Củ riềng có tác dụng gì mà nhiều người gọi là thần dược?

Củ riềng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và được dân gian truyền tụng thần dược. Tuy nhiên ngày nay, nhiều người vẫn chưa thực sự biết được đầy đủ tác dụng của của riềng. Vậy củ riềng có tác dụng gì? Mời các bạn hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Củ riềng có tác dụng gì mà nhiều người gọi là thần dược? Củ riềng có tác dụng gì mà nhiều người gọi là thần dược?

Đặc tính của riềng

Củ riềng là loại thực vật có vị cay thơm, tính ấm, có tác dụng ôn trung, tiêu thức ăn, giảm đau, chữa đau bụng do lạnh, phong thấp, sốt rét, lang ben, hắc lào.

Cây riềng là loại cây nhỏ, có thân rễ mọc bò ngang và dài. Ở Việt Nam, cây riềng mọc hoang và được trồng tại rất nhiều nơi, không chỉ được dùng làm gia vị mà còn được dùng làm thuốc. Rễ - bộ phận làm thuốc sẽ được phơi khô. Thành phần hóa học của riềng có khoảng 1% tinh dầu, có mùi thơm long não, chủ yếu là Xineola và Metylxinnamat. Thêm vào đó, chất dầu vị cay từ riềng gọi là Galangola được dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đầy hơi.

HoiBenh.vn-cu-rieng-co-tac-dung-gi-ma-nhieu-nguoi-goi-la-than-duoc-body-2
Củ riềng là loại thực vật có vị cay thơm, tính ấm

Củ riềng có tác dụng gì?

  • Kháng viêm

Nghiên cứu cho thấy củ riềng chứa các đặc tính kháng viêm giúp trở thành một phương thuốc trị bệnh viêm khớp dạng thấp một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, củ riềng còn giúp giảm bớt sự khó chịu do các vết loét và viêm đau vùng bụng.

  • Tăng cường tuần hoàn máu

Nếu bạn thắc mắc củ riềng có tác dụng gì, thì loại bỏ chất độc và cải thiện sự tuần hoàn máu là khả năng mà riềng đem lại. Kết quả là có thêm dưỡng chất cấp giúp ngăn các gốc tự do gây thương tổn cho da, qua đó duy trì độ mềm. Củ riềng cũng có thể được dùng cho da đầu để thúc đẩy tăng trưởng tóc do có khả năng tăng cường sự tuần hoàn máu. Với những bạn tóc mỏng, nước củ riềng với dầu Jojoba là phương pháp hiệu quả để mọc tóc

  • Hỗ trợ tiêu hóa

Công dụng lâu đời và được nhiều người biết đến nhất từ riềng đó là chính là chữa đau bụng, giảm ói mửa, tiêu chảy và nấc cụt

  • Cải thiện chức năng nhận thức

Một thành phần trong củ riềng có tên gọi là ACA, có tác dụng hỗ trợ chức năng nhận thức. Một số nghiên cứu cho thấy nó cũng có thể giúp giảm một số dạng thoái hóa não liên quan đến nhận thức.

HoiBenh.vn-cu-rieng-co-tac-dung-gi-ma-nhieu-nguoi-goi-la-than-duoc-body-3
Trong củ riềng có một loại dưỡng chất thực vật giúp đối phó với bệnh trầm cảm
  • Đối phó trầm cảm

Trong củ riềng có một loại dưỡng chất thực vật giúp ngăn chặn hoạt động TNF-alpha, từ đó rất hữu hiệu trong việc đối phó với bệnh trầm cảm. Đây là tác dụng rất lớn trong y học mà củ riềng đem lại

  • Làm lành vết bỏng

Khi có vết bỏng, chỉ cần bôi nước củ riềng lên khu vực bị ảnh hưởng thì nó sẽ giảm nhẹ sự khó chịu và hỗ trợ việc làm lành vết thương này

  • Ngăn ngừa ung thư

Một cuộc nghiên cứu được thực hiện tại Anh cho biết người bị khối u ở phổi và vú cho thấy củ riềng có đặc tính chống ung thư. Chất galanin trong củ riềng đóng góp phần hình thành đặc tính trên

  • Củng cố hệ miễn dịch

Chiết xuất Polysaccharide từ củ riềng, theo nhiều nghiên cứu cho rằng có tác dụng kích thích hệ lưới nội mô và làm tăng số lượng tế bào lá lách và tế bào rỉ viêm phúc mạc vốn đóng vai trò then chốt trong hệ miễn dịch.

  • Tăng số lượng của tinh trùng

Củ riềng còn có tác dụng thần kì cho việc kích thích khả năng sinh sản cho nam giới, có thể làm tăng sự di động, số lượng và sức khỏe tinh trùng lên đến 3 lần.

Bài thuốc chữa bệnh từ củ riềng

HoiBenh.vn-cu-rieng-co-tac-dung-gi-ma-nhieu-nguoi-goi-la-than-duoc-body-4
Chữa đau bụng do lạnh
  • Chữa đau bụng do lạnh

Công thức: củ riềng 20g, nụ sim 8g, búp ổi 60g, tất cả sấy khô, tán bột. Mỗi ngày uống 3 lần sau ăn, mỗi lần với liều lượng 5g với nước sôi để nguội. Hoặc củ riềng 200g, quế 120g, hậu phác 80g, sấy khô. Sắc uống mỗi lần 12g với 200ml nước, còn 50ml uống trong ngày. Dùng trong 2 - 4 ngày.

  • Chữa phong thấp

Vỏ quít, hạt tía tô và riềng mỗi vị 60g, sấy khô, tán nhỏ, mỗi lần dùng 4g, có thể pha với một chén nước sôi để nguội hoặc rượu, uống ngày 2 lần. Dùng trong 5 - 7 ngày.

  • Chữa sốt rét

Bột riềng 300g, bột quế khô và bột thảo quả mỗi loại 100g, tất cả đem trộn với mật làm viên to bằng hạt ngô. Mỗi ngày dùng 15 viên trước khi lên cơn. Hoặc riềng tẩm dầu vừng sao 40g, gừng khô nướng 35g tán nhỏ, hòa mật lợn làm hoàn thành viên bằng hạt ngô, uống ngày 15 - 20 viên.

  • Trị chứng đầy bụng, khó tiêu

Riềng thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần. Ngày dùng 2 - 3 lần.

Xem thêm:

  • Cách chữa lang ben bằng củ riềng
  • Ợ chua, đầy bụng là triệu chứng của bệnh ung thư đúng không?
  • Chắt lọc tối đa chất dinh dưỡng từ rau củ quả