Cứu sống người bị đột quỵ bằng cách sơ cứu kịp thời

3 giờ đầu tiên là thời gian “vàng” để bạn cứu sống một người bị đột quỵ bằng cách sơ cứu. Vì, các dấu hiệu của bệnh đột quỵ vừa mới xuất hiện. Số bệnh nhân bị đột quỵ có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 sau tim mạch và ung thư ở nước ta. Vì thế nhận biết sớm dấu hiệu và sơ cứu đột quỵ kịp thời là vô cùng quan trọng.

Cứu sống người bị đột quỵ bằng cách sơ cứu kịp thời Cứu sống người bị đột quỵ bằng cách sơ cứu kịp thời

3 giờ đầu tiên là thời gian “vàng” để bạn cứu sống một người bị đột quỵ bằng cách sơ cứu. Bởi lúc này, các dấu hiệu của bệnh đột quỵ vừa mới xuất hiện.

Số bệnh nhân bị đột quỵ có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 sau tim mạch và ung thư ở nước ta. Vì thế nhận biết sớm dấu hiệu và sơ cứu đột quỵ kịp thời là vô cùng quan trọng.

Đột quỵ là bệnh gì?

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não được chia làm 2 loại dựa trên nguyên nhân gây bệnh.

  • Xuất huyết não: Tình trạng này xảy ra khi mạch máu não bị vỡ, máu sẽ qua thành mạch chảy vào nhu mô não, khoang dưới nhện và não thất.
  • Nhồi máu não hoặc thiếu máu não cục bộ (nhũn não): Tình trạng này xảy ra khi một nhánh mạch bị tắc nghẽn, tại nhánh đó bị thiếu máu và gây nên hoại tử.

Trong vài phút nếu không có phương pháp tái thiết lập tuần hoàn não để cung cấp oxy, chất dinh dưỡng thiết yếu qua đường máu cho các tế bào não, thì chúng sẽ bắt đầu chết và tiếp tục trong vài giờ.

Dấu hiệu nhận diện người bị đột quỵ

vicare.vn-cuu-song-nguoi-bi-dot-quy-bang-cach-so-cuu-kip-thoi-body-1

Người bị đột quỵ được cấp cứu và điều trị càng sớm càng tốt, sẽ giảm tổn thương não. Nếu bệnh nhân đột quỵ não do huyết khối thì việc điều trị nhất định phải được thực hiện trong 1h đầu tiên. Dưới đây là 2 quy tắc để nhận biết người bị đột quỵ sớm:

Quy tắc FAST:

  • Face (Mặt): Mặt có dấu hiệu bất bình thường như cười méo miệng, rối loạn thị lực
  • Arm(Cánh tay): Tay và chân run, mệt mỏi và khó cử động
  • Speech (Lưỡi): Bị líu lưỡi, nói không tròn vành rõ chữ, không thể diễn đạt được
  • Time: Bệnh nhân cần được gọi cấp cứu càng nhanh, càng tốt

Quy tắc BEFAST

  • Đột ngột yếu, tê mặt và tay chân
  • Lưỡi đơ, không nói chuyện được
  • Méo miệng, nhìn mờ và mất thị lực
  • Chóng mặt, té ngã không rõ nguyên nhân
  • Đau đầu dữ dội

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết khi phát hiện người bệnh có những dấu hiệu trên cần gọi cấp cứu để được điều trị sớm. Bởi mỗi phút bệnh nhân không được điều trị thì có khoảng hơn 2 triệu nơ ron thần kinh mất đi. Càng lâu được điều trị thì tế bào thần kinh sẽ chết nhiều hơn, hậu quả là gây ra biến chứng nặng nề, tỉ lệ tử vong cao hơn.

Trong 3h đồng hồ đầu tiên bị đột quỵ là thời gian vàng, thấy dấu hiệu bệnh vừa xuất hiện thì cần được cấp cứu ngay. Sau 3h thì nơi vùng não xảy ra tai biến, mô não cận kề vùng tai biến bị hư hại, khó phục hồi, gây ra nhiều biến chứng.

Biến chứng nguy hiểm của đột quỵ

Biến chứng của đột quỵ nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào mức độ và vùng não bị tổn thương. Cụ thể là:

  • Người bệnh bị liệt nửa người hoặc tứ chi, gặp nhiều khó khăn trong vận động, sinh hoạt.
  • Bị rối loạn nhận thức, hay quên, không tỉnh táo và trí tuệ bị sa sút
  • Rối loạn ngôn ngữ: Diễn đạt khó hiểu, nói ngọng, nói lắp, âm điệu và ngữ điệu biến đổi, khó khăn trong giao tiếp.
  • Rối loạn thị giác: Bị mờ mắt một bên hoặc cả hai bên. Nếu nặng người bệnh có thể bị mù một phần hoặc toàn bộ.
  • Rối loạn cơ tròn: Gây tiểu khó, bí tiểu, đại tiện và tiểu tiện không tự chủ.

Biến chứng nguy hiểm sau đột quỵ sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tinh thần và chi phí điều trị cho người bệnh và gia đình.

Các bước sơ cứu bệnh nhân bị đột quỵ

Cần gọi ngay cấp cứu 115, bởi bệnh nhân đột quỵ được điều trị càng sớm càng tốt.

Trong thời gian chờ cấp cứu, bệnh nhân phải được theo dõi chặt chẽ thay đổi thất thường về tình trạng cơ thể. Nếu có dấu hiệu nôn mửa thì cần đặt bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng an toàn.

Tư thế nằm nghiêng an toàn hay là tư thế hồi sức cấp cứu: Tư thế nằm bảo vệ đường thở bệnh nhân, đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Khi người bệnh hôn mê, nằm ngửa lưỡi sẽ bị tụt xuống họng, gây cản trở và bít tắc đường thở. Nếu bệnh nhân nôn khi nằm ngửa, ý thức không tỉnh táo, dễ hít phải chất nôn vào phổi, gây tắc đường thở, suy hô hấp cực kì nguy hiểm. Vì thế đặt nghiêng bệnh nhân để chất nôn được thoát ra dễ dàng.

vicare.vn-cuu-song-nguoi-bi-dot-quy-bang-cach-so-cuu-kip-thoi-body-2

Các bước đặt nằm nghiêng như sau:

  • Bước 1: Qùy xuống 1 bên của nạn nhân, sửa tay phía bạn vuông góc
  • Bước 2: Kéo tay bên kia của nạn nhân đặt lên má, lòng bàn tay hướng ra ngoài
  • Bước 3: Kéo chân của nạn nhân co lên, để lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất. Giữ tư thế đó và kéo nạn nhân quay về phía người bạn.
  • Bước 4: Hoàn thành tư thế hồi sức

Tùy từng trường hợp mà đặt bệnh nhân ở tư thế khác nhau:

  • Trong trường hợp bệnh nhân bất tỉnh hoặc lơ mơ nhưng thở bình thường thì có thể đặt bệnh nhân nằm nghiêng an toàn hoặc nằm ngửa nhưng cần được theo dõi kĩ.
  • Trường hợp bệnh nhân nôn mửa thì cần chuyển sang tư thế nằm nghiêng, tránh bị sặc chất nôn vào đường hô hấp. Gọi cấp cứu đưa tới bệnh viện điều trị.
  • Trường hợp bệnh nhân còn tỉnh thì để người bệnh ở tư thế thoải mái, nới rộng quần áo, cà vạt hay khăn quàng cổ.

Lưu ý:

  • Ngoài ra bạn cần ghi lại thời điểm người bệnh khởi phát những dấu hiệu bất thường.
  • Ghi lại loại thuốc bệnh nhân đang dùng hoặc mang theo đơn nếu có
  • Để bệnh nhân ở môi trường thoáng nhiều oxy để nuôi dưỡng cơ thể, tránh tình trạng chết não.

Cần tránh làm gì khi bị đột quỵ?

  • Không được chờ đợi để hy vọng các triệu chứng thoái lui
  • Không cho bệnh nhân ăn uống bất cứ thứ gì
  • Không cho bệnh nhân uống bất cứ loại thuốc nào
  • Không dùng kim chích máu 10 đầu ngón tay chân, không cạo gió
  • Không đặt người bệnh xuống đệm lò xo có độ lún quá sâu sẽ làm thay đổi tư thế đầu

Xem thêm:

  • Lưu ý nhất định phải nhớ khi sơ cứu tại chỗ người bị đột quỵ
  • Phát hiện nguy cơ đột quỵ trong 1 phút
  • Tim ngừng đập đột ngột - nguyên nhân gây ra đột quỵ