Có nên tắm lá vối cho trẻ để trị hăm da, mẩn ngứa hay không?
Lá vối là loại lá thông dụng và rất dễ kiếm, ngoài công dụng tạo ra loại nước uống thanh mát, giải độc, lá vối còn được các mẹ truyền tai nhau về công dụng trị hăm da, mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh. Vậy có nên tắm lá vối cho trẻ hay không? Tắm lá vối có tác dụng gì? Cách tắm lá vối cho trẻ sơ sinh ra sao? Cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Có nên tắm lá vối cho trẻ để trị hăm da, mẩn ngứa hay không?
1. Lá vối có tốt không?
Từ lâu trong dân gian, lá vối đã là một nguyên liệu được sử dụng để điều trị các bệnh cho trẻ sơ sinh như: mẩn ngứa, hăm da, mề đay, sưng tấy da hay chốc đầu.
Trông Đông y, lá vối cũng mang nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như: hỗ trợ điều trị bệnh Gout, tiểu đường, mỡ máu... Phụ nữ uống nước vối còn giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi sữa...
Nước lá vối có tính mát, vị hơi chát là không độc. Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, trong lá vối có chứa kháng sinh tự nhiên, có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, do đó có thể điều trị hăm da ở trẻ em.
2. Có nên tắm lá vối cho trẻ hay không? Tắm lá vối có tác dụng gì?
Lá vối có khả năng tiêu độc, điều trị các bệnh mẩn ngứa, nổi đỏ.
Nụ vối và lá vối có chứa kháng sinh tự nhiên giúp diệt vi khuẩn, cải thiện bệnh hăm da của trẻ sơ sinh.
Y học hiện đại còn phát hiện ra, nụ vối có chứa chất chát, tanin và tinh dầu giúp kháng khuẩn, bảo vệ niêm mạc da tổn thương.
Chính vì vậy, mẹ hoàn toàn có thể tắm lá nước vối cho trẻ sơ sinh để điều trị hăm da, ghẻ lở hay mụn nhọt...
3. Cách tắm lá vối cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả
Tắm lá vối cho trẻ sơ sinh là rất tốt và có thể điều trị nhiều bệnh ngoài da cho bé. Vậy tắm lá vối cho con như thế nào là đúng cách? Mẹ có thể sử dụng lá vối tươi hoặc phơi khô để tắm cho bé. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất thì mẹ nên sử dụng lá vối còn xanh và thực hiện theo các bước sau:
- Đầu tiên, mẹ đem lá vối đi rửa sạch và ngâm với nước muối. Làm điều này với mục đích là loại bỏ tối đa được các chất bẩn và vi khuẩn còn bám trên lá vối để tránh gây ra các kích ứng không mong muốn cho trẻ. Tiếp theo, mẹ cho lá vối vào nồi nấu nước.
- Bạn hãy tắm cho bé bằng sữa tắm trước. Đồng thời, lúc này mẹ hãy pha loãng nước vối và chờ cho nước nguội bớt, khi chỉ còn hơi ấm thì tắm cho bé.
- Sử dụng một chiếc khăn mềm để lau sạch người cho trẻ. Sau đó, sử dụng một chiếc khăn khác để lau vùng da bị hăm ( vùng mông, háng, bẹn...). Thực hiện nhẹ nhàng, không chà xát quá mạnh để tránh gây ra các tổn thương cho làn da của bé.
- Cuối cùng, mẹ tắm lại cho bé bằng nước ấm sạch và lau khô người.
- Áp dụng phương pháp tắm này khoảng 2-3 lần/ tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
4. Các lưu ý khi tắm lá vối cho trẻ
Sử dụng nước lá vối để tắm cho trẻ có thể giúp điều trị các bệnh lý về da của bé một cách an toàn. Trong quá trình tắm nước lá vối cho con, mẹ cần lưu ý những điều sau đây:
- Vệ sinh sạch sẽ da bé trước khi tắm nước lá để làm sạch bụi bẩn, trứng côn trùng hay lông tơ còn dính trên bề mặt da.
- Lựa chọn lá vối an toàn để tắm cho con. Cây vối không phải là loại cây có giá trị nông nghiệp, do đó thông thường cây vối sẽ không bị phun thuốc trừ sâu hay kích thích. Tuy nhiên, khi lựa chọn lá vối, mẹ cũng cần lưu ý lựa chọn những cây vối ở nơi xa cánh đồng hay nguồn ô nhiễm, chọn những lá vối không bị sâu bệnh.
- Không nên nấu nước vối quá đậm đặc vì lượng tinh dầu nhiều có thể gây ra viêm da, dị ứng da cho trẻ sơ sinh.
- Mẹ không thêm bất kỳ nguyên liệu nào vào nước nấu vối như: chanh, muối... vì điều này có thể làm cho bé bị xót, ngứa...
- Nước lá vối tắm cho trẻ cần giữ được độ ấm vừa phải, không quá lạnh. Nước lạnh quá có thể gây tắc lỗ chân lông trên da bé, khiến da bị rôm sảy nhiều hơn.
- Sau khi tắm, mẹ có thể dùng phấn rôm để bôi vào vùng da bị ham của bé, giúp giảm ngứa ngáy và khó chịu cho trẻ.
- Chỉ được tắm lá vối cho trẻ sơ sinh đã bị rụng rốn.
- Chỉ tắm lá vối cho trẻ ham da nhưng da vẫn còn lành. Đối với các trường hợp da đã có dấu hiệu mưng mủ, sưng tấy, viêm hay trầy xước thì mẹ không nên tắm nước lá vối cho con, vì có thể làm tăng nguy cơ gây nhiễm trùng da.
- Giữ vệ sinh cho bé tốt, cho bé mặc quần áo thông thoáng, thay bỉm thường xuyên để tránh bị rôm sảy hay hăm da.
- Cho trẻ bú mẹ thường xuyên và đầy đủ để tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa sự tấn công của các vi khuẩn có hại.
Qua bài viết trên đây, hy vọng mẹ đã có thêm thông tin về việc tắm lá vối cho trẻ có tác dụng gì? Hay có nên tắm lá vối cho trẻ hay không? Lá vối có thể mang lại những tác dụng tốt đến cho làn da của bé cũng như sức khỏe của mẹ, vì vậy hãy sử dụng lá vối đúng cách để chúng phát huy được tối đa tác dụng. Chúc mẹ và bé thật nhiều sức khỏe.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn cực nhanh và an toàn
- Vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh đúng cách
- Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da