Có thể gặp những tác dụng phụ gì khi tiêm vắc xin sởi?

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp nhiều vào mùa đông xuân. Tiêm vắc xin sởi là biện pháp hiệu quả và an toàn nhất để phòng bệnh. Tuy nhiên, nhiều ông bố bà mẹ còn băn khoăn liệu có thể gặp những tác dụng phụ gì khi tiêm vắc xin sởi?

Có thể gặp những tác dụng phụ gì khi tiêm vắc xin sởi? Có thể gặp những tác dụng phụ gì khi tiêm vắc xin sởi?

1. Có những loại vắc xin sởi nào?

Trên thế giới hiện nay có hàng chục loại vắc xin sởi dưới dạng vắc xin đơn hoặc vắc xin phối hợp (sởi-rubella hoặc sởi-quai bị-rubella). Các loại vắc xin được trình bày chủ yếu dưới dạng vắc xin đông khô đi kèm với dung môi. Dù được sản xuất từ các chủng vắc xin khác nhau, tuy nhiên các loại vắc xin đều thuộc tuýp sinh học A.

HoiBenh.vn-tac-dung-phu-khi-tiem-vac-xin-phong-soi-body-2
Vắc xin phòng sởi-rubella

2. Tiêm vắc xin sởi có tác dụng như thế nào?

Sau khi tiêm, cơ thể đáp ứng kích thích của vắc xin sởi nhằm tạo miễn dịch giúp cơ thể không nhiễm vi rút sởi, bao gồm miễn dịch thể, miễn dịch tế bào và interferon.

Dù vậy, tiêm vắc xin sởi không có hiệu quả phòng bệnh 100%. Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như tuổi tiêm vắc xin, loại vắc xin, chất lượng vắc xin và kỹ thuật thực hành tiêm chủng, tình trạng sức khoẻ của từng người.

Vắc xin sởi có tác dụng miễn dịch bền vững suốt đời đối với những người đã có đáp ứng miễn dịch với sởi sau khi tiêm vắc xin.

3. Có thể gặp những tác dụng phụ gì khi tiêm vắc xin sởi?

  • Phản ứng tại chỗ: Vắc xin sởi được đánh giá là an toàn. Sau khi tiêm, trẻ sẽ cảm thấy đau tại chỗ tiêm trong khoảng vài giờ đến một ngày, khiến trẻ liên tục quấy khóc. Ở một số bé khác có thể nổi sưng, tấy đỏ hoặc mẩn ngứa ở vết tiêm. Tuy nhiên đây là phản ứng rất nhẹ, có thể gặp ở những vắc xin khác.
  • Phản ứng toàn thân: Khoảng 5-15% trẻ có triệu chứng sốt sau khi tiêm. Tuy nhiên cơn sốt không kéo dài quá lâu mà sẽ tự khỏi trong 1-2 ngày. Trường hợp sốt cao mới cần dùng đến thuốc hạ nhiệt Paracetamol và theo ghi nhận thì chưa có người nào bị tai biến nguy hiểm do cơn sốt sau khi tiêm gây nên.
  • Phản ứng ngoài da: Các phản ứng như nổi mề đay, ngứa toàn thân thường kéo dài 3-5 ngày rồi tự khỏi mà không cần dùng đến thuốc. Cũng có một số trường hợp mề đay gây ngứa khó chịu cho trẻ thì có thể sử dụng một số thuốc chống dị ứng.
  • Nổi hạch: Sau khi tiêm vắc xin sởi 3-5 tuần, một số trẻ nhỏ có thể nổi hạch ở nách. Tuy nhiên tình trạng toàn thân của các bé này vẫn tốt, không bị sốt và những nốt hạch sẽ tự biến mất sau 1 tháng.

Phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc xin sởi cũng có thể xảy ra dù rất hiếm gặp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tiêm chủng, cán bộ y tế cần theo dõi trẻ tại chỗ trong vòng 30 phút sau tiêm. Các cơ sở y tế đều đều sẵn có thuốc điều trị và biện pháp xử trí những phản ứng nghiêm trọng này. Do vậy, các bậc phụ huynh không cần lo lắng vì các phản ứng nguy hiểm sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời tại cơ sở y tế.

Xem thêm:

  • 4 tác dụng phụ khi tiêm vắc xin phòng sởi ở trẻ
  • Tiêm phòng bệnh sởi -rubella-quai bị
  • Những câu hỏi thường gặp về bệnh sởi và vắc xin sởi