Cơn đau quặn thận là gì?

Cơn đau quặn thận là triệu chứng thường gặp ở những người mắc phải các bệnh u hoặc sỏi đường tiết niệu gây nên nhiều ảnh hưởng trong sinh hoạt và làm việc hằng ngày. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc về khái niệm cơn đau quặn thận là gì và những vấn đề liên quan.

Cơn đau quặn thận là gì? Cơn đau quặn thận là gì?

Cơn đau quặn thận là gì?

Đây là triệu chứng mà người bệnh thường gặp sau một cơn gắng sức với những đặc điểm như đau ở vùng hố chậu, lan ra phía trước vùng hạ sườn phải hay hạ sườn trái, đau lan xuống vùng bẹn và sinh dục ngoài. Khi gặp phải cơn đau này, bệnh nhân sẽ cố gắng thay đổi nhiều tư thế nhưng không thể nào giảm đau, đau có nguyên nhân cấp tính và cần được xử trí cấp cứu kịp thời.

Người bệnh sẽ có triệu chứng đau kết hợp với đổ mồ hôi, nôn, sốt, bụng chướng, mặt tái. Cơn đau thường kéo dài 20- 60 phút thậm chí lên đến vài giờ.

Nguyên nhân của cơn đau quặn thận

vicare.vn-con-dau-quan-than-la-gi-body-1

Nguyên nhân chủ yếu thường gặp ở hầu hết các bệnh nhân là do chứng sỏi tiết niệu, có huyết khối trong niệu quản hoặc có khối u chèn ép niệu quản từ bên ngoài làm cho đường niệu quản bị tắt cấp tính, dẫn đến ứ nước làm cho đài bể thận căng trướng đột ngột gây ra cơn đau quặn thận.

Trong số các trường hợp sỏi tiết niệu thì sỏi niệu quản là căn nguyên thường gặp nhất. Sỏi sẽ làm tăng áp lực trong đài - bể thận, gây tổn thương niệu quản dẫn đến đái máu đại thể. Để chẩn đoán chắc chắn tình trạng này, bác sĩ sẽ tiến hành cho bệnh nhân chụp X-quang thận phát hiện sỏi nằm trên đường đi của niệu quản. Nguyên nhân chính gây ra sỏi thận thường do lắng đọng các chất khoáng Canxi, Oxalate, Cystine hoặc Acid uric trong nước tiểu. Bệnh sỏi niệu quản thường gặp ở nam giới và có tỷ lệ cao gấp 3 lần so với nữ giới. Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi tuy nhiên độ tuổi hay gặp nhất là từ 20-50 tuổi.

Xuất huyết đài - bể thận: Bệnh nhân có thể bị chảy máu tại vùng đài - bể thận hình thành máu tụ trong bể thận dẫn đến tắc niệu quản. Đa số trong các trường hợp xuất huyết đài - bể thận đơn thuần khi kiểm tra siêu âm và X-quang tiết niệu không có sỏi.

Viêm mãn tính thường gặp do lao thận - tiết niệu hoặc u sau phúc mạc chèn ép vào niệu quản gây viêm chít hẹp niệu quản

Một số trường hợp khác có thể do sỏi đài-bể thận.

Các khối u niệu quản, u bàng quang gây hẹp lỗ niệu quản đổ vào bàng quang.

Điều trị cơn đau quặn thận

Việc điều trị cơn đau quặn thận chủ yếu là thực hiện các biện pháp để giảm đau kết hợp ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc giảm đau kháng viêm để hạn chế tình trạng phù nề, co thắt, điều trị biến chứng chống nhiễm trùng, chống suy thận.

Nếu sau khi dùng thuốc mà những cơn đau do sỏi vẫn còn tiếp tục thì cần đi chụp X quang để nếu thấy sỏi không di chuyển thì can thiệp để loại bỏ tình trạng tắc nghẽn.Có thể đến các bệnh viện chuyên khoa để thực hiện phương pháp nội soi, tán sỏi ngoài cơ thể hoặc mổ lấy sỏi tùy theo tình hình của bệnh nhân.

Phòng ngừa các cơn đau quặn thận

vicare.vn-con-dau-quan-than-la-gi-body-2

Để phòng ngừa các cơn đau quặn thận, trước tiên bạn cần hạn chế tối đa tình trạng lắng đọng các chất tích tụ thành sỏi bằng cách uống nhiều nước theo nhu cầu của cơ thể, ít nhất 2 lít mỗi ngày. Không được để cơ thể thiếu nước nhất là khi di chuyển đường xa hoặc làm việc lâu.

Xét nghiệm định kỳ để phân tích nước tiểu có thể cho biết các loại muối khoáng dư thừa trong cơ thể như Urat phosphat hoặc Oxalat, từ đó có hướng điều chỉnh chế độ ăn thật hợp lý để tránh mắc phải cơn đau thận.

Xem thêm:

  • Suy thận mạn giai đoạn cuối là gì?
  • Đau lưng do thận ở người lớn
  • Dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu