Có phải trẻ ngồi được mới có thể ăn dặm?
Khi trẻ phát triển sẽ đến thời điểm sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ và cần bổ sung thêm các thức ăn ngoài hay được gọi là giai đoạn bé ăn dặm. Nhiều bà mẹ băn khoăn không biết khi nào cho trẻ ăn dặm, có phải trẻ ngồi được mới ăn dặm hay không?
Có phải trẻ ngồi được mới có thể ăn dặm?
Để giải đáp những thắc mắc này, mời các mẹ đọc bài viết của HoiBenh dưới đây.
Thời điểm nhiều trẻ đã sẵn sàng cho việc ăn dặm là khi trẻ được 4- 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, tùy từng thể trạng và sự phát triển của mỗi trẻ mà mẹ có định hướng cho bé ăn dặm sớm hay muộn. Nếu trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ nên duy trì đến khi bé được 6 tháng tuổi rồi sau đó mới bắt đầu cho bé ăn dặm. Còn đối với trẻ không bú mẹ hoàn toàn, mẹ có thể bắt đầu sớm hơn, trong khoảng 4- 6 tháng. Khi nào cho trẻ ăn dặm còn tùy vào khả năng chấp nhận, phù hợp nhu cầu dinh dưỡng, khả năng tiêu hóa và sự phát triển của trẻ. Nhưng nói chung, trẻ nên bắt đầu ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi để cung cấp năng lượng và các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là chất sắt khi sữa mẹ không đáp ứng được hết
Có phải trẻ ngồi được mới có thể ăn dặm?
Biết ngồi là một trong những dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của bé, là bước tiền đề để bé có thể bò, đứng và đi sau này. Sang tháng thứ 4, phần cổ và đầu của bé sẽ cứng cáp hơn và phát triển nhanh chóng. Giai đoạn này, bé sẽ học cách ngẩng cao và giữ đầu mình trong khi lật. Sau đó bé bắt đầu tập ngồi và có thể ngồi vững khi được 7- 8 tháng tuổi mà không cần sự hỗ trợ của cha mẹ.
Vậy, khi nào cho trẻ ăn dặm - có phải khi trẻ ngồi được mới ăn dặm hay không? Như đã đề cập ở trên, thời điểm hợp lý nhất để bắt đầu cho bé ăn dặm là kể từ khi bé được 6 tháng, cho nên dù bé có ngồi được sớm thì mẹ cũng không nên cho bé ăn dặm quá sớm nếu bé chưa đủ 6 tháng. Vì như vậy, bé sẽ có nguy cơ dị ứng, rối loạn tiêu hóa do hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của bé chưa phát triển đầy đủ, chưa tiết ra enzym để tiêu hóa những loại thức ăn mới ngoài sữa mẹ. Trong khi, nếu mẹ cho bé ăn dặm quá trễ thì bé có thể sẽ quen với cảm giác bú sữa mẹ và lười nhai, sau này tập cho bé ăn dặm sẽ rất khó khăn, hơn hết là để lại những hệ quả không tốt. Do vậy, từ giai đoạn 6 tháng, mẹ hãy bổ sung cho bé các nguồn dinh dưỡng phong phú để đáp ứng nhu cầu phát triển của bé. Mỗi bữa ăn của bé đều phải đảm bảo các chất dinh dưỡng từ chất bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ và vitamin. Một nguyên tắc mẹ cần nhớ khi cho bé ăn dặm là tập cho bé làm quen với các thức ăn có độ thô tăng dần theo khả năng ăn của bé, cho bé ăn từ từ, từ ít đến nhiều hay từ lỏng đến đặc.Những dấu hiệu này cũng cho biết trẻ có thể ăn dặm được
Bé có thể giữ thẳng đầu và có thể ngồi tuy ngồi chưa vững.
Bé muốn thử những món ăn trên mâm cơm gia đình. Gia đình có thể nhận ra bằng cách quan sát thấy mắt bé rất chăm chú khi cả nhà ăn cơm và đưa tay muốn với lấy những món ăn trên bàn.
Bé chóp chép miệng khi thấy người lớn ăn. Mẹ có thể cho bé ăn thử một chút thức ăn xay nhuyễn xem bé có chịu nhai không hay đẩy thức ăn ra.
Mẹ cũng lưu ý đây chỉ là một vài dấu hiệu gợi ý cho mẹ biết khi nào cho trẻ ăn dặm thôi và dù bé có đủ các dấu hiệu trên thì tốt nhất mẹ nên kiên nhẫn chờ đến lúc con được 6 tháng tuổi mới bắt đầu tập cho con ăn dặm.
Tóm lại, thời điểm hợp lý và khoa học nhất để tập cho bé ăn dặm được là lúc bé bước sang tháng thứ 6. Chắc hẳn đọc xong bài viết này các mẹ cũng giải đáp được thắc mắc khi nào cho trẻ ăn dặm hay ‘‘Có phải trẻ ngồi được mới ăn dặm?’’ rồi phải không? HoiBenh hi vọng những thông tin hữu ích trên có thể giúp mẹ định hướng tốt giai đoạn ăn dặm cho bé.