Có thể sàng lọc, phát hiện sớm hiện tượng bà bầu bị suy giáp không?

Khi có thai, tuyến giáp của bà bầu phải tăng cường hoạt động để cung cấp các nội tiết tố cho thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Chính vì vậy có một số phụ nữ khi mang thai có thể bị suy giáp, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Vậy có thể sàng lọc, phát hiện sớm hiện tượng bà bầu bị suy giáp không?

Có thể sàng lọc, phát hiện sớm hiện tượng bà bầu bị suy giáp không? Có thể sàng lọc, phát hiện sớm hiện tượng bà bầu bị suy giáp không?

Xin mời quý vị theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có câu trả lời cho câu hỏi trên.
Nước ta đang nằm trong vùng bị thiếu i-ốt, do đó các bà bầu có nguy cơ cao bị mắc bệnh tuyến giáp, nhất là ở các vùng miền núi. Theo số liệu thống kê có khoảng 3-4% phụ nữ khi có thai bị rối loạn chức năng tuyến giáp. Trong đó cần quan tâm đến tình trạng suy giáp, bởi nó có thể không có biểu hiện gì nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Song việc kiểm tra chức năng tuyến giáp cho các bà bầu ở nước ta chưa được quan tâm đúng mức.

Trước khi tìm hiểu xem có cách nào để phát hiện sớm hiện tượng bà bầu bị suy giáp hay không, chúng ta cần biết tuyến giáp là gì và vai trò của nó đối với phụ nữ khi mang thai.

Tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một trong các tuyến nội tiết của cơ thể. Tuyến giáp thường nằm ở phía trước, dưới của cổ và có hình cánh bướm.

Tuyến giáp có chức năng tổng hợp các hormon giáp trạng đưa vào trong máu để đến các mô, cơ quan trong cơ thể. Các loại hormon này giúp cho cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm cho cơ thể, giúp cho cơ, não, tim và các cơ quan khác hoạt động ổn định.

vicare.vn-co-sang-loc-phat-hien-som-hien-tuong-ba-bau-bi-suy-giap-khong-body-1

Vai trò của tuyến giáp đối với thai nhi

Phụ nữ khi có thai, tuyến giáp sẽ phải tăng cường hoạt động để có thể cung cấp các nội tiết tố cho thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong đó thyroxin rất cần thiết cho sự phát triển não và hệ thần kinh trung ương của thai nhi.

Mà trong 3 tháng đầu, tuyến giáp của thai nhi chưa hoạt động, chưa tự tổng hợp được hormon này, do đó em bé sẽ sử dụng hoàn toàn thyroxin của mẹ. Các tháng tiếp theo của thai kỳ, thyroxin sẽ được lấy một phần từ mẹ, một phần thai nhi tự tổng hợp được. Thyroxin sẽ được vận chuyển đến não của thai nhi, chuyển thành T3 tham gia vào sự phát triển và trưởng thành của não bộ và hệ thần kinh trung ương. Chính vì vậy, nếu mẹ bị suy giáp trong thời kỳ mang thai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu bị suy giáp sẽ có những hậu quả gì?

Khi bà bầu bị suy giáp không được phát và điều trị kịp thời, thai nhi sẽ có nhiều nguy cơ bị các tình trạng sau:

  • Tỷ lệ sảy thai tăng gấp hai lần.
  • Tỷ lệ chết chu sinh khoảng 20 %.
  • Trẻ khi sinh ra có nguy cơ bị các dị tật bẩm sinh tăng khoảng 20%.
  • Có gần 1/2 số trẻ sinh ra bị chậm phát triển tâm thần vận động.

Ngoài ra, các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy các em bé là con của các bà mẹ có nồng độ TSH cao trong thời gian mang thai (trung bình là 13.2μUI/l) sẽ bị:

  • Giảm khả năng chú ý.
  • Giảm khả năng học tập.
  • Chỉ số thông minh (IQ) giảm 4 điểm so với các trẻ cùng độ tuổi (8 tuổi) được sinh ra bởi các bà mẹ có nồng độ TSH trong thời gian mang thai bình thường.

Nếu bà bầu bị suy giáp do nguyên nhân tự miễn, các kháng thể tự miễn dịch của mẹ sẽ qua rau thai truyền cho thai nhi, có thể gây ra hiện tượng suy giáp thoáng qua ở thai nhi và trẻ sơ sinh. Nếu như bà bầu có nồng độ anti TPO, TRAb cao, chứng tỏ bà bầu bị suy giáp do viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto. Với những trường hợp này, trẻ sinh ra sẽ có chỉ số thông sinh thấp hơn so với trẻ cùng độ tuổi (5 tuổi) là 10 điểm.

vicare.vn-co-sang-loc-phat-hien-som-hien-tuong-ba-bau-bi-suy-giap-khong-body-2

Có thể sàng lọc, phát hiện sớm hiện tượng bà bầu bị suy giáp không?

Để có thể phát hiện sớm hiện tượng bà bầu bị suy giáp, thì các phụ nữ sau đây trước khi mang thai cần làm các xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp.

  • Các chị em phụ nữ có tiền sử phẫu thuật cắt tuyến giáp, hay điều trị phóng xạ vùng cổ, hoặc điều trị Iod phóng xạ.
  • Các chị em phụ nữ mắc các bệnh lý tự miễn, hoặc tiền sử gia đình bị các bệnh lý tự miễn như đái tháo đường typ 1, viêm khớp dạng thấp,...
  • Các chị em phụ nữ có tiền sử bệnh lý tuyến giáp.
  • Các chị em phụ nữ có bướu cổ.
  • Các chị em phụ nữ đang điều trị bệnh suy giáp.
  • Các chị em phụ nữ ở trong vùng bị thiếu iod.

Với các chị em phụ nữ thuộc các nhóm trên, khi chuẩn bị có dự định mang thai cần đi làm các xét nghiệm kiểm tra TSH và FT4 (hormon tuyến giáp) để có thể đánh giá được chức năng tuyến giáp. Đồng thời trong quá trình mang thai cũng cần thường xuyên kiểm tra theo dõi, để có thể xử lý kịp thời khi có các bất thường xảy ra, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Như vậy là chúng ta hoàn toàn có thể sàng lọc và phát hiện sớm hiện tượng bà bầu bị suy giáp chỉ với các xét nghiệm kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này không làm mất nhiều thời gian cũng như không quá tốn kém, do đó các chị em phụ nữ đặc biệt là những người nằm trong các nhóm đối tượng nguy cơ nên đi xét nghiệm kiểm tra trước khi mang thai và cần theo dõi thường xuyên trong thời gian mang thai.

Xem thêm:

  • Bệnh suy giáp ở bà bầu nguy hiểm như thế nào?
  • Nhận biết suy giáp ở bà bầu để tránh nhầm với trầm cảm
  • Mẹ bầu nên biết về xét nghiệm sàng lọc suy giáp bẩm sinh