Có thể tự theo dõi đường huyết ở nhà không?

Hiện nay, có rất nhiều loại máy đo đường huyết được sản xuất đáp ứng nhu cầu theo dõi đường huyết ở nhà của các bệnh nhân tiểu đường. Bệnh nhân chỉ cần thao tác đơn giản là đã có thể ghi nhận mức đường huyết của cơ thể ngay tại nhà giúp chủ động hơn trong điều trị.

Có thể tự theo dõi đường huyết ở nhà không? Có thể tự theo dõi đường huyết ở nhà không?

Hiện nay, có rất nhiều loại máy đo đường huyết được sản xuất đáp ứng nhu cầu theo dõi đường huyết ở nhà của các bệnh nhân tiểu đường. Bệnh nhân chỉ cần thao tác đơn giản là đã có thể ghi nhận mức đường huyết của cơ thể ngay tại nhà giúp chủ động hơn trong điều trị.

Đường huyết là lượng đường có trong máu hay còn gọi là Glucose mà bệnh nhân tiểu đường cần kiểm tra để đảm bảo mức đường trong máu luôn cân bằng. Việc hạ đường huyết quá mức sẽ dễ dẫn đến đau đầu, chóng mặt, xây xẩm thậm chí ngất xỉu. Còn tăng đường huyết lại có những ảnh hưởng đến tim mạch, thần kinh, mắt... Đặc biệt, phụ nữ bị tiểu đường đang có thai cần thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết, vì đường huyết càng ổn định thì em bé chào đời càng khỏe mạnh.

Do đó, các bệnh nhân tiểu đường cần thường xuyên ghi nhận chỉ số đường huyết trong cơ thể tại những thời điểm trong ngày. Việc chủ động đo lượng đường huyết tại nhà sẽ giúp các bệnh nhân kiểm soát tốt các chỉ số đường huyết của cơ thể. Nếu đường huyết cao hơn hoặc thấp hơn chỉ số quy định, bệnh nhân cần sử dụng thuốc hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt cho hợp lý.

vicare.vn-co-tu-theo-doi-duong-huyet-o-nha-khong-body-1

1. Các bước đo đường huyết bằng máy đo

Sau khi chọn được loại máy đo đường huyết thích hợp, bạn cần nhớ thời gian đo đường huyết gần như là cố định mỗi ngày, để có được bản thống kê chính xác và hiệu quả bạn cần đo theo yêu cầu của bác sĩ. Tùy vào loại bệnh tiểu đường của bạn là loại nào mà bác sĩ sẽ yêu cầu số lượng đo hợp lý.

Các bước đo đường huyết bằng máy tại nhà như sau:

  • Bước 1: Rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch diệt khuẩn có cồn.
  • Bước 2: Dùng kim đưa vào đầu bút của máy đo để chuẩn bị chích kim lấy máu, điều chỉnh độ nông sâu của kim sao cho thích hợp.
  • Bước 3: Lấy que thử ra khỏi hộp, lưu ý hộp que thử mỗi lần lấy xong phải đóng nắp để tránh tình trạng que tiếp xúc với không khí làm giảm độ chính xác
  • Bước 4: Đặt que thử vào máy và thực hiện chích kim lấy máu đưa vào que để tiến hành phân tích máu. Trong thời gian ngắn, máy sẽ trả về các chỉ số đường huyết trong cơ thể.

Sau khi có số đo cụ thể, bệnh nhân cần lưu lại kết quả, so sánh với chỉ số chuẩn và các chỉ số ở những lần đo trước. Bệnh nhân có thể tham khảo bảng chỉ số đường huyết chuẩn bên dưới, tuy nhiên cần có thao tác ghi chép lại để bác sĩ có thể xem và đưa ra quyết định về liều thuốc chính xác.

vicare.vn-co-tu-theo-doi-duong-huyet-o-nha-khong-body-2

2. Những lưu ý khi theo dõi đường huyết ở nhà

  • Đo lại nếu không tin tưởng vào kết quả của máy: Khi đo đường huyết tại nhà là bệnh nhân đang theo dõi tình trạng đường huyết của mình thay bác sĩ, do đó cần đảm bảo các chỉ số kết quả là chính xác. Nếu cảm giác kết quả máy đo bị sai bệnh nhân nên thực hiện đo lại và đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để được đo bằng các thiết bị chuyên dụng hơn.
  • Que thử là bộ phận quan trọng nhất: que thử cần có mã vạch thích hợp với mã vạch trên máy đo, nếu không trùng khớp rất dễ dẫn đến sai lệch kết quả. Hạn sử dụng của que thử cũng cần lưu ý, để tránh việc que thử hết hạn, đưa ra những chỉ số thiếu chính xác. Trước khi sử dụng người bệnh cũng có thể tự kiểm tra độ chính xác của que thử bằng xét nghiệm nhỏ với loại dung dịch mẫu và so sánh kết quả được máy ghi nhận với kết quả có trên nhãn do nhà sản xuất quy định. Nếu kết quả của dung dịch khác biệt với phần ghi trên nhãn thì bệnh nhân không nên sử dụng máy vì khả năng cao que thử cũng không cho ra kết quả đúng với máu của bệnh nhân.
  • Tuyệt đối không dùng lại những que thử và bộ phận: Các que thử, kim chích lấy máu đều chỉ được sử dụng một lần rồi bỏ, bệnh nhân không nên tự ý tái sử dụng để tránh làm nhiễm khuẩn và sai lệch kết quả.

Xem thêm:

  • Điều duy nhất bạn cần để kiểm soát đường huyết
  • Làm thế nào để đường huyết trở về bình thường sau khi mắc đái tháo đường thai kỳ?
  • Chỉ số đường huyết tiêu chuẩn là bao nhiêu?