Có phải bị nhiễm vi rút sởi thì sẽ mắc bệnh sởi không?

Những ngày cuối tháng 3 – đầu tháng 4 hàng năm luôn là dịp thuận lợi để dịch sởi bùng phát ở nhiều vùng khắp đất nước. Bạn đã biết rõ về bệnh này chưa và có phải bị nhiễm vi rút sởi thì sẽ mắc bệnh sởi không? Mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết sau đây.

Có phải bị nhiễm vi rút sởi thì sẽ mắc bệnh sởi không? Có phải bị nhiễm vi rút sởi thì sẽ mắc bệnh sởi không?

Những ngày cuối tháng 3 – đầu tháng 4 hàng năm luôn là dịp thuận lợi để dịch sởi bùng phát ở nhiều vùng khắp đất nước. Bạn đã biết rõ về bệnh này chưa và có phải bị nhiễm vi rút sởi thì sẽ mắc bệnh sởi không? Mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết sau đây.

1. Bệnh sởi là gì?

Khái niệm vệ bệnh sởi

Sởi là một loại bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan mạnh và dễ bùng phát thành dịch. Bệnh thường phát triển mạnh vào những ngày đông xuân và dễ phát trên đối tượng là trẻ em dưới 5 tuổi.

Khi mắc bệnh sởi, bạn sẽ có những dấu hiệu đặc trưng như sốt cao, người nổi ban đỏ, mắt đỏ, ho và chảy nhiều nước mũi... Tuy rằng hầu hết các ca bệnh sởi có tỷ lệ gây tử vong rất thấp và có thể tự khỏi, tuy nhiên, một số ít có thể biến chứng thành nhiều bệnh lý nguy hiểm như loét giác mạc, viêm phổi, viêm não... ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.

Dịch sởi đang bùng phát với tốc độ cao đột biến trong lịch sử

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ trong 3 tháng đầu năm nay (năm 2019), số ca mắc bệnh sởi đã tăng gấp 3 lần (số ca bệnh lên đến hơn 110.000 ca) so với cùng thời gian này ở năm 2018 (khoảng 28.000 ca) – một tốc độ khủng khiếp và trở thành cột mốc lịch sử đầy thảm họa của bệnh này. Riêng ở Châu Phi, số ca mắc bệnh trong 3 tháng đầu năm cao gấp 7 lần so với năm ngoái.

Trong tình trạng khẩn cấp này, WHO đang ra sức ngăn chăn sự lây lan của bệnh sởi trong cuộc sống hiện đại nhưng ngay cả những quốc gia phát triển như Mỹ hay Nhật Bản cũng đang có dấu hiệu trở lại của bệnh sởi mặc dù đã tuyên bố xóa sổ bệnh này từ năm 2000.

2. Có phải bị nhiễm vi rút sởi thì sẽ mắc bệnh sởi không?

Tác nhân gây bệnh sởi chủ yếu là virus sởi – một loại virus thuộc họ Paramyxoviridae, có dạng hình cầu và sức chịu đựng tương đối yếu, tuy nhiên có thể tồn tại trong không khí (ở điều kiện cho phép) và lây lan mạnh.

Câu hỏi đặt ra là, liệu có phải bị nhiễm vi rút sởi thì sẽ mắc bệnh sởi không? Điều này hoàn toàn chính xác. Virus sởi khi lây nhiễm vào cơ thể, nếu như không có kháng thể để tiêu diệt, sẽ đi vào thời kỳ ủ bệnh và khi đủ mạnh sẽ phát thành bệnh với các biểu hiện rõ nét. Cho đến nay, chưa có trường hợp nào người không có kháng thể nhưng khi nhiễm virus lại không phát bệnh.

Tuy nhiên, nếu như bạn có thể an toàn thoát khỏi bệnh sởi, cơ thể sẽ tự động hình thành kháng thể vĩnh viễn và bạn không cần phải lo lắng mắc lại bệnh này với tác nhân tương tự.

vicare.vn-co-phai-bi-nhiem-vi-rut-soi-thi-se-mac-benh-soi-khong-body-1
Virut gây bệnh sởi

3. Cần lưu ý gì khi điều trị bệnh sởi?

Cho đến thời điểm hiện tại, bệnh sởi vẫn chưa có thuốc hay phương pháp nào đặc trị. Điều trị bệnh sởi thường dựa trên giải pháp điều trị các triệu chứng bề mặt và chăm sóc. Nếu như là thể sởi lành tính, ba mẹ có thể chăm sóc bé ngay tại nhà như sau:

  • Theo dõi tình trạng của bé, đặc biệt là thân nhiệt hàng ngày.
  • Sử dụng dung dịch nước muối nồng độ thấp để nhỏ mắt và nhỏ mũi cho bé.
  • Tắm cho bé bằng nước ấm, lau khô để tránh nhiễm trùng và lở loét trên cơ thể.
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé phải là những món ăn dễ tiêu hóa và đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung cho bé vitamin A.
  • Cho bé uống nhiều nước, đặc biệt là dung dịch oresol và nước hoa quả tươi, khi bé sốt cao, tiêu chảy...
  • Không nên dùng kháng sinh tùy tiện, chỉ nên dùng trong trường hợp cần thiết và có chỉ định từ bác sỹ chuyên khoa.
  • Nếu như bé có dấu hiệu sốt cao không hạ, ho nhiều và tiêu chảy nặng, bạn cần phải đưa bé đến các cơ sở y tế để cấp cứu và điều trị.

4. Phòng – chống bệnh sởi là nhiệm vụ cần thiết

vicare.vn-co-phai-bi-nhiem-vi-rut-soi-thi-se-mac-benh-soi-khong-body-2
Phương pháp phòng bệnh sởi tốt nhất chính là phải tiêm phòng vắc xin sởi

Hiện nay, theo các bác sỹ đầu ngành, phương pháp phòng bệnh sởi tốt nhất chính là phải tiêm phòng vắc xin sởi. Việc tiêm kháng nguyên sởi vào cơ thể sẽ kích thích sản sinh kháng thể chống lại bệnh này (tương tự như việc bị mắc bệnh) và các kháng thể này tồn tại bền vững, giúp cơ thể miễn dịch vĩnh viễn với virus bệnh sởi.

Đối với trường hợp bé vừa sinh ra (nhỏ hơn 9 tháng) do tồn tại sẵn kháng thể trong hệ miễn dịch của mẹ nên sẽ khiến vắc xin không phát huy được tác dụng của mình và mất khả năng phòng bệnh sởi sau khoảng 6 tháng tiêm phòng. Vì thế, vắc xin sởi thường được tiêm chủng cho bé 2 lần, lần 1 vào độ tuổi từ 9 đến 12 tháng tuổi và lần 2 vào 18 đến 24 tháng tuổi. Khoảng cách giữa 2 mũi ít nhất là 1 tháng.

Nếu như mẹ khi mang thai trẻ chưa tiêm phòng sởi, cũng cần cân nhắc lên lịch đi tiêm phòng bệnh này và một số loại bệnh khác như quai bị, rubella... để đảm bảo an toàn cho cả 2 mẹ con.

Với những thông tin trong bài viết trên đây, bạn đọc đã biết chắc có phải bị nhiễm vi rút sởi thì sẽ mắc bệnh sởi không cũng như phương pháp điều trị và phòng chống bệnh này. Hãy tích cực thực hiện đúng theo dặn dò từ bác sỹ và phòng tuyên truyền y tế cộng đồng để đẩy lùi dịch bệnh.

Xem thêm:

  • Bệnh sởi Rubella có nguy hiểm không?
  • Bùng phát dịch sởi do không tiêm phòng vắc-xin cho trẻ
  • Biến chứng sởi: phổ biến hơn bạn nghĩ?