Con bị sưng ngứa muỗi đốt mẹ phải làm gì?

Chúng ta đều biết rằng muỗi là loại côn trùng gây bệnh nguy hiểm không chỉ cả ở người lớn mà còn cả trẻ em. Làn da trẻ em vốn nhạy cảm, lại luôn là đối tượng hấp dẫn loài muỗi. Vậy con bị sưng ngứa muỗi đốt mẹ phải làm gì?

Con bị sưng ngứa muỗi đốt mẹ phải làm gì? Con bị sưng ngứa muỗi đốt mẹ phải làm gì?

Chúng ta đều biết rằng muỗi là loại côn trùng gây bệnh nguy hiểm không chỉ cả ở người lớn mà còn cả trẻ em. Làn da trẻ em vốn nhạy cảm, lại luôn là đối tượng hấp dẫn với loài muỗi. Những nốt muỗi đốt không chỉ gây sưng, ngứa mà còn tiềm ẩn nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Vậy tại sao muỗi đốt lại sưng và ngứa? Con bị sưng ngứa muỗi đốt mẹ phải làm gì?

Tại sao muỗi đốt lại sưng và ngứa?

Muỗi là một trong những loại côn trùng gây hại nhất cho con người. Chúng chủ yếu sinh sôi nhiều vào mùa hè. Khi bị muỗi đốt, trẻ thường cảm giác khó chịu vì cảm giác ngứa ngáy xâm lấn. Khi chỗ muỗi đốt bắt đầu phát tác, biểu hiện đầu tiên sẽ là sưng và ngứa bắt đầu xuất hiện. Đây là phản ứng của hệ thống miễn dịch với các kháng nguyên tiết ra trong nước bọt của loài muỗi. Lúc này, cơ thể sẽ tiết ra kháng thể IgG và IgE để đối phó với sự xâm nhập của muỗi, tạo thành những vết sưng và ngứa ở trên da.

vicare.vn-con-bi-sung-ngua-muoi-dot-me-phai-lam-gi-body-1
Tại sao muỗi đốt lại sưng và ngứa?

Da trẻ em vốn còn non nớt, nhạy cảm nên khi bị muỗi đốt trẻ sẽ cảm thấy ngứa và sưng hơn da của người lớn gấp nhiều lần. Với những trẻ có làn da lành thì vết muỗi đốt sẽ chỉ ửng đỏ nhẹ, kích thước khoảng 1-3mm, sau đó thâm dần và trở lại màu sắc như bình thường sau vài ngày. Còn với những trẻ có làn da hơi nhạy cảm, vết muỗi đốt sẽ sưng tấy, đỏ, ngứa ngáy, thậm chí còn có dịch mủ và có thể gây viêm sâu trong da. Trẻ thường không tự chủ được nên khi bị ngứa thường dùng tay gãi làm xước da, gây nhiễm khuẩn, khiến da không trở về trạng thái như ban đầu, từ đó tạo thành những vết sẹo thâm trên da.

Làm thế nào để đối phó với tình trạng con bị sưng ngứa muỗi đốt?

Tùy vào từng lứa tuổi của trẻ mà mẹ có các biện pháp chữa trị muỗi đốt tương ứng. Với trẻ sơ sinh, biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất thường được nhiều mẹ áp dụng đó là dùng ngay sữa mẹ để bôi vào vùng da đang bị sưng ngứa. Bởi trong sữa mẹ có chứa nhiều chất kháng khuẩn nhẹ dịu, có tác dụng xoa dịu vết muỗi đốt đang bị sưng ngứa cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, có một cách chữa trị khác cũng hay được áp dụng đó là dùng nước muối sinh lý hoặc sữa tắm trẻ em hòa với một chút nước, xoa lên vùng da bị muỗi đốt rồi lau sạch lại với nước.

Đối với những trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể chữa trị cho con bằng một số biện pháp dân gian như đắp khoai tây sống hoặc dùng một chút nước chanh bôi nhẹ nhàng lên vết thương. Nếu vết sưng hơi chai cứng, mẹ có thể dùng viên đá lạnh chườm nhẹ để làm giảm cảm giác sưng ngứa cho bé. Ngoài ra, mẹ có thể dùng các loại kem, thuốc trị muỗi đốt dành cho trẻ em được bán tại các hiệu thuốc để bôi lên da của bé cũng rất tốt.

Bảo vệ làn da bé khỏi bị sưng ngứa muỗi đốt

Mùa hè là thời điểm muỗi bắt đầu sinh sôi và phát triển nhiều nên các mẹ cần phải áp dụng các biện pháp ngăn ngừa con bị sưng ngứa muỗi đốt, tránh nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm, cụ thể:

  • Mặc quần áo bảo vệ: Ngay cả khi trời ấm thì bạn cũng nên đảm bảo che kín tay và chân cho trẻ bằng quần áo để giảm thiểu nguy cơ bị muỗi đốt. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng mặc quần áo có màu sắc tươi sáng sẽ làm khúc xạ nhiệt, ngược lại những màu nóng và họa tiết hoa sẽ thu hút côn trùng, trong đó có muỗi.
  • Sử dụng kem chống muỗi dành cho trẻ em: Bạn có thể xịt trực tiếp kem chống muỗi vào quần áo trẻ hoặc bôi kem nhẹ nhàng lên da của bé. Lưu ý bạn nên tìm những sản phẩm chống muỗi có thành như picaridin, geraniol hoặc dầu khuynh diệp. Đối với những loại kem chống muỗi có chứa DEET (Diethyltoluamide), bạn nên hạn chế sử dụng quá nhiều và tuyệt đối không dùng cho trẻ em dưới 2 tháng tuổi vì chất này có thể gây hại cho làn da của bé.
vicare.vn-con-bi-sung-ngua-muoi-dot-me-phai-lam-gi-body-2
Sử dụng kem chống muỗi dành cho trẻ em
  • Dùng lưới chống muỗi: Một trong những cách phòng tránh muỗi hiệu quả nhất đó là sử dụng các loại lưới chống muỗi phủ bên ngoài ghế ngồi ô tô, xe đẩy và sử dụng màn cho trẻ khi đi ngủ. Muỗi thường hoạt động nhiều vào ban đêm, do vậy bạn nên cẩn thận che chắn các cửa sổ, không nên để mở cửa vào buổi tối, đồng thời sử dụng quạt khi đi ngủ. Gió thổi từ quạt vừa giúp không khí mát mẻ, vừa ngăn muỗi tiếp cận đến bé.
  • Giữ vệ sinh nhà cửa: Muỗi thường xuất hiện ở những nơi ẩm thấp, những nơi chứa nguồn nước bẩn, nước đọng. Do vậy, bạn cần chú ý luôn đậy kín các thùng, chậu nước ở nhà. Những bình nước uống, nước trong lọ hoa, chậu rửa chén không được để quá lâu, vì muỗi có thể đẻ trứng trong đó. Bạn cũng nên thường xuyên thay nước, cọ rửa các bình nước, xô, chậu 1 tuần 1 lần để đảm bảo vệ sinh. Những vật dụng không cần thiết như chai, lọ, lon nước ngọt đã qua sử dụng thì cần phải bỏ đi. Thường xuyên quét dọn nhà cửa thật sạch sẽ để giúp nhà thông thoáng, đồng thời ngăn không cho muỗi trú ngụ và sinh sản.

Xem thêm:

  • Tại sao muỗi đốt người này mà không đốt người kia?
  • Ngăn muỗi đốt và bảo vệ trẻ khỏi bệnh sốt rét
  • Những mối nguy hiểm của mùa hè: Bọ ve và muỗi