Con bị tay chân miệng có thể lây sang cha mẹ trong quá trình chăm sóc không?

Dịch bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Liệu con bị tay chân miệng có thể lây sang cha mẹ trong quá trình chăm sóc không? Bệnh tay chân miệng ở người lớn có nguy hiểm không? Bạn hãy cùng Vicare tìm hiểu câu trả lời qua những chia sẻ dưới đây!

Con bị tay chân miệng có thể lây sang cha mẹ trong quá trình chăm sóc không? Con bị tay chân miệng có thể lây sang cha mẹ trong quá trình chăm sóc không?

Dịch bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Liệu con bị tay chân miệng có thể lây sang cha mẹ trong quá trình chăm sóc không? Bệnh tay chân miệng ở người lớn có nguy hiểm không? Bạn hãy cùng HoiBenh tìm hiểu câu trả lời qua những chia sẻ dưới đây!

Bệnh tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng là bệnh lý thường gặp hiện nay, trong y khoa tay chân miệng được viết tắt là TCM. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra.

Giống virus gây bệnh TCM phổ biến nhất là Coxsackie A và virus Enterovirus 71 (EV-71). Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ em, có đặc trưng bởi sốt, đau họng, loét miệng, lưỡi, lợi, và nổi ban có bọng nước.

Biểu hiện chính của bệnh TCM là những mụn nước nổi ở vùng tay chân miệng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh như tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi họng, nước bọt, tiếp xúc gián tiếp qua đồ dùng, vật dụng bị nhiễm virus... tại những khu vực đông người như bệnh viện, trường học...

vicare.vn-con-bi-tay-chan-mieng-co-lay-sang-cha-me-trong-qua-trinh-cham-soc-khong-body-1

Con bị tay chân miệng có thể lây sang cha mẹ trong quá trình chăm sóc không?

Nhiều người vẫn thường lầm tưởng rằng bệnh tay chân miệng chỉ có ở trẻ em mà không lây nhiễm qua người lớn. Vậy thực hư, bệnh tay chân miệng có lây không?

Bệnh tay chân miệng chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ nhưng vẫn có thể lây qua người lớn thông qua những virus từ mầm bệnh.

Theo những cuộc điều tra tại viện Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh, trong hộ gia đình có con em bị tay chân miệng thì những người lớn chăm sóc trẻ như cha mẹ có khả năng lây bệnh từ con. Tỷ lệ lây truyền ở nhóm người chăm sóc chính cho trẻ là 23%.

Cũng nói về tình trạng lây lan này từ trẻ em sang người lớn, Bác sĩ Trương Hữu Khánh Trưởng khoa Nhiễm- Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 chia sẻ: “Bệnh chân tay miệng là loại bệnh gây ra bởi virus nên có thể lây lan qua tiếp xúc. Như vậy, khi người lớn tiếp xúc với virus gây bệnh thì bản thân cũng đã mang mầm bệnh. Chỉ có điều các thống kê từ trước đến nay cho thấy, trên cơ thể người lớn, virus này ít gây nên triệu chứng sốt, nổi bóng nước và biến chứng như ở trẻ con”.

Những dấu hiệu có thể nhận biết bệnh tay chân miệng ở người lớn

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp (Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương), các triệu chứng bệnh tay chân miệng ở người lớn có thể xuất hiện 3 đến 6 ngày sau khi nhiễm virus bao gồm: sốt nhẹ, đau họng, chán ăn và bồn chồn.

Sau vài ba ngày phát triển triệu chứng đầu tiên sẽ xuất hiện các mụn nước nhỏ. Các mụn nước nhỏ có thể xuất hiện ở trong miệng, cánh tay, bàn tay, bàn chân, đùi, mông... Kích thước mụn nước rất nhỏ hoặc như hạt đậu.

Sau thời gian ủ bệnh thì quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông hay bẹn có thể có mụn nước, một số trường hợp chỉ nổi ban đỏ nên dễ nhầm lẫn với bệnh sởi, sốt phát ban...

Thường thì bệnh tay chân miệng ở người lớn có thể chăm sóc tại nhà, tuy nhiên có những triệu chứng có thể là biểu hiện của biến chứng nguy hiểm như: bệnh nhân sốt cao trên 39 độ, sốt dài ngày và khó hạ sốt, nôn ói nhiều, li bì, tay chân yếu sức, run tay, chân, khó thở...

Các biến chứng của bệnh TCM có thể là viêm màng não, viêm tim hay viêm phổi, có những trường hợp bệnh chuyển biến nặng mà không có biện pháp chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

vicare.vn-con-bi-tay-chan-mieng-co-lay-sang-cha-me-trong-qua-trinh-cham-soc-khong-body-2

Cách phòng tránh lây lan bệnh tay chân miệng

  • Thực hành vệ sinh tốt là cách bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh tay chân miệng. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước cho cả người lớn và trẻ nhỏ, đặc biệt trước khi nấu ăn, trước khi cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh và thay tã.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp như ôm hôn, sử dụng chung đồ dùng... với trẻ bị nhiễm bệnh.
  • Không sử dụng chung vật dụng ăn uống với trẻ, nên tráng nước sôi nóng khi dùng, không cho trẻ ăn bốc mút, không mớm thức ăn cho trẻ.
  • Không để trẻ đang nhiễm bệnh đến nhà trẻ, trường học hay tụ tập những nơi đông người cho đến khi trẻ khỏe hẳn.
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, khử trùng những khu vực chung trong nhà. Có thói quen vệ sinh cá bề mặt chung trước tiên bằng nước và xà phòng, sau đó bằng dung dịch thuốc tẩy pha loãng và nước. Nên khử trùng đồ chơi của trẻ và các đồ vật khác có thể bị nhiễm virus.
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả để tăng sức đề kháng phòng tránh được bệnh TCM.

Cần lưu ý lại: Bệnh tay chân miệng có thể lây từ trẻ nhỏ sang người lớn. Vậy nên, các bậc cha mẹ khi chăm sóc con bị bệnh cần hết sức để ý, tránh lây chéo sang các thành viên trong gia đình.

Xem thêm:

  • Những điều cần biết về bệnh tay chân miệng
  • Triệu chứng khi trẻ nhiễm bệnh tay chân miệng
  • Chăm sóc trẻ nhiễm tay chân miệng tại nhà