Đã nhiễm HPV rồi có tiêm phòng vắc xin HPV được nữa không?

Hàng năm có hơn 5000 ca mắc bệnh ung thư cổ tử cung tại Việt Nam. Và có hơn 2000 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này. Hiện, bệnh chưa có cách chữa nào dứt điểm mà chỉ có thể tiêm vắc xin phòng ngừa là hiệu quả nhất. Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu về vắc xin HPV và tiêm phòng vắc xin HPV như thế nào là hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Đã nhiễm HPV rồi có tiêm phòng vắc xin HPV được nữa không? Đã nhiễm HPV rồi có tiêm phòng vắc xin HPV được nữa không?

Vắc xin HPV là gì?

Trước khi hiểu được vắc xin HPV là gì bạn cần biết được HPV nghĩa là gì. HPV là từ viết tắt của Human Papillom Virus – loại virus gây u nhú ở người, gây ra viêm nhiễm ở nhiều bộ phận trên cơ thể người, đặc biệt là bộ phận sinh dục.

HPV có khoảng hơn 100 loại, được chia thành 2 nhóm:

  • Nhóm (1) là loại có nguy cơ gây ung thư cao
  • Nhóm (2) là loại không gây ung thư.

Có từ 30 – 40 loại virus HPV có khả năng gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục ở cả nam và nữ. Trong đó, loại 16 và 18 là loại có khả năng cao gây ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Ngoài ra chúng có thể gây ung thư hậu môn và dương vật ở cả nam giới.

Vắc xin tiêm phòng HPV là loại vắc xin đặc biệt giúp phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung và u nhú ở bộ phận sinh dục, bệnh sùi mào gà do virus Palilloma gây ra.

vicare.vn-da-nhiem-hpv-roi-co-tiem-phong-vac-xin-hpv-duoc-nua-khong2

HPV lây truyền theo cách nào?

Virus HPV lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp khi quan hệ tình dục: lây nhiễm qua niêm mạc miệng, hầu họng, qua dương vật, tử cung, âm đạo, hậu môn của người bị nhiễm HPV.

Hôn hoặc chạm vào bộ phận sinh dục của bạn tình bằng miệng cũng có thể lây nhiễm virus HPV.

Ngoài ra, virus HPV còn lây nhiễm qua các dụng cụ của người mắc bệnh như cắt móng tay, kim bấm sinh thiết, đồ lót...

Một số ít trường hợp lây từ mẹ sang con trong lúc sinh nở, gây ra đa bướu gai đường hô hấp ở trẻ sơ sinh.

Những ai nên tiêm phòng vắc xin HPV?

Ở Việt Nam cũng như tại nhiều quốc gia khác trên thế giới, tiêm phòng vắc xin HPV được chỉ định cho nữ giới có độ tuổi từ 9 – 26 tuổi. Bất kể người đó đã quan hệ tình dục hay chưa.

Các chuyên gia cũng khuyên rằng, nữ giới nên tiêm phòng vắc xin HPV càng sớm càng tốt. Một mũi tiêm không quá đắt thế nhưng lại có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung và hiệu quả kéo dài tới 30 năm.

Mặc dù tiêm vắc xin HPV phổ biến chỉ định tiêm ở nữ giới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nam giới ở độ tuổi dậy thì cũng có thể tiêm phòng vắc xin HPV.

Sau quá trình nghiên cứu cho thấy số nam giới mắc bệnh ung thư do lây nhiễm vi rút HPV có khả năng vượt xa nữ giới. HPV có thể gây ung thư vòm họng, miệng, lưỡi, hậu môn và dương vật. Chính vì vậy Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) cho rằng nên mở rộng tiêm phòng vắc xin HPV cho cả nam giới ở độ tuổi dậy thì và thanh niên.

Vắc xin HPV có những loại nào?

Tại Việt Nam hiện nay đang sử dụng 2 loại vắc xin tiêm phòng HPV: Vắc xin tiêm phòng HPV Gardasil của Mỹ và Cervarix của Bỉ. Hai loại này có những đặc điểm khác nhau cơ bản như số chủng, đối tượng, liều tiêm... Cụ thể trong bảng sau:

vicare.vn-da-nhiem-hpv-roi-co-tiem-phong-vac-xin-hpv-duoc-nua-khong

Đã nhiễm HPV rồi có tiêm vắc xin HPV nữa không?

Vắc xin HPV vẫn có tác dụng ngừa ung thư tử cung ngay cả khi đã nhiễm virus HPV. Trong thực tế, HPV rất dễ tái nhiễm. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể không đủ khả năng để phòng tránh việc tái nhiễm virus HPV, do vậy bạn hãy tiêm vắc xin HPV để phòng ngừa triệt để tái nhiễm.

Nếu virus vẫn đang hoạt động trong cơ thể bạn thì bạn nên tìm lời khuyên từ bác sĩ. Hãy điều trị ngay nếu bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị riêng cho trường hợp của bạn. Tránh để virus tồn tại lâu trong cơ thể gây ra các loại ung thư.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về vắc xin HPV và tiêm phòng vắc xin HPV. Virus HPV có khả năng gây ung thư cổ tử cung cao ở nữ giới. Để bảo vệ sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng, bạn nên tìm hiểu và có liệu trình tiêm phòng vắc xin HPV sớm nhất có thể. Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

Xem thêm :

  • Tiêm vắc-xin phòng ngừa virut HPV để làm gì?
  • 6 loại bệnh ung thư do virus HPV gây ra
  • Xét nghiệm HPV bao nhiêu tiền và bao lâu có kết quả?