Con khóc khi đi học mầm non bố mẹ phải làm gì?

Các bậc làm cha mẹ hẳn không còn lạ gì với cảnh con khóc khi đi học mầm non. Việc con khóc và níu kéo bố mẹ khiến nhiều bậc phụ huynh bối rối không biết phải xử lý như thế nào. Hãy tìm hiểu các cách xử lý hiệu quả sau đây để trẻ không còn lo lắng mỗi khi đến trường và không để lại hậu quả tâm lý cho trẻ.

Con khóc khi đi học mầm non bố mẹ phải làm gì? Con khóc khi đi học mầm non bố mẹ phải làm gì?

Phát triển trẻ độ tuổi 3 - 5 tuổi

Độ tuổi từ 3 - 5 tuổi là độ tuổi bùng nổ trí tò mò ở trẻ. Bố mẹ sẽ nhận được rất nhiều câu hỏi tại sao mà đôi khi không biết trả lời thế nào. Khi trẻ lên 3 tuổi, trí óc đã phát triển hơn rất nhiều so với những năm đầu đời. Bé sẽ bắt đầu đặt câu hỏi về những sự vật xung quanh mình. Khi bé đặt câu hỏi cho bạn, bạn nên nghiêm túc trả lời, để bé luôn cảm thấy được tôn trọng và xây dựng tính ham học hỏi cho trẻ. Tuy nhiên, bạn không cần trả lời quá dài dòng phức tạp, vì lúc ấy, trẻ sẽ không tập trung vào lời nói của bạn nữa. Trẻ 3 tuổi cũng bắt đầu dần hình thành khái niệm về thời gian và các sự việc lặp đi lặp lại. Tuy nhiên, lúc này trẻ vẫn chưa thực sự hiểu được ý nghĩa của một khoảng thời gian như một năm.

Đến lúc lên 4 tuổi, trí tuệ của trẻ sẽ tiếp tục phát triển hơn, và trẻ sẽ nắm được các khái niệm cơ bản. Ví dụ như lúc này, trẻ sẽ được dạy ở trường về các buổi trong ngày (buổi sáng, chiều, tối) và các mùa trong năm (xuân, hè, thu, đông). Khi lên 5 tuổi, trẻ có thể nắm bắt các khái niệm phức tạp như các ngày trong tuần, một ngày có bao nhiêu giờ, một giờ có bao nhiêu phút. Bên cạnh đó, trẻ sẽ được học đếm ở trường, làm quen với bảng chữ cái, chữ số và các hình vuông, hình tròn ...

Do nhu cầu phát triển trí tuệ và học hỏi của trẻ là rất lớn trong giai đoạn 3 - 5 tuổi, việc đi học mẫu giáo là rất quan trọng. Trường mầm non là môi trường mới lạ, trẻ sẽ gặp nhiều bạn cùng lứa tuổi, và phát triển ngôn ngữ cũng như kỹ năng giao tiếp tốt hơn là khi ở nhà. Ngoài ra, với những bài học vui và các hoạt động ở lớp, bé sẽ vừa được học vừa được chơi, giúp thúc đẩy phát triển trí tuệ của bé.

vicare.vn-con-khoc-khi-di-hoc-mam-non-bo-me-phai-lam-gi-body-1

Làm gì khi con khóc khi đi học mầm non?

Tuy rằng đi học trường mầm non có rất nhiều lợi ích, nhưng đối với nhiều bé, việc đi học mầm non lại là một nỗi “ám ảnh”. Có rất nhiều bé khóc lóc, không muốn rời xa cha mẹ khi đến trường. Điều này khiến cho bố mẹ lúng túng, không biết xử lý thế nào đối với việc con khóc khi đi học mầm non. Sau đây là những cách xử lý hiệu quả, giúp trẻ dần dần vượt qua nỗi sợ phải đến trường mầm non, và không gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ:

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ

Trẻ quen với người lạ thường ít gặp khó khăn hơn khi phải đi mẫu giáo. Trước khi cho trẻ đi mẫu giáo, bạn nên cho trẻ làm quen với việc tách khỏi bố mẹ bằng cách gửi trẻ ở nhà ông bà, họ hàng, hoặc thuê người giúp việc, người trông trẻ, và tránh mặt một thời gian. Như vậy, trẻ sẽ trở nên dạn dĩ hơn, và dần quen với việc gặp người lạ.

Trấn an tinh thần và dành tặng lời khen cho trẻ

Bạn nên nói với trẻ rằng trường học rất vui, cô giáo đều yêu mến bé, và mọi chuyện sẽ ổn. Việc lặp đi lặp lại những điều này sẽ giúp trấn an tâm lý của trẻ. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên khen ngợi bé khi bé chơi vui ở lớp, khi bé ngoan ngoãn đến trường.

Làm quen với trường học

Để bé khỏi bỡ ngỡ, bạn có thể cho bé làm quen với trường bằng cách dắt bé đi dạo quanh khuôn viên trường trước ngày đi học. Bạn cũng có thể cho bé làm quen dần với việc đi học bằng cách bắt đầu đi học nửa ngày, để bé làm quen với bạn bè và cô giáo, sau đó mới cho đi học cả ngày.

Nguyên tắc khi tạm biệt trẻ

 />
            

            
        </figure>
    

    
        <div class=
  • Nên nói lời tạm biệt trẻ một cách ngắn gọn, có thể ôm hôn trẻ, và nói rằng bạn rất yêu trẻ. Không nên quá dài dòng. Khi rời khỏi trường mẫu giáo, bạn cũng không nên ngó lại nhìn nhiều lần.
  • Không nên lẻn đi khi trẻ đang chơi, bởi như vậy sẽ khiến cho trẻ có cảm giác bất an, sợ bị bỏ rơi và càng làm trầm trọng nỗi sợ hãi của trẻ. Những lần sau đó, trẻ có thể còn khóc và níu giữ bạn chặt hơn, và trẻ sẽ không thể thoải mái chơi.
  • Nên thoải mái và cười với trẻ khi chia tay.
  • Không nên thể hiện cảm xúc lo lắng hay buồn bã dù bạn có cảm thấy lo lắng như thế nào khi để trẻ ở lại trường. Trẻ thường đọc tình huống qua gương mặt của cha mẹ. Vì thế, cha mẹ lo lắng sẽ khiến cho trẻ càng lo lắng hơn.
  • Nên trấn an trẻ rằng bạn sẽ quay lại đón trẻ. Trẻ có thể chưa hiểu được khái niệm thời gian, vì thế bạn chỉ cần nói với trẻ là bạn sẽ quay lại đón trẻ sớm thôi.
  • Không nên lờ đi hay thờ ơ với những giọt nước mắt của trẻ, hay la mắng trẻ vì như vậy sẽ càng làm cho tâm lý của trẻ trở nên tệ hơn.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân nào khiến trẻ bị nhẹ cân?
  • Tại sao trẻ 3 tuổi cần bổ sung chất béo? Vậy chất béo là gì?
  • Có phải thuốc Bepanthen Balm điều trị hăm da?