Cơn đau thắt ngực ổn định và không ổn định khác nhau như thế nào?
Cơn đau thắt ngực ổn định và cơn đau thắt ngực không ổn định đều là dấu hiệu của bệnh mạch vành. Nhưng cơn đau thắt ngực ổn định và không ổn định khác nhau ở điểm gì? Vicare sẽ giải đáp cặn kẽ trong bài viết dưới đây.
Cơn đau thắt ngực ổn định và không ổn định khác nhau như thế nào?
Cơn đau thắt ngực ổn định và cơn đau thắt ngực không ổn định đều là dấu hiệu của bệnh mạch vành. Nhưng chúng khác nhau ở điểm gì? HoiBenh sẽ giải đáp cặn kẽ trong bài viết dưới đây.
Phân biệt cơn đau thắt ngực ổn định và cơn đau thắt ngực không ổn định?
Cơn đau thắt ngực ổn định
Khái niệm:
- Cơn đau thắt ngực ổn định là do sự hẹp cố định của động mạch vành, do mảng xơ vữa mạch vành ổn định.
- Mạch vành bị hẹp, lưu lượng máu đi nuôi cơ tim sẽ bị giảm, gây ra đau thắt ngực đặc biệt ở người bệnh hoạt động gắng sức hoặc bị stress tâm lí.
- Nếu người bệnh nghỉ ngơi, nhịp tim sẽ chậm lại, động mạch vành có thể đáp ứng nhu cầu oxy của cơ tim. Triệu chứng đau ngực sẽ biến mất.
Vị trí đau thắt
- Cơn đau thắt ngực ổn định thường đau ở vùng giữa ngực, phía sau xương ức hoặc vùng trước tim.
- Đau có thể lan lên cổ, ra hàm, cánh tay đặc biệt cánh tay trái. Đôi khi đau vùng thượng vị.
- Một số trường hợp đau lan ra sau lưng, cột sống nên dễ nhầm với thoái hóa cột sống, thắt lưng.
- Cơn đau có thể tự biến mất từ 1 -5 phút sau khi nghỉ ngơi.
Nguyên nhân
- Nguyên nhân gây ra cơn đau thắt ngực ổn định là do tăng cholesterol. Khi chỉ số cholesterol có hại tăng cao, gây xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành.
- Các mảng xơ vữa là do chất mỡ lắng đọng trên thành mạch máu, lâu ngày gây tắc mạch, lượng máu đi đến tim giảm, dẫn đến đau thắt ngực.
Điều trị
Có 3 cách để điều trị cơn đau thắt ngực không ổn định bao gồm:
- Điều trị nội khoa: Điều trị bằng thuốc dùng 1 hoặc nhiều loại thuốc kết hợp. Có thể kể đến nhóm thuốc Nitrat, nhóm thuốc kháng tập tiểu cầu, nhóm thuốc chẹn beta, nhóm thuốc statin. Nhưng phương pháp này chỉ làm giảm triệu chứng bệnh, không giải quyết tận gốc nguyên nhân gây hẹp động mạch vành.
- Phẫu thuật bắc cầu: Vùng cơ tim bị thiếu máu sẽ được cung cấp máu bởi một mạch máu khác vòng qua chỗ động mạch vành bị hẹp và tắc.
- Can thiệp động mạch qua da: Phương pháp hiện đại nhất, không phải phẫu thuật, đồng thời giảm triệu chứng cơn đau và giải quyết nguyên nhân gây hẹp lòng động mạch vành.
Cơn đau thắt ngực không ổn định
Khái niệm
- Cơn đau thắt ngực không ổn định là do sự giảm đột ngột dòng máu mạch vành đi nuôi cơ tim, do nứt vỡ mảng xơ vữa dẫn đến bít tắc đột ngột một phần hoặc toàn bộ lòng động mạch.
- Đau thắt ngực không ổn định có thể xảy ra khi người bệnh nghỉ ngơi, đang ngủ hoặc sinh hoạt bình thường. Những cơn đau dữ dội và kéo dài.
- Tần suất các cơn đau ngày càng nhiều, cường độ đau tăng dần. Đau thắt ngực không ổn định có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, dễ tử vong.
Vị trí đau thắt
- Cơn đau thắt ngực không ổn định từ nhẹ đến dữ dội ở vùng lồng ngực, cảm giác như lồng ngực bị thắt lại và đau âm ỉ.
- Cơn đau lan từ lồng ngực đến cánh tay trái, cổ, vai xương hàm.
- Đôi khi đau thắt ngực không ổn định còn khiến bạn cảm thấy khó thở, buồn nôn, đổ mồ hôi, kiệt sức.
Nguyên nhân
- Đau thắt ngực không ổn định là do tình trạng huyết khối, 1 dạng mảng bám ở động mạch bị vỡ ra, khiến cho động mạch bị tắc nghẽn.
- Không điều trị sớm có thể gây tắc nghẽn toàn bộ động mạch, dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Điều trị
- Bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau, chống đông máu như Aspirin, Clopidogrel, Heparin và oxy trợ giúp hô hấp.
- Bác sĩ cũng kê đơn dùng thuốc kiểm soát huyết áp, làm giãn động mạch như viên nang Nitroglycerin ngậm dưới lưỡi để làm giãn mạch máu ở tim.
- Phẫu thuật nong mạch vành bằng bóng và đặt stent. Những mạch máu bị tắc nghẽn sẽ được lưu thông bằng một bong bóng nhỏ.
- Sau đó, stent( ống nhỏ bằng kim loại) sẽ đưa vào động mạch để lưu thông động mạch, tránh tắc nghẽn trở lại.
- Phẫu thuật bắc cầu mạch vành là phương pháp phục hồi lưu lượng máu đến cơ tim.
- Sau khi phẫu thuật bắc cầu mạch vành thì lưu lượng máu của bệnh nhân được phục hồi.
Kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán đau thắt ngực
- Bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán bằng cách tham khảo tiền sử bệnh án, dựa trên dấu hiệu lâm sàng, khám bệnh lý và xét nghiệm máu.
- Tiến hành điện tâm đồ (ECG) hoặc chụp X-quang ngực để có thể xác định mức độ tổn thương của tim. Bác sĩ sẽ đo tần số tim, tần số thở, nồng độ oxy trong máu, huyết áp của người bệnh.
- Bác sĩ có thể quan sát động mạch ở tim bằng cách chụp mạch vành. Bác sĩ sẽ luồn một ống dẻo, mỏng thông qua động mạch ở bẹn hoặc cánh tay đến động mạch ở tim để xác định vị trí tắc nghẽn.
Các yếu tố tăng nguy cơ đau thắt ngực ổn định và không ổn định
- Người thường xuyên hút thuốc sẽ có nguy cơ bị mạch vành tăng gấp 2 lần
- Bệnh nhân bị xơ vữa động mạch, động mạch giòn và xơ cứng
- Người bệnh bị tăng huyết áp, có nồng độ cholesterol trong máu cao, tiểu đường.
- Người có tiền sử gia đình bị mắc bệnh đau thắt ngực
- Nữ giới có nguy cơ bị bệnh cao hơn khi tiền mãn kinh
- Người có lối sống ít vận động, ít tập thể dục thể thao
- Bệnh nhân bị đái tháo đường, béo phì, rối loạn lipid
- Uống rượu, bia, sử dụng chất kích thích nhiều sẽ gây ra bệnh mạch vành, làm xuất hiện các cơn đau thắt ngực.
Làm gì để kiểm soát cơn đau thắt ngực ổn định và không ổn định?
- Không giấu bệnh và uống thuốc theo đơn bác sĩ đã kê. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liệu trình điều trị, thuốc kê đơn sẽ khiến bệnh nặng hơn.
- Luôn mang theo Nitroglycerin bên mình để phòng khi phát bệnh. Đặc biệt, cơn đau co thắt ngực không ổn định đột ngột nên phải chuẩn bị để đối phó bất cứ lúc nào.
- Hãy thông báo cho người thân biết phải làm gì khi bạn bị đau thắt ngực đột ngột.
- Thay đổi lối sống giúp phòng ngừa bệnh, áp dụng lối sống lành mạnh, bỏ thuốc lá, rượu, bia, chất kích thích. Luôn để bản thân sống thanh thản, vui vẻ, tránh căng thẳng quá mức. Thường xuyên tập thể dục, đi bộ hàng ngày tối thiểu 30 phút vào buổi sáng và tối.
- Thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế tối đa ăn mỡ động vật, chất béo, tinh bột và đường, đồ ăn mặn, nội tạng động vật, đồ ăn làm tăng cholesterol có hại. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, đồ ít đường, bơ, pho mát.
- Điều trị triệt để bệnh liên quan đến bệnh mạch vành như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, béo phì - thừa cân.
Xem thêm:
- Dấu hiệu cơn đau thắt ngực và những điều cần lưu ý
- 3 địa chỉ đặt stent điều trị bệnh động mạch vành tại Hà Nội
- Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh tim mạch vành