Có nên tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh không?

Ngải cứu từ lâu đã được biết đến là một loại rau quen thuộc thường được dùng nhiều trong các món ăn. Không chỉ có vậy, ngải cứu còn có khả năng chữa bệnh rất hiệu quả. Nhiều mẹ đã truyền tai nhau rằng tắm lá ngải cứu có thể chữa được một số bệnh cảm cúm, ho,... cho trẻ sơ sinh. Vậy có nên tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm ra câu trả lời.

Có nên tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh không? Có nên tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh không?

Công dụng tuyệt vời của lá ngải cứu

Ngải cứu còn được gọi là ngải diệp hay thuốc cứu, là loại cây cỏ sống lâu năm, thân có rãnh dọc. Đặc điểm của loại cây này là 2 mặt lá có màu khác nhau, lá mọc so le, không cuống. Mặt trên lá nhẵn, màu lục sẫm, mặt dưới có màu trắng tro, có nhiều lông nhỏ. Ngải cứu mọc hoang ở nhiều nơi, thường được trồng quanh nhà để chế biến thành các món ăn hàng ngày.

Theo Đông y, lá ngải cứu có mùi hơi hăng, cay ấm, vị đắng, có thể được dùng để chữa nhiều chứng bệnh hiệu quả. Theo y học hiện đại, trong ngải cứu có chứa rất nhiều các vitamin như vitamin B, vitamin C, axit malic, glucose,... có tác dụng chống nhiễm khuẩn, kháng virus phổ rộng và có khả năng gây ức chế và giết chết các vi khuẩn, virus có hại, rất tốt trong việc điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Có nên tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh không?

Ngải cứu có khả năng chống nhiễm khuẩn và kháng virus hiệu quả nên có thể được sử dụng để chữa một số bệnh liên quan đến đường hô hấp. Vậy có nên tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh không?

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh là đối tượng thường xuyên mắc các bệnh về đường hô hấp do sức đề kháng vẫn còn yếu. Tắm lá ngải cứu cho trẻ có tác dụng rất tốt trong việc làm ấm cơ thể, trị ho, sốt, sổ mũi, ngạt mũi cho trẻ. Khi tắm lá ngải cứu cho trẻ bị sốt phát ban, vi khuẩn sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt, giúp làm dịu da, giảm đau, các nốt mẩn đỏ cũng giảm dần. Ngoài ra, tắm bằng nước lá ngải cứu còn có thể trị được rôm, sảy, mẩn ngứa, giúp da trẻ mịn màng, trắng trẻo hơn.

vicare.vn-chuom-muoi-ngai-cuu-co-tac-dung-gi-body-1

Mẹ có thể tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh để điều trị các bệnh ho, sốt,.... Đây là bài thuốc dân gian được các mẹ truyền tai nhau và đã được nhiều phụ huynh áp dụng thành công.

Cách tắm nước lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh:

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá ngải cứu
  • 5 lít nước

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lá ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi nước nấu lên thật sôi đến khi ngải cứu tiết ra nước màu xanh vàng là được.
  • Bước 2: Lấy nước lá ngải cứu pha với nước nguội sao cho nhiệt độ vừa đủ ấm khoảng 35 độ C, cho thêm một chút muối để làm nước tắm cho trẻ.
  • Bước 3: Cắt sạch móng tay, móng chân cho trẻ trước khi tắm. Dùng khăn nhúng ướt vắt nước rồi lau lên người cho trẻ. Với trẻ sơ sinh quá nhỏ thì nên chuẩn bị xà phòng tắm. Chú ý tắm thật kỹ các phần bẹn và nếp gấp để chống hăm cho trẻ.
  • Bước 4: Sau khi đã tắm lá ngải cứu xong, mẹ dùng nước ấm sạch tắm lại một lần nữa cho trẻ. Sau đó, lau thật khô người và mặc quần áo.
vicare.vn-cach-lam-nuoc-muop-dang-tam-cho-tre-so-sinh-hieu-qua

Những lưu ý khi tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh

  • Ngải cứu thường mọc ở môi trường ẩm thấp, nhiều nước, do đó có thể chứa vi khuẩn gây bệnh nên mẹ cần phải rửa thật sạch trước khi dùng làm nước tắm cho trẻ.
  • Phương pháp tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh chỉ nên áp dụng khi trẻ bị sốt phát ban, mẩn ngứa, rôm, sảy. Nếu da trẻ bình thường thì không cần thực hiện.
  • Da của trẻ thường nhạy cảm, dễ bị kích ứng. Do đó, trước khi tắm lá ngải cứu, mẹ nên thử phản ứng trên da trẻ bằng cách bôi một ít nước tắm lên da trẻ, đợi khoảng 3 tiếng. Nếu không thấy có hiện tượng gì xảy ra thì mẹ có thể yên tâm tắm cho trẻ như bình thường.
  • Trong trường hợp da trẻ bị mưng mủ, trầy xước, sưng tấy,.... mẹ không nên tắm nước lá ngải cứu do lúc này da trẻ đã mất đi lớp màng bảo vệ, có thể khiến cho một số loại vi khuẩn trong lá xâm nhập vào bên trong cơ thể trẻ, gây nhiễm khuẩn.
  • Trước khi tắm bằng nước lá ngải cứu, mẹ nên tắm sơ cho trẻ bằng nước ấm để loại bỏ những bụi bẩn và chất nhờn trên da. Sau khi tắm lá xong mẹ cũng cần tắm tráng cho trẻ bằng nước ấm một lần nữa để loại bỏ những cặn lá còn sót lại trên da bé.
  • Không nên quá lạm dụng tắm nước lá ngải cứu cho trẻ, chỉ nên thực hiện khi trẻ mắc bệnh và thực hiện 2 - 3 lần/tuần.

Như vậy, thắc mắc có nên tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh không đã được thắc mắc. Câu trả lời là có, bởi tắm ngải cứu rất tốt cho hệ hô hấp và da của trẻ. Tuy nhiên, không nên tắm cho trẻ khi da trẻ bị mưng mủ hay trầy xước

Xem thêm :

  • Hướng dẫn tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách mẹ cần nên biết
  • Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh cực chuẩn
  • Các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh