Có nên uống sữa khi bị ngộ độc thức ăn?
Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bạn nhanh chóng giảm cảm giác khó chịu và sớm phục hồi sức khỏe sau khi bị ngộ độc thức ăn. Trong đó sử dụng các loại đồ uống sẽ giúp thanh lọc và đào thải chất độc trong cơ thể ra ngoài. Tuy nhiên không phải bất kỳ loại thức uống nào cũng mang lại lợi ích trên. Có nên uống sữa khi bị ngộ độc thức ăn là câu hỏi nhiều người còn băn khoăn.
Có nên uống sữa khi bị ngộ độc thức ăn?
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bạn nhanh chóng giảm cảm giác khó chịu và sớm phục hồi sức khỏe sau khi bị ngộ độc thức ăn. Trong đó sử dụng các loại đồ uống sẽ giúp thanh lọc và đào thải chất độc trong cơ thể ra ngoài. Tuy nhiên không phải bất kỳ loại thức uống nào cũng mang lại lợi ích trên. Có nên uống sữa khi bị ngộ độc thức ăn là câu hỏi nhiều người còn băn khoăn.
Ngộ độc thức ăn gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn. Các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, sốt, co thắt bụng có thể bắt đầu sau vài giờ thậm chí nhiều tuần sau khi bạn ăn phải thực phẩm nhiễm bẩn. Trong nhiều trường hợp, độc tố hay vi khuẩn do thực phẩm được chế biến, bảo quản hoặc xử lý không đúng cách.
Hầu hết người bị ngộ độc thực phẩm sẽ khỏi trong vài ngày sau khi thức ăn bị đào thải ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi đặc biệt cần chú ý tránh bị ngộ độc thực phẩm vì có khả năng dẫn đến tổn thương không thể chữa khỏi. Việc phục hồi sau khi bị ngộ độc thực phẩm một cách nhanh chóng có thể giúp bạn giảm cảm giác khó chịu và sớm phục hồi sức khỏe.
Có nên uống sữa khi bị ngộ độc thức ăn?
Sữa là một trong những thực phẩm có nhiều lợi khuẩn, sữa giúp bổ sung thêm lượng enzyme tiêu hóa cần thiết cũng như diệt trừ một số loại vi khuẩn có hại có trong dạ dày. Thành phần dưỡng chất của sữa cũng rất đa dạng và phong phú, hơn nữa sữa cũng là một loại đồ uống dễ uống nhờ có vị ngọt, tính mát.
Tuy nhiên ngay sau khi bị ngộ độc, cơ thể chưa hồi phục, dạ dày bị tổn thương, cơ thể tạm thời không dung nạp lactose (một chất có trong sữa) do đó nên tránh uống sữa trong thời gian này. Các bạn cần tránh sử dụng sữa kể cả các sản phẩm từ sữa như bơ, phô mai....Sau giai đoạn này, khi cơ thể đã hồi phục, bạn có thể uống thêm các loại sữa, đặc biệt là sữa chua để bổ sung số lượng lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Các lợi khuẩn trong sữa chua sẽ giúp ích cho việc tiêu hóa các loại thức ăn, chống chọi lại với các loại vi khuẩn có hại cho đường ruột, giúp con hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
Những thực phẩm bạn nên dùng khi bị ngộ độc thức ăn
Nôn và tiêu chảy không chỉ làm cơ thể mệt mỏi và suy yếu mà chúng còn làm mất nước và các chất điện giải quan trọng đối với cơ thể. Do vậy, nguyên tắc là phải bù đủ nước và các chất điện giải bằng các loại thức uống như:
Nước lọc, nước khoáng: Người bị ngộ độc thức ăn nên uống nhiều nước lọc hay nước khoáng sẽ giúp thanh lọc cơ thể khi bị nhiễm độc tố theo cơ chế hòa tan và đào thải ra ngoài qua đường mồ hôi và tiểu tiện.
Nước chanh: Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm chủ yếu là do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn chính vì vậy uống nước chanh để sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn là rất phù hợp bởi nước chanh có tính axit sẽ hạn chế và đẩy lùi quá trình sản sinh các hại khuẩn do độc tố của thức ăn gây ra. Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý không nên lạm dụng vì có thể gây đau dạ dày.
Nước gừng: Ngộ độc thường khiến cho cơ thể ta dễ bị buồn nôn, ợ nóng, mệt mỏi. Khi đó các bạn có thể uống trà gừng để làm dịu các triệu chứng đó và ngăn chặn vi khuẩn tấn công.
Nước hoa quả: Trái cây cung cấp cho cơ thể năng lượng và giàu vitamin. Do đó khi bị ngộ độc bạn nên sử dụng nước trái cây để bù nước và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Ăn cơm hoặc cháo trắng: Cơm gạo trắng là thức ăn hoàn hảo sau ngộ độc thực phẩm do không kích thích dạ dày và đủ năng lượng cho cơ thể.
Súp cà rốt: Súp cà rốt cung cấp năng lượng cho cơ thể và còn làm ổn định dạ dày. Các pectin có trong cà rốt cũng sẽ giúp hạn chế tình trạng tiêu chảy.
Những thực phẩm nên tránh khi bị ngộ độc thức ăn
Các thực phẩm gây kích thích, khó tiêu: Khi bị ngộ độc thực phẩm bạn nên tránh các loại thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ vì chúng sẽ khiến hệ tiêu hóa của bạn vốn đang bị thương tổn sau ngộ độc thực phẩm.của bạn phải hoạt động nhiều hơn. Ngoài ra bạn cần tránh tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ, thức ăn cứng, các loại thịt vì chúng khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn.
Rượu, bia, cà phê: Các loại đồ uống này không những chứa các chất kích thích làm cơ thể bạn khó chịu mà chúng còn không tốt khi bạn bị ngộ độc thực phẩm vì chứa các hợp chất lợi tiểu, có thể dẫn tới tình trạng mất nước nếu như đi tiểu quá nhiều.
Tốt nhất các bạn cần đảm bảo tránh ăn quá nhiều và không nên ăn các loại thức ăn quá đặc để cơ thể có thể chống lại độc tố hoặc vi khuẩn đặc biệt trong 1- 2 ngày đầu tiên sau khi bị ngộ độc. Ngoài ra trong thời gian này các bạn cũng nên nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm quá sức để cơ thể có thể hồi phục nhanh nhất.
Các bạn hãy nhớ những loại thực phẩm nào nên và không nên sử dụng khi bị ngộ độc và nên tuân thủ để có thể hồi phục sức khỏe một cách nhanh nhất. Đặc biệt các bạn nên chú ý, sau khi bị ngộ độc các bạn tuyệt đối không nên uống sữa và các chế phẩm từ sữa vì lúc này cơ thể bạn sẽ từ chối dung nạp các chất này.
Xem thêm:
- 6 cách giải độc đơn giản khi bị ngộ độc thực phẩm
- Cách sơ cứu người bị ngộ độc thuốc trừ sâu
- Cách xử lý ngộ độc thực phẩm nhẹ bạn nên biết