Con đường lây truyền và cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ là một đối tượng rất dễ bị mắc các bệnh tay chân miệng. Vậy, phải làm thế nào để biết được khi nào trẻ mắc bệnh, bệnh sẽ bị lây qua đường nào và tìm được cách điều trị tốt nhất? Bài viết sau đây sẽ cho bạn biết những điều đó.
Con đường lây truyền và cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ là một đối tượng rất dễ bị mắc các bệnh tay chân miệng. Vậy, phải làm thế nào để biết được khi nào trẻ mắc bệnh, bệnh sẽ bị lây qua đường nào và tìm được cách điều trị tốt nhất? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết những điều đó.
Tại sao trẻ nhỏ lại dễ mắc bệnh tay chân miệng?
Bệnh tay chân miệng là căn bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, tuy nhiên, hay gặp nhất vẫn là trẻ em dưới 5 tuổi, nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Và các trẻ nhỏ thì biến chứng thường sẽ nặng hơn. Trẻ nhỏ thì thường có nhiều khả năng bị lây nhiễm và bị bệnh tay chân miệng nhiều hơn là bởi vì cơ thể trẻ em có ít kháng thể hơn so với cơ thể người lớn và ít có khả năng miễn dịch khi tiếp xúc. Trẻ em mắc bệnh dưới 3 tuổi thì chiếm khoảng 80%, và theo số liệu thống kê thì đó là do bị mắc bệnh tại nhà. Cho nên, dù đang đi học hay không đi học thì vẫn phải áp dụng các phương pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ.Bệnh tay chân miệng lây truyền như thế nào?
Khả năng lây bệnh sang cho trẻ cho trẻ là do virus có trong nước miếng, phân, nước tiểu, dịch mũi họng, dịch bóng nước của trẻ bị bệnh phát tán ra môi trường ở xung quanh. Virus này có tồn tại ở trong các loại đồ ăn, thức uống, sàn nhà, đồ chơi, các vật dụng sinh hoạt hàng ngày, trong bàn tay của người chăm sóc trẻ, tấn công trẻ vào cơ thể thông qua đường miệng.
Bệnh lây qua đường tiêu hóa: nguồn lây chính là từ nước bọt, phỏng nước, phân của trẻ bị nhiễm bệnh tai mũi họng. Khả năng lây truyền cao nhất ở trong đầu tuần của bệnh.
Bệnh lây truyền thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch tiết từ mũi họng, phỏng nước bị vỡ ra, tiếp xúc với sàn nhà, bàn ghế, đồ chơi... đã bị nhiễm virus.
Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Cho đến hiện nay, vẫn chưa có bất cứ một loại vắc xin nào có thể phòng ngừa được bệnh tay chân miệng. Do bệnh lây lan thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với dịch của các nốt bọng nước, dịch tiết ra từ mũi họng, phân... nên cách phòng bệnh tay chân miệng tốt nhất thì vẫn nên là vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ; đồng thời, chăm sóc y tế kịp thời cho những trẻ em bị bệnh.
Những biện pháp phòng ngừa
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi ăn và sau khi ăn; sau khi trẻ đi vệ sinh, sau khi thay tã cho trẻ hay nhất là khi tiếp xúc với các bọng nước.
- Làm sạch môi trường đã bị ô nhiễm và những vật dụng bẩn (bao gồm cả đồ chơi của trẻ) với xà phòng và nước, rồi sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường.
- Tránh việc cho trẻ em khỏe mạnh tiếp xúc gần với trẻ em đang bị bệnh tay chân miệng.
- Không cho trẻ bị bệnh đi nhà trẻ, mẫu giáo, trường học hay những nơi đông người.
- Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh của trẻ để kịp thời chăm sóc y tế cho trẻ nếu như trẻ bị sốt cao, mất tỉnh táo.
- Che miệng và mũi mỗi khi ho hay hắt hơi.
- Xử lí chỗ khăn giấy cùng với tã lót đã dùng bằng cách bỏ chúng vào thùng tác và thải bỏ theo đúng qui định.
- Luôn giữ cho nhà trẻ, trường học sạch sẽ.Khi trẻ bệnh tay chân miệng thì ăn uống thế nào?
- Nên nấu thức ăn cho thật nhuyễn, không quá nóng và vẫn đầy đủ chất để bé dễ ăn hơn, quên đi sự đau đớn, ăn được ngon miệng hơn.
- Trẻ có thể ăn sữa bột pha, cháo nấu thật nhuyễn, sữa chua, nước hoa quả tươi, súp hầm kĩ.
- Với trẻ vẫn đang bú sữa mẹ, thì cứ cho bé bú như bình thường nhưng tăng số lần lên, thời gian cho bú cũng lâu hơn một chút, bởi bé không bú được nhiều như trong lúc khỏe mạnh. Nên cho trẻ ăn nhiều lần trong một ngày; không nên cho bé uống nước nóng hoặc lạnh quá mà làm bé bị đau miệng.
- Khi trẻ bắt đầu dần dần hồi phục và các vết loét gây ra đau đớn trong miệng, bạn nên động viên trẻ ăn uống như bình thường, không nên kiêng khem quá nhiều, ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Trẻ nên ăn nhiều lần trng một ngày, tránh để các dụng cụ ăn uống chạm vào trẻ bởi các vết loét sẽ trở nên đau nặng hơn.
- Khi trẻ đang dần dần hồi phục lại, và các vết loét bắt đầu gây đau đớn ử trong miệng thì nên động viên trẻ vẫn ăn uống như bình thường; không kiêng khem quá nhiều nhằm đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ phát triển tốt nhất.
Khi bé có biểu hiện gì bất thường của bệnh tay chân miệng, hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ để có những lời khuyên cùng với phương pháp điều trị, cách phòng ngừa tốt nhất.Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.