Có triệu chứng viêm phổi này, trẻ sơ sinh cần nhập viện

Theo thống kêm các biến chứng gây tử vong do viêm phổi ở trẻ sơ sinh chiếm đến hơn 75% tổng số các bệnh lý về hô hấp. Vì mức độ nghiêm trọng của bệnh, các bậc cha mẹ cần nhận biết khi nào trẻ sơ sinh bị viêm phổi cần phải nhập viện để có thể đưa ra quyết định kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Có triệu chứng viêm phổi này, trẻ sơ sinh cần nhập viện Có triệu chứng viêm phổi này, trẻ sơ sinh cần nhập viện

Theo thống kêm các biến chứng gây tử vong do viêm phổi ở trẻ sơ sinh chiếm đến hơn 75% tổng số các bệnh lý về hô hấp. Bình quân hàng năm có từ 30% đến 45% số trẻ sơ sinh viêm phổi cần nhập viện. Vì mức độ nghiêm trọng của bệnh, các bậc cha mẹ cần nhận biết khi nào trẻ sơ sinh bị viêm phổi cần phải nhập viện để có thể đưa ra quyết định kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

1. Nguyên nhân của bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Viêm phổi thường do các nguồn bệnh gây nên như vi khuẩn, nấm, virus. Cụ thể như sau

  • Vi khuẩn: Chủ yếu là hemophilus influenza, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, E.Coli, tụ cầu khuẩn...
  • Virus: virus hợp bào hô hấp, virus á cúm, virus cúm
  • Nấm: Thường gặp là nấm candida albicans làm tưa miệng, phát triển xuống phế quản gây viêm phổi

Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng rất dễ bị viêm phổi do không được giữ ấm đủ phần cổ, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Viêm phổi cũng có thể phát sinh trong thời gian trẻ bị cảm, cúm.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân của bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh

2. Triệu chứng trẻ sơ sinh viêm phổi cần nhập viện

  • Ho

Triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất của viêm phổi ở trẻ sơ sinh là ho. Trẻ có thể ho vừa đến ho nặng. Nếu trẻ ho nặng, ho không dứt, ho mất tiếng, cần cho trẻ nhập viện, không nên tự xử lý tại nhà.

  • Sốt

Theo BSCKII Nguyễn Thị Hải Yến (Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc), trẻ cần nhập viện điều trị khi có dấu hiệu sốt sau

Trẻ sơ sinh sốt trên 39 độ C và không hạ sốt bằng các phương pháp vật lý thông thường như đắp khăn lạnh, dùng miếng dán hạ sốt...

Trẻ sơ sinh sốt rất cao, trên 41 độ C

Trẻ sơ sinh sốt cao trên 2 ngày

  • Thở nhanh liên tục

Có thể đếm nhịp thở của trẻ sơ sinh để xác định trẻ có thở nhanh liên tục do viêm họng không. Cụ thể như sau

Trẻ dưới 2 tháng tuổi: Nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên

Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 11 tháng tuổi: Nhịp thở từ 50 lần/phút trở lên

Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 5 tuổi: Nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên

Nên đếm nhịp thở khi trẻ ngủ hoặc không vận động, vì nhịp thở của trẻ có thể tăng tự nhiên do trẻ hoạt động, quấy, khóc...

  • Nôn, đau ngực

Đây là triệu chứng trẻ đã bị viêm phổi cấp, cần cho trẻ nhập viện ngay để có cách xử lý kịp thời. Nôn và đau ngực không chỉ xuất hiện sau mỗi lần ho mà xuất hiện ở giữa những cơn ho.

Thở gắng sức

Lúc này, bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh đã diễn biến nặng, khiến phổi mất tính đàn hồi vốn có, làm các cơ hô hấp (cơ hoành, cơ liên sườn) phải gắng sức để duy trì nhịp thở, khiến trẻ xuất hiện tình trạng rút lõm lồng ngực. Cách để cha mẹ nhận biết tình trạng này ở trẻ như sau: cánh mũi trẻ phập phồng, co rút hõm ức, co kéo cơ liên sườn, thở rên, rút lõm lồng ngực. Khi trẻ có các dấu hiệu trên, cần đưa trẻ nhập viện ngay.

  • Cơ thể tím ngắt

Đây là dấu hiệu hết sức nguy hiểm của bệnh viêm phổi, trẻ cần được cấp cứu càng sớm càng tốt. Cơ thể trẻ dần nhợt nhạt, tím tái, rối loạn hô hấp, có thể dẫn tới tử vong nếu không được xử lý kịp thời.

vicare.vn_trieu-chung-viem-phoi-o-tre-so-sinh-can-nhap-vien-body-1

Khi trẻ có dấu hiệu viêm phổi nặng cần đưa trẻ nhập viện để theo dõi vào điều trị

3. Điều trị viêm phổi ở trẻ sơ sinh

  • Sử dụng kháng sinh

Trong Tây y, khánh sinh là thuốc đặc trị viêm phổi. Tuy nhiên, liều dùng, thời gian dùng, loại kháng sinh sử dụng cần do bác sĩ chuyên khoa chỉ định cho trẻ sơ sinh. Để giảm các triệu chứng khác của viêm phổi, có thể sử dụng một số loại thuốc kèm theo là Paracetamol (hạ sốt), Salbutamol hoặc Trebutaline (trị khò khè)

Các bậc cha mẹ cần lưu ý cách cho trẻ sơ sinh uống thuốc đúng cách. Với các loại thuốc viên, nên tán nhỏ, nghiền nhỏ trước khi cho trẻ uống. Có thể ngâm viên thuốc với 1 chút nước để thuốc tự bở ra. Để trẻ dễ uống, có thể thêm đường, sữa hoăc nước cháo rồi cho trẻ uống. Sau khi uống thuốc 30 phút, nếu trẻ ói, trớ ra, cần cho trẻ uống lại 1 liều khác.

  • Các biện pháp can thiệp khác

Bên cạnh các can thiệp y tế do bác sĩ thực hiện, các bậc cha mẹ cũng cần chú ý các phương pháp chăm sóc trẻ sau để hỗ trợ điều trị viêm phổi ở trẻ sơ sinh, giúp trẻ mau khỏi bệnh

Môi trường sống và chế độ nghỉ ngơi: Nên để trẻ nghỉ ngơi, để không tiêu hao năng lượng, đảm bảo công năng tim phổi cũng như giảm hội chứng bội nhiễm. Khi nằm, nên kê gối cao 1 chút để trẻ dễ thở hơn.

Cần giữ trẻ tránh xa khói thuốc lá, bụi, khói xe, thời tiết lạnh và các loại hóa chất độc hại.

  • Chế độ dinh dưỡng

Nên chọn các loại thức ăn dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng. Cần kiên trì cho bé ăn và bú sữa mẹ, có thể chia nhỏ các bữa ăn. Đồng thời, nên cho trẻ uống nhiều nước để dịu họng, giảm ho và loãng đàm.

  • Phương pháp hít thở nước ấm và vỗ lồng ngực

Cách thực hiện phương pháp này như sau: Đưa bé ngồi trong phòng tắm có vòi sen xả nước nóng, để bé hít thở hơi nước nóng này trong khoảng 10 phút, thực hiện 4-6 lần/ngày. Đồng thời, khum khum bàn tay vỗ nhẹ lồng ngực trẻ, tập trung vào khu vực có chẩn đoán viêm phổi. Duy trì động tác trong khoảng 1 phút, nghỉ 1 phút, kéo dài trong 10 phút.

Phương pháp này giúp bé ho, khạc đờm ra ngoài, hỗ trợ điều trị viêm họng rất tốt.

vicare.vn_trieu-chung-viem-phoi-o-tre-so-sinh-can-nhap-vien-body-2

Phương pháp hít thở nước ấm và vỗ lồng ngực hỗ trợ chữa trị viêm phổi

Viêm phổi là bệnh thường gặp rất nguy hiểm ở trẻ sơ sinh. Chính vì vậy, phát hiện và điều trị viêm phổi ở trẻ sơ sinh là vấn đề hết sức quan trọng, các bậc cha mẹ cần biết để thực hiện. Hiện nay, ở Việt Nam đã có 2 loại vaccine ngừa các bệnh viêm phổi do cầu khuẩn gây ra là Synflorix (sử dụng cho bé 2 tháng đến 5 tuổi) và vaccine ngừa 10 loại phế cầu khuẩn và Phenuo23 (sử dụng cho bé 2 tuổi). Các bậc cha mẹ có thể tham khảo và đưa bé đi tiêm phòng 2 loại vaccine này để ngừa bệnh viêm phổi.

>>> Xem thêm: Cách điều trị bệnh viêm phổi cho trẻ sơ sinh tại nhà