Có những loại vắc xin sởi nào?

Khi chưa có vắc xin sởi, trên thế giới mỗi năm có khoảng 2,6 triệu ca tử vong do bệnh sởi. Đến nay, bệnh sởi vẫn phổ biến và trở thành dịch bệnh nguy hiểm gây tử vong hàng đầu cho trẻ dưới 5 tuổi. Vì thế, tiêm vắc xin phòng sởi là biện pháp tốt nhất để chủ động phòng bệnh sởi. Các mẹ cần phải theo dõi để tiêm đúng thời điểm, mang lại hiệu quả phòng bệnh cao nhất.

Có những loại vắc xin sởi nào? Có những loại vắc xin sởi nào?

Khi chưa có vắc xin sởi, trên thế giới mỗi năm có khoảng 2,6 triệu ca tử vong do bệnh sởi. Đến nay, bệnh sởi vẫn phổ biến và trở thành dịch bệnh nguy hiểm gây tử vong hàng đầu cho trẻ dưới 5 tuổi. Vì thế, tiêm vắc xin phòng sởi là biện pháp tốt nhất để chủ động phòng bệnh sởi. Các mẹ cần phải theo dõi để tiêm đúng thời điểm, mang lại hiệu quả phòng bệnh cao nhất.

Có những loại vắc xin sởi nào?

Vắc xin phòng bệnh sởi có rất nhiều loại bao gồm loại đơn liều, loại tổng hợp phòng bệnh sởi và các bệnh khác trong một mũi tiêm. Các loại vắc xin phòng bệnh Sởi:

  • Vắc xin sởi đơn MVVAC: Loại vắc xin này được sử dụng để tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và một số phòng tiêm chủng dịch vụ.
  • Vắc xin phối hợp 2in1: Vắc xin phòng ngừa Sởi-Rubella (MR) sử dụng tiêm cho trẻ trên 12 tháng tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
  • Vắc xin phối hợp 3in1: Vắc xin phòng ngừa 3 bệnh là Sởi-Quai bị-Rubella (MMR) được tiêm cho trẻ trên 12 tháng. Vắc xin này được sử dụng trong các phòng tiêm chủng dịch vụ.
  • Vắc xin phối hợp 4 in 1: Loại vắc xin này phòng ngừa 4 bệnh chính là Sởi + Quai bị + Rubella (MMR) +Thủy đậu (MMRV). Nhưng vắc xin này chưa có ở Việt Nam.
  • Nên tiêm nhắc lại mũi vắc xin phòng sởi phối hợp 3 in 1 trong tiêm dịch vụ khi trẻ 3 -4 tuổi.
  • Hầu hết vắc xin đều được trình bày dưới dạng vắc xin đông khô đi kèm với dung môi. Các nhà khoa học trên thế giới, đang nghiên cứu về vắc xin dạng xịt.
  • Mỗi loại vắc xin đều được sản xuất từ các chủng vắc xin khác nhau nhưng đều thuộc tuýp sinh học A.
HoiBenh.vn-cac-loai-vac-xin-phong-soi-body-2

Tiêm vắc xin sởi có tác dụng như thế nào?

  • Sau khi tiêm, vắc xin sẽ kích thích cơ thể đáp ứng để tạo miễn dịch, virus gây sởi không thể xâm nhập, tấn công cơ thể.
  • Tiêm vắc xin sởi sẽ không có hiệu quả phòng ngừa tuyệt đối 100% mà đáp ứng miễn dịch còn phụ thuộc vào tuổi tiêm vắc xin, đặc điểm miễn dịch và tình trạng sức khỏe, chất lượng vắc xin.
  • Theo Tổ chức Y tế thế giới, các trường hợp đã có đáp ứng miễn dịch với sởi sau tiêm vắc xin hoặc sau mắc bệnh thì miễn dịch này sẽ bền vững.

Một số câu hỏi thường gặp về tiêm vắc xin sởi

Tại sao phải tiêm hai liều vắc xin sởi?

Theo các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng, tiêm vắc xin sởi lúc 9 tháng tuổi chỉ có 85% trẻ được tiêm vắc xin có đáp ứng miễn dịch. Còn lại 15% sẽ không có đáp ứng miễn dịch bởi còn tồn tại miễn dịch do mẹ truyền, tình trạng sức khỏe của trẻ, chất lượng bảo quản vắc xin.

Khi tiêm mũi thứ 2 vắc xin sởi sau 12 tháng tuổi sẽ tạo hệ miễn dịch trong trường hợp chưa đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm mũi thứ nhất hoặc chưa từng được viêm vắc xin sởi. Từ đó tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch lên 95%.

Ai cần tiêm mũi thứ hai vắc xin sởi?

  • Tất cả các trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm mũi thứ nhất vắc xin sởi, chưa tiêm vắc xin sởi hoặc chưa từng mắc sởi đều phải tiêm phòng bệnh sởi.
  • Đối tượng tiêm vắc xin sởi mũi thứ hai là trường hợp chưa tiêm mũi thứ hai vắc xin sởi hoặc trường hợp không có đầy đủ bằng chứng (phiếu, sổ tiêm chủng) chứng minh đã được tiêm mũi thứ hai.

Người đã từng mắc sởi có nên tiêm vắc xin không?

  • Trường hợp đã được xét nghiệm huyết thanh để tìm IgM kháng sởi và kết quả xét nghiệm dương tính thì không cần tiêm vắc xin sởi.
  • Trường hợp nghi ngờ mắc sởi trước đây nhưng không được chẩn đoán chính xác mắc sởi vẫn cần tiêm vắc xin sởi.

Vắc xin có thể phòng bệnh khi đã tiếp xúc với virus sởi không?

  • Virus sởi cần có thời gian để xâm nhập vào mô cơ thể để gây bệnh. Vì thế vắc xin có thể phòng bệnh nếu tiêm trong 72h kể từ khi tiếp xúc.
  • Việc tiêm vắc xin trong vòng 6 ngày kể từ khi tiếp xúc có thể phòng ngừa các biến chứng nặng của bệnh sởi.

Lịch tiêm vắc xin sởi như thế nào?

Tiêm vắc xin sởi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, áp dụng lịch tiêm chủng do Bộ Y tế đã phê duyệt là:

  • Trong tiêm chủng thường xuyên: Tiêm vắc xin sởi mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi, tiêm mũi phòng ngừa sởi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi.
  • Trong tiêm chủng chiến dịch: Thực hiện tiêm vắc xin cho tất cả các đối tượng trong phạm vi của chiến dịch tiêm chủng.
  • Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vắc xin sởi là 1 tháng, có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ.

Đối với vắc xin tiêm chủng dịch vụ thì cần tuân theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất. Tất cả các lứa tuổi đều có thể tiêm vắc xin sởi.

Có thể tiêm Vắc xin sởi cho trẻ dưới 9 tháng và trên 18 tháng tuổi không?

  • Đây là băn khoăn của rất nhiều phụ huynh. Các chuyên gia khuyến cáo chỉ tiêm vắc xin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi khi có chỉ đạo của chương trình tiêm chủng mở rộng khi cần thiết.
  • Nếu tiêm vắc xin sởi trước 9 tháng tuổi cần phải tiêm tiếp vắc xin khi đủ 9 tháng tuổi. Mũi tiêm trước 9 tháng tuổi sẽ không được tính là vắc xin. Vì khi đó vẫn còn tồn tại miễn dịch ở trẻ do mẹ truyền.
  • Những trẻ trên 18 tháng tuổi nhưng chưa tiêm đủ hai mũi vắc xin phòng sởi thì phải tiêm đủ mũi càng sớm, càng tốt.
  • Nếu người bị sốt, nhiễm trùng cấp tính thì phải hoãn tiêm, đợi khi khỏi bệnh có thể tiêm được.

Những trường hợp nào thận trọng khi tiêm vắc xin sởi?

  • Phụ nữ cho con bú có thể tiêm vắc xin phòng sởi nhưng cần hỏi ý kiến của bác sĩ và chỉ định từng loại vắc xin. Kháng thể tạo ra sẽ bảo vệ người mẹ, một phần nhỏ sẽ bài tiết qua sữa, bảo vệ trẻ.
  • Trường hợp phản ứng nghiêm trọng với liều tiêm vắc xin sởi trước đây hoặc phản ứng với các thành phần có trong vắc xin như (gelatin, neomycin) thì không được tiêm vắc xin sởi.
  • Phụ nữ có thai không nên tiêm vắc xin sởi. Mặc dù chưa có bằng chứng về tỉ lệ bẩm sinh ở trẻ sinh ra trong số phụ nữ được tiêm phòng trong thời kỳ mang thai. Nếu sau khi tiêm vắc xin sởi, phát hiện có thai thì phải báo ngay cho bác sĩ để được theo dõi. Sau khi tiêm phòng vắc xin sởi, cần tránh có thai ít nhất 1 tháng sau khi tiêm vắc xin.
  • Không tiêm vắc xin sởi cho trường hợp suy giảm miễn dịch bẩm sinh, bệnh nhân AIDS, người đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch liều cao, đang xạ trị hoặc bị mắc bệnh ác tính.

Tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin sởi

Sau khi tiêm vắc xin phòng sởi bạn cần phải ở lại điểm tiêm để theo dõi khoảng 30 phút. Vắc xin sởi khá an toàn nên phản ứng sau tiêm nhẹ hơn. Có thể là sốt (5-15%), phát ban (5%), sưng, nóng, đỏ đau tại chỗ tiêm...Hiện tượng này sẽ hết trong khoảng 1-2 ngày mà không cần điều trị.

Xem thêm:

  • Những câu hỏi thường gặp về bệnh sởi và vắc xin sởi
  • Vắc-xin phòng bệnh sởi
  • 4 loại vắc xin phòng bệnh Sởi