Có nên tiêm vắc xin sởi đối với người đã từng mắc sởi?

Virus sởi có tính lây lan rất mạnh và có thể gây biến chứng nghiêm trọng như mù mắt, viêm phổi, viêm não, thậm chí dẫn đến tử vong. Tiêm vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa nhiễm virus sởi. Vậy đối với những người đã từng mắc sởi, có nên tiêm vắc xin? Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Có nên tiêm vắc xin sởi đối với người đã từng mắc sởi? Có nên tiêm vắc xin sởi đối với người đã từng mắc sởi?

Virus sởi có tính lây lan rất mạnh và có thể gây biến chứng nghiêm trọng như mù mắt, viêm phổi, viêm não, thậm chí dẫn đến tử vong. Tiêm vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa nhiễm virus sởi. Vậy đối với những người đã từng mắc sởi, có nên tiêm vắc xin? Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Tại sao phải tiêm vắc xin phòng bệnh sởi?

Bệnh sởi gây nhiều biến chứng nguy hiểm mà hiện nay chưa có thuốc hay phương pháp điều trị đặc hiệu nào. Vì vậy, tiêm vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất để bảo vệ mạng sống trước căn bệnh nguy hiểm này.

  • Virus sởi rất dễ lây lan trong không khí, mạnh nhất trong giai đoạn tiền triệu, khi mà người bệnh còn chưa phát hiện mình bị nhiễm sởi, do đó không có biện pháp phòng ngừa.
  • Các biến chứng nghiêm trọng nhất thường là: viêm loét giác mạc dẫn đến mù mắt, viêm não (nhiễm trùng gây áp xe não), tiêu chảy cấp tính gây mất nước không có khả năng bù, viêm tai giữa dẫn đến nhiễm trùng tai, nhiễm trùng hô hấp nặng. Các biến chứng này thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và thanh niên trên 20 tuổi. Phụ nữ mắc sởi khi mang thai có thể sảy thai hoặc sinh non.
vicare.vn-co-nen-tiem-vac-xin-soi-doi-voi-nguoi-da-tung-mac-soi-body-1
Bệnh sởi gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Nghiên cứu và báo cáo dịch tễ cho thấy việc tiêm vắc xin phòng bệnh sởi giúp giảm tới 95 - 99% các trường hợp mắc sởi so với thời kỳ chưa có vắc xin phòng ngừa. Sau khi tiêm vào cơ thể, vắc xin sẽ kích thích hệ thống miễn dịch tạo kháng thể tương ứng với virus sởi. Người được tiêm phòng vắc xin sởi đầy đủ sẽ có được miễn dịch bền vững suốt đời với bệnh sởi.

Vắc xin sởi còn có tác dụng phòng bệnh nếu tiêm trong vòng 72 giờ kể từ khi tiếp xúc với virus. Tiêm vắc xin trong vòng 6 ngày kể từ khi tiếp xúc còn có thể đề phòng các biến chứng nặng của bệnh sởi.

Xét nghiệm nào giúp chẩn đoán xác định bệnh sởi?

Phương pháp hay dùng nhất là xét nghiệm tìm kháng thể IgM kháng sởi trong huyết thanh bằng kỹ thuật ELISA, do dễ thực hiện và tính đặc hiệu cao. Lấy máu bệnh nhân sau phát ban 1 ngày cho tỷ lệ dương tính khoảng 70%, sau 4 ngày là 100%. Do vậy, mẫu máu được lấy một lần, trong khoảng ngày thứ 4 - 28 sau phát ban.

Kỹ thuật ELISA cũng có thể phát hiện kháng thể IgG kháng sởi trong huyết thanh. Để phát hiện kháng thể IgG, cần lấy máu 2 lần: mẫu máu thứ nhất lấy ngay sau khi phát ban, mẫu máu thứ hai lấy cách mẫu máu thứ nhất ít nhất 1 tuần. Kết quả được xác nhận dương tính khi hiệu giá kháng thể mẫu máu thứ hai cao hơn máu thứ nhất từ 4 lần trở lên.

Ngoài ra, còn có kỹ thuật RT - PCR phát hiện ARN virus hoặc phân lập virus với mẫu bệnh phẩm lấy từ dịch mũi, họng, hoặc nước tiểu. Những xét nghiệm này thường chỉ sử dụng trong các nghiên cứu.

vicare.vn-co-nen-tiem-vac-xin-soi-doi-voi-nguoi-da-tung-mac-soi-body-2
Xét nghiệm tìm kháng thể IgM kháng sởi trong huyết thanh

Có nên tiêm vắc xin sởi đối với người đã từng mắc sởi?

Chúng ta đều biết lịch trình tiêm chủng vắc xin sởi ở Việt Nam là mũi thứ nhất cho trẻ từ 9 tháng tuổi và mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất ít nhất 1 tháng (nhưng thường khi trẻ 18 tháng), áp dụng cho trẻ không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang nhưng chưa được tiêm vắc xin. Ngoài ra, thanh niên chưa từng mắc sởi hay tiêm vắc xin khi còn nhỏ cũng có nguy cơ nhiễm bệnh và cần được bảo vệ bằng vắc xin. Điều này đã quá rõ ràng.

Bên cạnh đó, có một câu hỏi mà có lẽ nhiều người đã từng thắc mắc. Đó là: Có nên tiêm vắc xin đối với người đã từng mắc bệnh sởi hay không?

Để trả lời được câu hỏi này, bác sĩ cần biết kết quả xét nghiệm tìm kháng thể IgM kháng sởi trong huyết thanh của bệnh nhân. Trong trường hợp bệnh nhân chưa được làm xét nghiệm này lần nào, bác sĩ sẽ chỉ định lấy mẫu bệnh phẩm từ máu của bệnh nhân rồi gửi đi làm xét nghiệm.

Những trường hợp xét nghiệm huyết thanh tìm IgM kháng sởi có kết quả dương tính thì không cần tiêm vắc xin sởi.

Những trường hợp đã từng nghi ngờ mắc sởi trước đây nhưng không được chẩn đoán xác định bệnh sởi thì vẫn cần tiêm vắc xin. Những trường hợp sau đây được gọi là nghi ngờ nhiễm sởi: người có các triệu chứng của bệnh sởi (phát ban, sốt, ho, chảy nước mũi, viêm kết mạc mắt), tuy nhiên vì lý do nào đó không lấy được mẫu bệnh phẩm (hoặc mẫu bệnh phẩm không đúng quy định), ngoài ra không có liên hệ dịch tễ (vùng không có dịch, xung quanh không có ai mắc sởi).

vicare.vn-co-nen-tiem-vac-xin-soi-doi-voi-nguoi-da-tung-mac-soi-body-3
Có nên tiêm vắc xin sởi đối với người đã từng mắc sởi?

Bệnh sởi là căn bệnh có thể phòng ngừa nhưng cũng có nguy cơ gây tử vong. Vì vậy, kể cả khi bạn đã từng mắc bệnh sởi hay nghi ngờ mắc sởi, thì hãy luôn đảm bảo sức khỏe của mình tốt nhất và tham khảo ý kiến bác sĩ khi có băn khoăn, thắc mắc hay khi thấy những triệu chứng bất thường.

Xem thêm:

  • Những lưu ý dành cho các bà mẹ khi tiêm vắc xin Sởi - Rubella
  • Những ai cần tiêm mũi thứ hai vắc xin sởi?