Có nên uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm phòng?
Bị sốt, đau và sưng to sau khi tiêm vacxin là phản ứng rất bình thường. Đó là phản ứng sau khi cơ thể tiếp nhận vacxin như một tác nhân lạ và phản ứng lại. Nhiều người có câu hỏi “Có nên uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm phòng không?”. Câu trả lời là, uống thuốc sau khi tiêm phòng để hạ sốt thực ra lại làm giảm hiệu quả của mũi tiêm.
Có nên uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm phòng?
Bị sốt, đau và sưng to sau khi tiêm vacxin là phản ứng rất bình thường. Đó là phản ứng sau khi cơ thể tiếp nhận vacxin như một tác nhân lạ và phản ứng lại. Nhiều người có câu hỏi “Có nên uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm phòng không?” Câu trả lời là, uống thuốc sau khi tiêm phòng để hạ sốt thực ra lại làm giảm hiệu quả của mũi tiêm.
Bị sốt sau khi tiêm vacxin
Cả người lớn và trẻ nhỏ đều là đối tượng có thể bị sốt sau khi tiêm phòng. Tuy nhiên, vì trẻ nhỏ là đối tượng chính khi tiêm phòng, nên bài viết chủ yếu nói về sốt sau khi tiêm vacxin ở trẻ em.
Sau khi tiêm vacxin, đa phần trẻ sẽ có phản ứng sốt nhẹ, một số không sốt, một số ít hơn sốt cao. Sốt nhẹ là một phản ứng tốt của cơ thể, cho thấy hệ miễn dịch bắt đầu khởi động, tạo ra kháng thể cần thiết nhờ phản ứng với vacxin vừa được tiêm vào.
Các bác sĩ cho biết, phản ứng sốt này thường gặp cả trong các trường hợp tiêm phòng bệnh thương hàn và bệnh ho gà. Tuy ít nhưng vẫn có trường hợp sau khi tiêm ngày thứ 5 trẻ mới bị sốt. Triệu chứng bị sốt muộn này xảy ra sau khi tiêm phòng bệnh sởi, đôi khi tiêm phòng bệnh quai bị.
Cụ thể một vài triệu chứng khác sau khi tiêm vacxin:
- Nổi nốt cứng hay nốt dưới da có thể xảy ra và tồn tại trong một hay vài tuần
- Nổi mẩn, ngứa, mề đay hoặc hồng ban
- Rối loạn tiêu hóa, gây chán ăn, mất ngủ dễ kích động, khó chịu trong người
- Nguyên nhân của phản ứng này là do một phần đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Hầu hết những phản ứng này nhẹ và tự khỏi. Phản ứng nghiêm trọng liên quan tới vacxin rất hiếm gặp.
Có thể sau khi theo dõi 30 phút không có biểu hiệu quấy khóc hay tăng thân nhiệt nhưng sau vài giờ hay 1 ngày, một số trẻ có thể bị sốt: Sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39 độ, kèm theo đó là tình trạng quấy khóc, bỏ ăn.
Có nên uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm phòng?
Sốt nhẹ là một phản ứng tốt của cơ thể, cho thấy hệ miễn dịch bắt đầu khởi động, tạo ra kháng thể cần thiết nhờ phản ứng với vacxin vừa tiêm vào. Với trẻ sốt nhẹ (dưới 38,5 độ) hoặc chưa sốt mà phụ huynh đã cho uống thuốc sẵn, đúng là vacxin có thể bị giảm tác dụng giống như người bạn của bạn đã lo ngại. Vì thế bạn không nên làm như vậy nữa.
Một nghiên cứu tìm thấy quả thực paracetamol trong thuốc hạ sốt đã giúp các bé giảm sốt, tuy nhiên nó đồng thời cũng làm giảm hiệu quả miễn dịch của vacxin. Cụ thể, 42% số bé trong nhóm uống paracetamol cuối cùng có nhiệt độ trên 38 độ C sau khi chủng ngừa các mũi lần một, so với 66% trong nhóm không uống thuốc hạ sốt này. Hiệu quả tương tự cũng thấy khi bé tiêm các mũi lần 2-3.
Nhưng khi nhóm nghiên cứu tìm hiểu đáp ứng vacxin, họ lại tìm thấy lượng kháng thể tạo ra ở các bé từng uống paracetamol là thấp hơn. Điều đó chứng tỏ hiệu quả miễn dịch do vacxin tạo ra đã bị hạn chế. Các nhà khoa học tin rằng, các thuốc hạ sốt có tác động không tốt đối với sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể, làm giảm tác dụng chủng ngừa.
Không nên khuyến khích việc cho trẻ uống paracetamol trước và sau khi chủng ngừa, trước hết là nó mang lại ít lợi ích, và sau đó là các dữ liệu sơ bộ cho thấy nó có thể gây hại. Do đó, không nên tự ý cho trẻ uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm vacxin nếu không có y lệnh của bác sĩ. Các thuốc hạ sốt an toàn trong điều trị triệu chứng sốt nhưng không dùng để ngăn ngừa sốt.
Sốt cao có thể nghiêm trọng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Khi trẻ đi tiêm ngừa mà sốt cao, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp.
Với trẻ không sốt sau khi tiêm vacxin, không nên vội mừng: có thể cơ thể bé vẫn tạo kháng thể đủ nhưng cũng có thể không sốt là vì hệ miễn dịch của trẻ khởi động không tốt, không tạo được đủ kháng thể cần thiết. Trường hợp này và cả trường hợp lỡ uống thuốc hạ sốt ngay đến nỗi không sốt chút nào, có thể đợi một thời gian rồi đi kiểm tra lại kháng thể để biết vacxin có phát huy đầy đủ tác dụng không.
Cách hạ sốt sau tiêm cho trẻ
Vacxin sau khi tiêm vào cơ thể trẻ sẽ có phản ứng, đây là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Hiểu được điều này bố mẹ sẽ yên tâm mỗi lần đưa con đi tiêm chủng.
- Khi phát hiện cơ thể bé nóng lên đặc biệt là vùng trán điều tốt nhất mà bố mẹ cần làm lúc này là cặp nhiệt độ cho bé để theo dõi thân nhiệt. Khi trẻ bị sốt nhẹ dưới 38,5 độ, mẹ chỉ cần dùng khăn ấm lau cho bé. Ngoài ra, nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng, thoải mái.
- Trẻ bị sốt có thể sẽ mất nước và chất điện giải, vì vậy mẹ cần cho trẻ uống đủ nước, bú mẹ nhiều lần trong ngày. Còn với trẻ đã cai sữa thì có thể cho trẻ uống Oresol hoặc cho ăn cháo muối loãng.
- Tuy bị sốt nhưng mẹ vẫn cần chú ý vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín. Không để trẻ bị nhiễm lạnh, nhất là khi tắm và khi trẻ ngủ vào ban đêm.
- Một số ít trẻ có phản ứng sốt cao sau tiêm (38,5 độ trở lên), phụ huynh nên cho trẻ uống paracetamol hạ sốt với liều 10-15 mg/1kg cân nặng. Paracetamol có nhiều tên thương hiệu khác nhau, tùy bạn lựa chọn, chú ý xem tên biệt dược và liều lượng in nhỏ phía dưới tên thương hiệu, chọn loại cho trẻ em.
- Bố mẹ lưu ý, tối thiểu 4 giờ mới được uống thuốc 1 lần và khi nào trẻ sốt cao mới uống
- Lau mát và cho trẻ mặc đồ thông thoáng, khuyến khích bé chơi đùa để hạ sốt tự nhiên và không phải dùng thuốc quá nhiều.
- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cho trẻ bú mẹ và uống nước nhiều hơn. Có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường (paracetamol, ibuprofen) với liều phù hợp cân nặng khi trẻ sốt > 38.5oC, quấy khóc.
- Nếu tại vết tiêm bị sưng, đỏ, có thể chườm lạnh để giảm đau và giảm sưng cho trẻ.
- Khi bế ẵm, tránh chạm vào vết tiêm, không xoa dầu, chườm nóng, nặn chanh, đắp khoai tây hay bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm.
- Không dùng aspirin, không dùng thêm các thuốc ho và hạ sốt khác vì các chế phẩm này có thể làm tăng liều paracetamol ở trẻ.
- Với trẻ dưới 3 tháng tuổi, cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc hạ sốt. Nếu có sự chỉ dẫn mẹ mới cho bé uống thuốc.
Các trường hợp sau phải đưa bé đi bệnh viện khám ngay: sốt trên 39 độ, không đáp ứng với thuốc hạ sốt (uống thuốc sau 1 giờ không thấy hạ sốt), trẻ bứt rứt, co giật, bỏ ăn, bỏ bú...
Xem thêm:
- Sau uống kháng sinh bao lâu thì được tiêm phòng cho trẻ?
- Có được tiêm vắc xin khi trẻ đang bị sốt, nhiễm trùng cấp tính hay không?
- Làm mẹ cần biết những loại vắc xin cần tiêm cho trẻ ngay sau khi sinh