc tử cung hoặc gây thương tổn bánh rau (giang mai).
  • Phù thai không do yếu tố miễn dịch: có tiên lượng rất xấu và thường liên quan đến đa ối. Trường hợp điển hình có tình trạng phù rau thai.

3. Đa ối và dư ối gây ra những nguy cơ gì cho thai nhi?

  • Khi khối lượng chất lỏng trong tử cung quá cao, sẽ có nguy cơ vỡ màng ối sớm và do đó, bé sẽ phải sinh non, sinh ngôi mông hoặc các tình huống không thuận lợi khác.
  • Bong nhau thai.
  • Sa dây rốn.
  • Tăng trưởng của thai nhi bị hạn chế, và có các vấn đề với phát triển khung xương.
vicare.vn-da-oi-va-du-oi-co-khac-nhau-khong-body-2
Dư ối và đa ối gây nguy hiểm gì cho thai nhi?
  • Cần phải sinh mổ và vì vậy có thêm rủi ro so với sinh ngã âm đạo bình thường.
  • Khả năng bị chảy máu hay băng huyết sau sinh ở những bà mẹ bị đa và dư ối thường là cao hơn. Điều này là do tử cung không thể co lại hoàn toàn như thông thường.
  • Em bé sinh ra to hơn so với kích thước bình thường.
  • Thai chết lưu.
  • Trên thực tế, thường không có biến chứng trong phần lớn các trường hợp đa và dư ối. Ngay sau khi em bé được sinh ra, lượng chất lỏng dư thừa cũng tháo ra và người mẹ cảm thấy thoải mái hơn ngay lập tức.

4. Các biện pháp xử lý

  • Nếu có dấu hiệu của hoặc nặng hơn là đa ối, bạn nên đi khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán xem bạn có bị thừa nước ối hay không. Tùy vào trường hợp của bạn, các bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp.
  • Trong những trường hợp nhẹ, có thể bác sĩ sẽ điều trị cho bạn bằng cách dùng thuốc lợi tiểu để rút bớt nước ối hoặc có một số can thiệp để rút bớt nước ối.
  • Trường hợp khác, bác sĩ sẽ xem xét các dấu hiệu chuyển dạ sớm để đề nghị thai phụ nhập viện trước kỳ hạn. Cũng có thể, thai phụ sẽ được chỉ định sinh mổ.

Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi, việc khám thai định kỳ là điều rất cần thiết. CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC THAI SẢN tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được thiết kế khoa học với lộ trình chăm sóc cho mẹ bầu từ trước - trong và sau sinh với đầy đủ các quyền lợi thăm khám, xét nghiệm thường quy, siêu âm.....giúp mẹ an tâm sinh bé khỏe mạnh.