Cúm A H1N1 - làm sao để phòng tránh?

Cúm A H1N1 đã gây thành đại dịch tại nước ta và trên thế giới vào năm 2009. Sự lây lan nhanh chóng và bùng phát này trở thành nỗi ám ảnh lo lắng của nhiều người. Vậy cúm A H1N1 là gì, và làm sao để phòng tránh cúm A H1N1?

Cúm A H1N1 - làm sao để phòng tránh? Cúm A H1N1 - làm sao để phòng tránh?

Cúm A H1N1 đã gây thành đại dịch tại nước ta và trên thế giới vào năm 2009. Sự lây lan nhanh chóng và bùng phát này trở thành nỗi ám ảnh lo lắng của nhiều người. Vậy cúm A H1N1 là gì, và làm sao để phòng tránh cúm A H1N1?

Cúm A H1N1 là gì?

Bệnh cúm A H1N1 do một loại virus cúm A H1N1 gây ra. Bệnh cúm này gây ra nhiều triệu chứng cho người bệnh đặc biệt trên đường hô hấp. Triệu chứng gây ra với bệnh nhân có thể tự thuyên giảm theo thời gian, tuy nhiên mức độ lây truyền bệnh nhanh, có thể gây thành đại dịch. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị thì sẽ là nguồn lây lan ra cộng đồng và người bệnh có thể tử vong vì các biến chứng của bệnh.

Đầu tiên người ta gọi loại virus này là virus cúm lợn vì các nhà khoa học đã thấy có sự giống nhau giữa bộ gen của virus cúm này với bộ gen của virus được phát hiện trên lợn.

Sự lây truyền của virus cúm A H1N1 được cho là từ người sang người qua đường hô hấp. Sự lây lan của virus này tương tự như các loại virus cúm khác- rất dễ dàng và nhanh chóng. Đây là nguyên nhân chúng dễ lây lan thành dịch trong cộng đồng.

Năm 2009, Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo dịch cúm A H1N1 ở cấp độ 6 - là cấp độ cao nhất và là đại dịch trên quy mô toàn cầu. Cuối tháng 7/2009, dịch đã lan rộng ra trên 160 quốc gia trên thế giới với hàng trăm ngàn trường hợp mắc và hơn một nghìn trường hợp tử vong. Tại Việt Nam, hàng nghìn người đã nhiễm virus cúm và đã ghi nhận nhiều trường hợp tử vong.

Triệu chứng của cúm A H1N1

Triệu chứng của cúm A H1N1 tương tự như triệu chứng của các virus cúm mùa khác, chủ yếu là các triệu chứng của đường hô hấp trên. Khi một người bị nhiễm virus cúm A H1N1 thì khoảng 7 ngày sau sẽ biểu hiện các triệu chứng của bệnh. Trong giai đoạn nhiễm virus chưa biểu hiện triệu chứng, người bệnh vẫn có khả năng lây lan cho người xung quanh. Các triệu chứng thường gặp của nhiễm virus cúm A H1N1 :

  • Sốt: đây là triệu chứng khá phổ biến của nhiễm nhiều loại virus. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại các tác nhân ngoại lai. Sốt có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao tùy cơ thể, kèm theo nhiều người có cảm giác ớn lạnh.
vicare.vn-cum-a-h1n1-lam-sao-de-phong-tranh-body-1
  • Viêm long đường hô hấp trên: do virus lây nhiễm qua đường hô hấp nên biểu hiện của bệnh tại đường hô hấp xuất hiện nhiều. Người bệnh thấy đau họng, sổ mũi, chảy nước mũi, ho khan, viêm họng... thì đây là một dấu hiệu gợi ý, đặc biệt nếu đang ở trong vùng có dịch.
  • Mệt mỏi, đau đầu : là phản ứng của cơ thể với tác nhân virus. Tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể nên sự không thích nghi kịp của cơ thể gây cảm giác mệt mỏi, đau đầu
  • Đau nhức cơ: đau nhức cơ là triệu chứng hay gặp, người bệnh nhiễm cúm thường cảm giác mệt mỏi, đau nhức cơ, uể oải.
  • Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa: chất độc của virus với cơ thể biểu hiện trên các hệ cơ quan khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Biểu hiện tại đường hô hấp bằng các triệu chứng viêm long đường hô hấp trên. Biểu hiện tại đường tiêu hóa bằng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nôn mửa...

Khi đang ở trong vùng dịch, xung quanh có người bị cúm A H1N1 hoặc đang trong mùa đông xuân - mùa của bùng phát dịch cúm, nếu có các dấu hiệu nghi ngờ của bệnh cúm thì bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám. Việc phát hiện sớm cho bản thân và người xung quanh là cần thiết để tránh lây lan bệnh.

Điều trị bệnh cúm A H1N1

Khi có các triệu chứng của bệnh thì bạn hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Các xét nghiệm cần thiết sẽ được bác sĩ thực hiện để chẩn đoán bệnh.

Người nhiễm cúm cần có biện pháp cách li với người xung quanh để không lây lan bệnh. Hiện nay có 2 loại thuốc dùng để điều trị virus cúm A H1N1 là thuốc dạng uống Tamiflu và thuốc dạng hít Relenza. Để điều trị bệnh hiệu quả thì cần điều trị sớm trong 24 giờ đầu từ khi có triệu chứng.

Với những bệnh nhân nặng, có biến chứng, có suy hô hấp thì các biện pháp điều trị hỗ trợ được các bác sĩ đặt ra: thở oxy hỗ trợ, tăng cường truyền dịch, đảm bảo dinh dưỡng...

Cách phòng tránh cúm A H1N1

vicare.vn-cum-a-h1n1-lam-sao-de-phong-tranh-body-2

Hiện nay chưa có vắc xin phòng ngừa lây nhiễm cúm A H1N1. Vì vậy cách tốt nhất là chúng ta nên thực hiện các biện pháp hạn chế lây nhiễm như :

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng , đặc biệt sau khi đi vệ sinh, sau hắt hơi.
  • Che miệng bằng khăn giấy khi ho, hắt hơi sau đó bỏ vào thùng rác. Hoặc che bằng tay sau đó rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Không khạc nhổ bừa bãi.
  • Sử dụng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thường xuyên hằng ngày.
  • Vệ sinh lau chùi chỗ ở và nơi làm việc bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn thông thường.
  • Tránh tiếp xúc gần với người bị nhiễm cúm, bị nghi nhiễm cúm.
  • Khi bản thân có những dấu hiệu bệnh thì nên tự ý thức cách li để bảo vệ người xung quanh và nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám sớm.
  • Tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe là một biện pháp hữu ích để phòng bệnh. Khi cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt thì sẽ có miễn dịch tự nhiên để chống lại các tác nhân lạ xâm nhập cơ thể.

Hiện nay đã có vắc xin để phòng bệnh cúm mùa thông thường. Tuy chỉ có tác dụng với một số loại virus cúm mùa thông thường và chưa có tác dụng chống cúm A H1N1 nhưng tiêm vắc xin này cũng rất tốt, đặc biệt với những người hay bị cúm...

Xem thêm:

  • Xuất hiện vắc-xin cúm H1N1 an toàn cho phụ nữ mang thai
  • Phương pháp điều trị cảm cúm tại nhà theo Đông Y